Hoa gạo
Tháng 4 về mong manh trong cái rét nàng Bân, phảng phất cái oi ả của một mùa hè sắp tới. Giao mùa đấy nhỉ!
Nguyễn Phương
Giữa cái ranh giới, người ta thường man mác một cảm giác khó gọi thành tên…
Tháng 4, hoa gạo “đốt cháy” một góc trời, cành lơ thơ lá nhưng bừng lên niềm kiêu hãnh. Yêu loài hoa này ngay từ sự gần gũi ở cái cách gọi tên không mỹ miều, đơn giản chỉ là hoa gạo. Có lẽ vì thế, nó chỉ lớn lên ở những vùng quê, “chung thủy” đến lạ!
Cây gạo vẫn sừng sững đầu làng, lặng lẽ nhưng không đơn độc. Không biết cây có từ bao giờ, chỉ biết tuổi thơ của bà, của mẹ, của con gặp nhau ở những mùa gạo nở, nhặt lấy, nâng niu, giữ gìn… Cây đứng đó, lặng im chứng kiến những đổi thay của một vùng quê nghèo, bình lặng.
Nhà cửa vẫn mọc lên san sát, hiện đại nhưng cây vẫn giữ vẻ cổ kính, trầm tư. Đôi khi muốn tìm một chút tĩnh lặng giữa những ồn ào, những xô bồ của cuộc sống, chạy ùa về gốc gạo, ngửa mặt lên nhìn những cánh tay khẳng khiu đâm vào trời xanh, lòng bình yên đến lạ…
Cây đứng đó như một biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh, thách thức với thời gian, với nắng mưa, bão bùng…
Cây đứng đó như một biểu tượng của cổng làng. Buồn đến nao lòng khi một ai đó trong làng đi vào cõi hư vô, người ra đi sẽ được dừng lại giây phút ở đây để “chào làng”, tạm biệt dương gian. Giây phút chứng kiến sự chia ly rõ ràng nhất, sự mất mát hụt hẫng nhất, buồn mênh mang…
Video đang HOT
Với người đi xa về thì cây càng trở nên đặc biệt. Cây vẫn sừng sững lại trỗi dậy một cảm giác yên ổn, là niềm vui về làng mình, về nhà mình vội vã trào dâng… một cảm giác bâng khuâng, không kìm nén để được ôm trọn miền ký ức trong lòng. Cây đã trở nên gần gũi, thân thương như thế.
Cây đứng đó như một biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh, thách thức với thời gian, với nắng mưa, bão bùng… len lỏi vào đất để vững vàng giữa mưa gió nghiệt ngã, lặng lẽ nhưng bền bỉ. Cây xù xì xấu xí nhưng lại bừng lên ở mỗi nụ hoa. Cành khẳng khiu nhưng lan tỏa mạnh mẽ, ôm trọn lấy một vùng trời, vùng đất, ôm trọn những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ. Có lẽ vì thế khi yếu lòng lại tìm về đây để học lấy cái đức mạnh mẽ nhưng rất đỗi khiêm nhường ấy. Bình yên lạ…
Đâu đó, lẫn trong các em bé gom niềm vui từ những bông gạo, có cô gái nào cũng khẽ cúi mình tìm kiếm điều gì đó. Cô tìm gì mà mắt cô lấp lánh, miệng cô khẽ nở nụ cười thân thiện. Cô ngồi xuống nâng niu những bông gạo trong tay. Cô như trở về cái tuổi thơ trong veo của mình, cái thời con trẻ, vô ưu, vô lo. Cô ước giá như chẳng bao giờ phải lớn, cứ tha thẩn mỗi chiều bên gốc cây nhặt những bông gạo rụng, gom thành nỗi nhớ, kết thành niềm vui, yêu thương quá đỗi…
Rồi những đứa trẻ kia cũng lớn lên như cô, chúng cũng yêu những bông gạo như cô đã yêu, đang yêu và sẽ mãi yêu như vậy. Cô mỉm cười. Cô đang được đắm mình trong miền cổ tích. Bông gạo bừng lên niềm kiêu hãnh quanh cô, quyến luyến dưới chân cô.
Yêu lạ…
Theo Ngoisao
Bi kịch hôn nhân "môn đăng hộ đối"
Ngày nay, quan niệm "môn đăng hộ đối" vẫn còn ăn sâu trong tư tưởng của không ít gia đình. Điều này chính là thủ phạm gây ra sóng gió trong đời sống của nhiều đôi vợ chồng trẻ, những người vốn không cùng "đẳng cấp" về xuất thân, gia thế.
Đũa lệch
Đang giờ nghỉ trưa, mọi người xóm tôi bỗng bị dựng dậy bởi những tiếng la hét, tiếng khóc thét của con trẻ, tiếng loảng xoảng của nồi niêu xoong chảo phát ra từ ngôi nhà của cặp vợ chồng trẻ mới dọn đến.
