Hóa đơn tiền điện của mỗi hộ gia đình Nhật Bản sẽ được trợ cấp 7 yen/kWh
Để đối phó với tình trạng giá cả tăng cao và đồng yen yếu, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói giải pháp mới hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Người dân mua sắm tại một chợ ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, gói giải pháp mới đã được hai đảng trong liên minh cầm quyền gồm đảng Dân chủ tự do (LDP) và đảng Công minh nhất trí vào ngày 26/10. Theo đó, từ tháng 1/2023, hóa đơn tiền điện của mỗi hộ gia đình Nhật Bản sẽ được trợ cấp 7 yen/kWh, tức là giảm khoảng 20% giá thành. Đối với hóa đơn tiền điện phục vụ sản xuất, mỗi doanh nghiệp cũng được giảm 3,5 yen/kWh.
Ngoài ra, để giảm bớt khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, Chính phủ Nhật Bản cũng hỗ trợ 30 yen/m3 khí đốt cho mỗi hộ gia đình và mỗi doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, mức trợ giá cho các đầu mối bán buôn xăng dầu cũng tiếp tục được gia hạn đến cuối năm và có thể được điều chỉnh trong nửa đầu tài khóa 2023.
Gói giải pháp cũng đề xuất mức trợ cấp cho các gia đình có trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là 10.000 yen (khoảng 70 USD) để giảm gánh nặng kinh tế cho các gia đình từ lúc người vợ mang thai đến khi sinh và chăm sóc con nhỏ.
Phát biểu với báo giới chiều 26/10, Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết, gói giải pháp lần này của chính phủ sẽ tập trung hỗ trợ người dân và doanh nghiệp để ứng phó với tình hình giá nhiên liệu và giá điện tăng cao cũng như thúc đẩy phục hồi kinh tế trong giai đoạn hậu COVID-19 và đẩy nhanh quá trình hiện thực hóa “Chủ nghĩa tư bản mới”.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 21/10, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo trong tháng 9/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp chỉ số này tăng, nhưng là lần đầu tiên chạm ngưỡng 3% kể từ năm 2014, trong đó, giá điện tăng 21,5%, giá khí đốt tăng 25,5%.
Người dân châu Âu 'ngỡ ngàng' với hóa đơn tiền điện
Christian Hurtz, một nhà phát triển phần mềm 41 tuổi, sinh sống tại Cologne (Đức) đã ngỡ ngàng khi nhận được hóa đơn tiền điện ngay trước thềm Năm mới.
Con số trên hóa đơn cao gấp ba lần so với trước đây.
Đường dây tải điện ở Sloka, gần Riga, Latvia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Christian Hurtz chỉ là một trong số hàng triệu người châu Âu đang phải chứng kiến cảnh chi phí năng lượng tăng vọt trong bối cảnh các nhà cung cấp ngừng kinh doanh vì giá khí đốt tăng cao hoặc chuyển chi phí này sang cho khách hàng.
Việc chi tiêu nhiều hơn cho hệ thống sưởi, chiếu sáng hoặc chạy xe hơi đang ảnh hưởng đến "túi tiền" của nhiều hộ gia đình và làm lung lay kỳ vọng rằng sự bùng nổ kinh tế dựa vào người tiêu dùng sẽ diễn ra sau khi bị kìm nén nhu cầu trong đại dịch.
Trong năm 2020, các hộ gia đình ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã chi trung bình 1.200 euro cho điện và khí đốt.
Theo các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA), con số này dự kiến sẽ tăng lên 1.850 euro trong năm 2022, do căng thẳng địa chính trị đẩy giá khí đốt tự nhiên lên cao, khiến nguồn cung năng lượng từ các nguồn tái tạo không thể bù đắp được.
Trong tháng 12/2020, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng khoảng 4,2% vào năm 2022, nhờ tiêu dùng tư nhân tăng 5,9%.
Tuy nhiên, chi phí năng lượng cao hơn ảnh hưởng đến các hộ gia đình, cũng như tại các trạm xăng, khi giá dầu tăng gấp rưỡi và giá bán buôn khí đốt tự nhiên tăng gấp bốn lần trong một năm đang đặt ra sự nghi ngờ về những dự báo đó.
Theo ước tính của công ty phân tích ING, năng lượng chiếm hơn 6% nhu cầu tiêu dùng tư nhân ở Eurozone, nhưng con số này có thể tăng lên 8 - 10% do giá cả cao hơn, qua đó làm giảm chi tiêu cho các hàng hóa khác.
Theo công ty tư vấn Nomisma Energia, tại Italy, giá điện và khí đốt sẽ làm giảm 2,9% mức tiêu dùng của các hộ gia đình trong năm 2022 và khiến GDP giảm 1,1% nếu tỷ lệ này giữ gần mức giá hiện nay. Chủ tịch của Nomisma Energia, Davide Tabarelli, cho biết sức tiêu dùng yếu tại Italy luôn là một trong những trở ngại chính đối với tăng trưởng GDP mạnh hơn.
Tình hình tại Tây Ban Nha thậm chí còn nghiêm trọng hơn, khi các nhà kinh tế tại BBVA, công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia có trụ sở tại Bilbao, đưa ra mức dự báo tăng trưởng 1,4% cho năm 2022 hồi tháng 12/2021, dựa trên giá thị trường thấp hơn mức giá hiện tại.
Tại Đức, Viện RWI ước tính chi tiêu của người tiêu dùng có thể sẽ không vượt mức trước khủng hoảng một lần nữa cho đến quý II/2022 và cho biết giá cả tăng cao có thể ngăn cản mọi người mua sắm lớn.
Pháp có lẽ là một ngoại lệ khi chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron, người đang tìm cách tái tranh cử vào tháng 5/2022, đã giới hạn mức tăng giá điện ở mức 4%.
Các chính phủ khác cũng đang triển khai các biện pháp từ cắt giảm thuế năng lượng đến trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo hơn. Tuy nhiên, theo ước tính của BofA, những khoản này sẽ chỉ bù đắp được khoảng 25% trong số 54% số hóa đơn năng lượng tăng từ năm 2020.
Một số người đã bắt đầu thắt lưng buộc bụng.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới gần chạm mốc 360 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 26/1 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 359.968.382 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.636.697 ca tử vong. Số ca hồi phục là trên 285 triệu ca. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN Trong cập nhật tình hình COVID-19 hằng tuần, Tổ...