Họa do dùng băng vệ sinh không đúng cách
Băng vệ sinh là vật dụng không thể thiếu đối với phái nữ nhưng ít chị em hiểu rằng việc dùng băng vệ sinh không đúng cách lại vô tình khiến mình mắc nhiều bệnh.
Băng vệ sinh (BVS) là sản phẩm rất cần thiết với các bạn gái, giúp giữ sạch trang phục, tạo thuận tiện trong lao động và sinh hoạt thường ngày trong giai đoạn “đèn đỏ”.
Đầu tiên BVS được làm từ các loại chất liệu có tính thấm hút tự nhiên (vải, bông…), càng về sau, với sự phát triển của công nghệ hóa học, người ta tìm ra nhiều loại chất liệu có tính thấm hút tốt hơn. Hình dáng của sản phẩm cũng thay đổi nhằm tạo độ ổn định (không bị biến dạng), độ bám dính (không bị di lệch), tạo sự nhẹ nhàng và thoải mái trong vận động. Ngoài ra, một số loại sản phẩm còn có thêm chất khử mùi hay một vài chất chiết xuất từ cây cỏ tự nhiên, vừa khử mùi vừa có tính khử trùng nhẹ.
Tuy vậy, nếu bạn sử dụng BVS không đúng cách, bạn có thể mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Không rửa tay khi sử dụng BVS
Bởi vì trong quá trình chúng ta dùng tay để xé, duỗi, dán BVS thì vi khuẩn ở trên tay sẽ kịp “ở lại” bề mặt băng, từ đó bám vào da, dễ gây bệnh phụ khoa khi sức đề kháng của cơ thể thấp.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm y tế lao động Thái Hàgiải thích, bàn tay của con người mỗi ngày làm nhiều việc, tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn ngoài môi trường.
Mỗi khi dùng băng vệ sinh chị em ai cũng đều phải dùng tay để xé, duỗi, dán… Vì vậy, lúc này vi khuẩn có thể lây truyền từ tay sang bề mặt băng vệ sinh. Từ băng vệ sinh, vi khuẩn nhanh chóng bám vào da, thâm nhập “vùng kín” và gây bệnh phụ khoa khi cơ thể yếu. Do đó, việc rửa tay sạch sẽ trước khi dùng băng vệ sinh là hết sức cần thiết đối với bất kì ai.
Không phải chị em nào cũng sử dụng băng vệ sinh đúng cách. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Sử dụng 1 miếng BVS cho cả ngày
Nhiều bạn gái cho rằng, 1 miếng BVS có thể sử dụng cho cả ngày. Điều này hoàn toàn sai, vì chúng ta đã vô tình tạo môi trường tốt cho các loại vi khuẩn có hại phát triển. Theo bác sĩ Dương Phương Mai, chuyên ngành sản phụ Bệnh viện Từ Dũ TP HCM cho biết: Không ít chị em chưa biết cách chăm sóc vệ sinh phụ nữ cho đúng để tránh viêm nhiễm phụ khoa.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khoảng 90% các loại vi khuẩn “thường trú” trong âm đạo, được xếp vào loại cầu khuẩn có lợi do có tác dụng bảo vệ âm đạo. Những vi khuẩn này giúp giữ nồng độ pH trong âm đạo luôn được cân bằng để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Việc lạm dụng các sản phẩm bảo vệ, làm sạch vùng kín phụ nữ có chất kháng khuẩn cao, có thể giết chết các loại khuẩn có lợi này.
Bà Mai khuyến cáo, băng vệ sinh – nhất là loại kháng khuẩn dùng hàng ngày, cũng có thể là tác nhân gây bệnh phụ khoa. Bởi, sử dụng băng thường xuyên dẫn đến tình trạng “lợi bật cập hại”: Chất kháng khuẩn có trong sản phẩm sẽ tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi. Điều này gián tiếp giúp dòng vi khuẩn có hại có cơ hội thâm nhập, phát triển và gây bệnh cho người sử dụng.
“Nếu chỉ dùng một miếng băng vệ sinh cho suốt một ngày, tác dụng ‘bảo vệ’ bằng cách thấm hút khô thoáng của sản phẩm lại trở thành lưu giữ những vi khuẩn, tạp trùng có hại, từ đó gây bệnh cho chị em”, bà Mai nói.