Bà Lan, người thạo tin nhất xóm, chép miệng: "Rõ khổ, thằng Hồng lại đánh vợ nữa rồi! Mà vợ nó đâu có tội tình gì, chỉ tại thằng chồng và gia đình bên ngoại thôi". Bà Lan kể: Hồng vốn là con nhà nghèo nhưng lại không chịu lo học hành, lại thêm tật rượu chè bê tha, suốt ngày la cà chơi bời với mấy đứa hư cùng xóm.
Ấy thế mà Hồng cưa đổ được cô con gái độc nhất của bà chủ tiệm vàng. Đi lại với Hồng vài hôm thì cô này "dính chưởng" nên buộc phải cưới gấp. Khổ nỗi là cả hai chưa đến tuổi trưởng thành, không có vốn sống để ra đời tự lập nên thời gian đầu phải ở chung với gia đình bên vợ.
Được một thời gian, Hồng sinh tật, cuỗm của gia đình vợ gần 2 cây vàng đi chơi bài, bao gái và ăn nhậu với bạn bè. Gia đình vợ chịu không nổi liền từ mặt con gái, đuổi cả hai vợ chồng Hồng ra khỏi nhà và cấm cửa chàng rể vĩnh viễn. Hồng vì quá tức gia đình vợ nên đâm ra ghét luôn Trâm. Mỗi khi nhậu về, bất kể lý do, hễ thấy mặt vợ là anh ta thượng cẳng tay hạ cẳng chân!
Hãy chứng tỏ giá trị
Việc để xảy ra chuyện đáng tiếc có khả năng gây đổ vỡ hạnh phúc của những đôi vợ chồng trẻ trước hết là lỗi của các bậc làm cha làm mẹ. Đó là do họ quá trọng danh nên vô tình gây sóng gió cho hạnh phúc của con mình. Nhưng xét ở một góc độ nào đấy, những chàng rể "bị từ chối" cũng phải gánh một phần trách nhiệm.
Suy cho cùng, các cụ cũng chỉ có lỗi, là quá lo cho hạnh phúc cả đời của con mình mà thôi... (Ảnh minh họa)
Thay vì chọn giải pháp im lặng một thời gian, chờ cho phía vợ thật sự hạ hỏa và tìm cơ hội chứng tỏ giá trị của mình trong con mắt gia đình vợ thì họ lại chọn biện pháp đối đầu với phía gia đình vợ. Chỉ riêng việc nhờ ma men dẫn lối, về đày đọa vợ con thì không chấp nhận được.
Anh họ tôi, vốn là một nông dân, hồi trước khi cưới bà xã làm nghề dạy học cũng đã gặp không ít khó khăn chỉ vì quan niệm "môn đăng hộ đối". Lúc mới gặp mặt, bố mẹ vợ, vốn là giáo viên đã nghỉ hưu, chẳng ưa gì chàng rể đen thủi đen thui, chân tay thô kệch, ăn nói vụng về nên đưa ra đủ thử thách để chàng chùn bước, tự động rút lui.
Nhưng cuối cùng, bằng tấm lòng của mình, anh họ tôi đã thuyết phục được bố mẹ vợ cho phép con gái được cùng mình "kết tóc, xe duyên". Không chỉ đồng ý suông mà bố vợ còn hỗ trợ cả tiền cho chàng rể nghèo mua đất, xây nhà, tư vấn cả kế sinh nhai lâu dài thay vì suốt ngày chỉ biết "bám đít trâu".
Nhờ chí thú làm ăn và giỏi tính toán nên giờ đây, anh họ tôi đã trở thành một chủ cơ sở sản xuất nấm có tiếng làm ông bà già vợ mở mày mở mặt, đi đến đâu cũng nghe bà con lối xóm hết lời ca tụng.
Khi tôi hỏi bí quyết, anh cười cười: "Có gì đâu, quan trọng là mình phải kiên trì và chịu nhịn một chút. Chẳng lẽ người ta cực khổ cả đời nuôi vợ mình nên người mà bản thân mình là chồng lại không chịu được những lời nói nặng, nhẹ của bố mẹ vợ? Suy cho cùng, các cụ cũng chỉ có lỗi, là quá lo cho hạnh phúc cả đời của con mình mà thôi".
Anh kết luận: "Dù có nghèo đến đâu chăng nữa mình phải biết tự khẳng định bản lĩnh của người đàn ông chứ! Nếu làm được việc này thì mọi sự phức tạp sẽ được hóa giải theo hướng tốt đẹp!"
Theo Eva
Tình ảo qua đi, nỗi đau thật còn mãi Giờ này, phố phường đã yên tĩnh lắm rồi, trên mạng cũng không còn ai online đêm nữa. Hôm nay tròn sáu tháng em và anh không còn liên lạc nữa. Chính thức mà nói, em bị anh "đá" ở tuổi 19 ngọt ngào. Sáu tháng qua, tất cả chúng ta đã thay đổi thật nhiều, em cũng vậy cười nhiều hơn mỗi...