Hóa giải bí ẩn nhiều thế kỷ về ‘ánh sáng hoàng đạo’
Nhà tiên tri Mohammed đã mô tả về nó, nhà thiên văn học Cassini nghiên cứu nó vào thế kỷ 17, nhưng mãi đến ngày nay các chuyên gia Mỹ mới thành công trong việc hóa giải bí ẩn về hiện tượng “ánh sáng hoàng đạo”.
Hiện tượng ánh sáng hoàng đạo STARRYEARTH
Hiện tượng “ánh sáng hoàng đạo”, hay còn gọi là “bình minh giả”, là một dải ánh sáng xuất hiện ngay sau khi mặt trời lặn hoặc chuẩn bị ló dạng.
Ở Bắc Bán Cầu, “ánh sáng hoàng đạo” hiện ra rõ ràng nhất vào tháng 3 và tháng 4. Đối với những người ở Nam Bán Cầu, họ phải đợi đến cuối mùa hè mới quan sát được, vào thời điểm ngay sau khi mặt trời khuất bóng và trước khi mặt trời mọc.
Video đang HOT
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng hiện tượng này xảy ra do bụi không gian đến từ các tiểu hành tinh và sao chổi, và được phản xạ ánh sáng của Mặt trời. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Đan Mạch trong lúc phân tích dữ liệu của tàu du hành Juno thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện nguồn gốc của bụi không gian đầy bí ẩn: Nó đến từ sao Hỏa.
Đội ngũ chuyên gia của Đại học Kỹ thuật Đan Mạch đã thiết kế và lắp đặt 4 camera phục vụ cho việc dẫn đường tàu Juno trong cuộc hành trình đến sao Mộc vào tháng 8.2011.
Con tàu đang ở trên quỹ đạo sao Mộc từ năm 2016.
Trong quá trình di chuyển đến hành tinh khí khổng lồ, tàu du hành của Mỹ đã đi qua một cơn bão bụi. Thế nhưng, phải đến gần đây nhóm chuyên gia mới phát hiện sau khi phân tích các dữ liệu liên quan.
Giáo sư John Leif Jorgensen, đồng tác giả của báo cáo đăng trên chuyên san Geophysical Research , mô tả sự ập đến của nhiều vật thể nhỏ xíu, giống như thể có người giũ một tấm trải bàn chứa đầy những mảnh vụn bánh mì ra ngoài cửa sổ. Nhóm của ông đã đếm được ít nhất 23.000 hạt nhỏ trong quá trình rà soát dữ liệu của con tàu.
Sau khi tính toán đường đi của bão bụi, họ phát hiện đám bụi xuất phát từ hành tinh đỏ và chúng phải trải qua một chặng đường dài trước khi đến Trái đất.
Phát hiện hành tinh bí ẩn, giống sao Mộc nhưng lại không có mây
Các nhà thiên văn học của Trung tâm Harvard-Smithsonian về Vật lý học thiên thể (Mỹ) vừa phát hiện một hành tinh giống sao Mộc nhưng khí quyển hoàn toàn không có mây hoặc sương mù.
Mô phỏng "sao Mộc nóng" CFA
"Gã khổng lồ khí", có tên WASP-62b, lần đầu tiên lọt vào tầm quan sát của các chuyên gia Trái đất từ năm 2012, thông qua dự án khảo sát WASP của một đội ngũ các nhà nghiên cứu quốc tế. Tuy nhiên, khí quyển của nó chưa từng được nghiên cứu cặn kẽ, cho đến nay.
Khổng lồ khí là nhóm các hành tinh có phần lớn cấu tạo từ khí, như sao Thổ và sao Mộc của hệ mặt trời chúng ta.
Theo thông cáo báo chí của Trung tâm Harvard-Smithsonian về Vật lý học thiên thể, WASP-62b nằm cách Trái đất khoảng 575 năm ánh sáng, và có khối lượng bằng phân nửa sao Mộc.
Trong khi sao Mộc mất gần 12 năm để hoàn tất vòng quay quanh mặt trời, WASP-62b chỉ cần 4 ngày rưỡi để xoay quanh sao trung tâm. Khoảng cách quá gần với sao trung tâm đồng nghĩa với thực tế bề mặt hành tinh này cực nóng, nên được gọi là "sao Mộc nóng", theo báo cáo trên chuyên san Astrophysical Journal Letters.
Điểm đặc biệt hơn cả là hành tinh này không có mây. Đây là lần thứ hai các nhà thiên văn học Trái đất phát hiện một hành tinh không mây, nhưng lần đầu tiên lại là một hành tinh thuộc dạng khác, được gọi là "sao Thổ nóng" và có tên WASP-96b.
Những hành tinh không mây khá hiếm trong vũ trụ. Giới nghiên cứu ước tính chỉ có không đến 7% số hành tinh sở hữu khí quyển trong suốt.
Các chuyên gia hy vọng kính thiên văn không gian James Webb một khi được phóng lên quỹ đạo có thể cho phép nghiên cứu chi tiết hơn về hành tinh trên, chẳng hạn như WASP-62b hình thành như thế nào, liệu nó có khác những hành tinh mây hay không.
Phát hiện các thiên hà khổng lồ nhưng khó quan sát được trong vũ trụ Vũ trụ của chúng ta có lẽ chứa đầy những thiên hà khổng lồ, sau khi các nhà thiên văn học phát hiện 2 thiên hà vô tuyến đang chứa chấp một số vật thể lớn nhất từng được biết đến trong vũ trụ, Hai thiên hà vô tuyến khổng lồ dưới ống kính của MeerKAT Theo báo cáo đăng trên chuyên san...