Hoa gạo đỏ rực trên đường lên núi Bà Đen
Trên những nhánh cây khô khốc, hoa gạo đỏ thắm ở cung Đá Trắng giúp người leo núi xua bớt mệt mỏi.
Cuối tháng 3, thời khắc giao mùa xuân – hè cũng là lúc mà những đám hoa gạo khoe sắc rực rỡ nhất.
Không chỉ là sắc hoa đặc trưng cho vùng nông thôn Bắc Bộ, sắc đỏ ấy còn là nét chấm phá đầy yêu kiều cho cảnh sắc núi non hùng vĩ trên đỉnh Bà Đen (Tây Ninh).
Ngoài Ống Nươc, Côt Điên, Ma Thiên Lanh, Nui Phung.., Đa Trăng cũng là một trong những cung đường được dân phượt chọn để chinh phục núi Bà Đen. Đây là cung đường mới, khó, khắc nghiệt… nên ít được lựa chọn.
Hoa gạo điểm sắc thắm trên cung đá xếp chồng.
Video đang HOT
Trên những nhánh cây khô khốc, hoa gạo đỏ thắm ở cung Đá Trắng giúp người leo núi xua bớt mệt mỏi.
Cảnh sắc tuyệt đẹp của núi rừng, của hoa gạo… khiến cho đoàn phượt mê mẩn đến quên đường về.
Ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ.
Ngoài những đốm hoa gạo đỏ thắm, ở Đá Trắng mùa này còn có bông gòn trắng muốt.
Quả bông gòn nứt ra để lộ sợi bông bên trong.
Ngoài những dốc đá sâu hun hút, lớp đá chồng chéo, Đá Trắng còn một dốc đá dài khoảng 700 m, phẳng, nhẵn và dốc.
Để có thể chinh phục cung này, bạn cần được trang bị các kỹ năng leo núi, đu dây, leo vách núi, nhảy đá… và phải có người dẫn đường.
Theo Zing
Những ngọn núi thách thức phượt thủ Việt
Không là phượt thủ để chinh phục những ngọn núi vắng dấu chân người, song Fansipan, Langbiang... cũng khiến chuyến du lịch của bạn thêm lý thú.
Không chỉ cao nhất Việt Nam, Fansipan còn được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương. Độ cao, những thử thách trên đường khiến ngọn núi này trở thành điểm đến yêu thích của phượt thủ và du khách. Hành trình chinh phục này kéo dài khoảng 2 ngày, gồm lên và xuống núi, ngủ qua đêm. Lưu ý: không bao giờ rời nhóm và luôn có người hướng dẫn đi kèm. Ảnh: Sapaponoramahotel.
Đỉnh thiêng Yên Tử thuộc TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Có hai cách chinh phục ngọn núi này là hoàn toàn bằng đường bộ, hoặc đi cáp treo. Phương án nào cũng mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị, như uống nước trong khe núi, lao vào màn sương, bò trên dốc đá... Ảnh: Flick.
Langbiang, cao nguyên tuyệt đẹp của Lâm Đồng mời gợi du khách với không khí mát lạnh, sương mù lãng đãng, hay vị ngon của xiên nướng nóng hổi. Trái ngược với vẻ nhộn nhịp, tất bật của đỉnh thấp, đỉnh thứ hai (cao nhất) của Langbiang còn hoang sơ với bụi cây thấp, cũng như không có bất kỳ cơ sở hạ tầng nào. Ảnh: Pinoymountaineer.com.
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất (986 m) Nam Bộ. Núi thuộc thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Ngoài là một trong những điểm hành hương nổi tiếng nhất miền Nam, ngọn núi này cũng là điểm đến yêu thích của người thích leo núi. Điểm nổi bật của hành trình chinh phục núi Bà Đen là những màn đu cây, len lỏi trong rừng, hay rạp người trên các vách đá... Ảnh: Panoramio.
Núi Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai của Đông Nam Bộ, tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Không được xếp vào top những ngọn núi cheo leo, nguy hiểm, nhưng đường lên núi gần như không có. Các nhóm trekking phải phát cây, vượt cỏ mà đi. Đôi lúc, nếu không cẩn thận, bạn sẽ loanh quanh mãi một chỗ. Bù lại, đỉnh núi Chứa Chan hiện ra đẹp như miền cổ tích. Trong ảnh là thuyền Bát Nhã trên núi Chứa Chan. Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn.
Núi Bà Rá cao thứ 3 ở Nam Bộ, thuộc phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Người S'Tiêng gọi ngọn núi này là Bơnom Brah, nghĩa là Ngọn núi Thần. Tuy không cao như các ngọn núi khác, độ dốc cầu thang khá cao, dễ mất sức nên thời gian chinh phục cũng dài hơn. Ảnh: Thăng Cò.
Theo Zing
5 công trình tâm linh nổi tiếng ở độ cao 'khủng' nhất VN Chùa Đồng, tượng chúa Kito, chùa Linh Ứng, tượng Phật Thích Ca, chùa Linh Sơn Tiên Thạch là những công trình tâm linh nổi tiếng nằm trong danh sách này. Tượng Chúa Kitô (Bà Rịa - Vũng Tàu) Công trình nằm trên đỉnh núi Tao Phùng (Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), ở độ cao 176m so với mực nước biển,...