Để BVS trong toilet quá lâu
Các nhà chuyên gia cho rằng đặt băng vệ sinh trong nhà vệ sinh 1 thời gian dài là 1 cách làm không tốt, mất vệ sinh. Bởi vì nhà vệ sinh thường ẩm ướt tối tăm, băng vệ sinh để bên trong sẽ dễ bị ẩm ướt, ô nhiễm nấm mốc, sau khi sử dụng băng vệ sinh xong cần để nó vào nơi khô ráo thoáng mát, nếu như nó bị nhiễm ẩm thì không nên dùng nữa.
Không chú ý đến thời hạn sử dụng
Thực ra yêu cầu về hạn dùng BVS là rất nghiêm ngặt và BVS càng cận ngày xuất xưởng thì chất lượng càng đảm bảo. BVS được sử dụng phương pháp tẩy trùng ở nhiệt độ cao để diệt khuẩn nhưng tính vô khuẩn chỉ có thời hạn. Nếu tích trữ BVS quá lâu, kể cả không mở ra thì các miếng BVS cũng không còn đảm bảo an toàn.
Ảnh minh họa
BVS hàng ngày kém chất lượng
Hiện nay, một số nhà sản xuất không uy tín, chạy theo lợi nhuận, đã tung ra thị trường các loại BVS không đủ tiêu chuẩn, hàng nhái, hàng giả. Các sản phẩm này thường không đạt những chỉ tiêu an toàn về vi sinh, hóa sinh, bề mặt thô cứng có thể gây xước vùng kín, dùng lâu có thể gây viêm nhiễm phần phụ, viêm nội mạc cổ tử cung và có thể dẫn tới vô sinh. Vì vậy, các bạn gái nên lựa chọn những sản phẩm của các nhãn hàng uy tín, tại các siêu thị và đại lý lớn, để tránh trường hợp tiền mất tật mang khi vô tình mua phải hàng giả.
Thường xuyên sử dụng BVS có hương thơm hoặc dược thuốc
Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ đã chọn loại băng vệ sinh có mùi thơm vì nghĩ rằng như thế sẽ giúp thoải mái hơn, không sợ người khác phát hiện ra mình đang “đến tháng”. Nhưng khi dùng loại băng vệ sinh loại này, nhiều người cảm thấy rất khó chịu, ngứa vô cùng và luôn trong tình trạng ẩm ướt chứ không khô thoáng như bình thường.
Nguyên nhân khiến bạn bị ngứa âm đạo ban đầu xuất phát từ việc dùng băng vệ sinh không đúng cách. Theo các bác sĩ chuyên khoa, loại băng vệ sinh này thường chứa một loại hóa chất hoặc thảo mộc như trà xanh để tạo ra mùi thơm dễ chịu cho người sử dụng. Ở một mức độ cho phép, các chất thảo mộc này có trong băng vệ sinh có thể giúp chị em ngăn ngừa các bệnh phụ khoa. Nhưng nếu sản phẩm chứa quá nhiều hóa chất hoặc hương liệu từ thảo mộc thì hiệu quả có thể ngược lại, đó là gây kích ứng “vùng kín”, khiến chị em khó chịu và bị ngứa.
Ngoài ra, không phải bất kì ai cũng thích hợp sử dụng những loại băng vệ sinh “hiện đại” này. Cơ thể mỗi người có sự khác nhau rất lớn nên 1 số người sau khi tiếp xúc với thảo mộc sẽ bị dị ứng, ngược lại còn có thể bị ngứa ở vùng kín.
Vì thế, phụ nữ sử dụng bất kể 1 loại băng vệ sinh nào cần nên chú ý đến cảm giác của mình, đối với phụ nữ dễ bị dị ứng thì càng phải cẩn trọng hơn trong việc sử dụng băng vệ sinh hoặc không nên dùng băng vệ sinh thảo mộc hay có mùi thơm.
Chỉ dùng BVS có tính năng hấp thụ cao
Rất nhiều phụ nữ vì tiện lợi, thường sử dụng băng vệ sinh có tính năng hấp thụ cao, cách làm này cũng không nên, bởi vì thời gian dài không thay băng vệ sinh sẽ làm cho “cô bé” thông gió kém, khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng, từ đó gây ra các bệnh phụ khoa.
Dùng băng vệ sinh thế nào cho đúng?
Băng vệ sinh tốt cần phải đảm bảo tiệt trùng, đáp ứng yêu cầu thấm hút tốt và độ thoáng khí cao, nếu không khu vực “nhạy cảm” sẽ không được khô ráo, nấm khuẩn dễ xâm nhập tràn lan vào cơ thể, thậm chí sinh sôi nảy nở với tốc độ nhanh chóng mặt. Ngoài ra, nếu chị em sử dụng băng vệ sinh thiếu chất lượng, các tạp chất trực tiếp tiếp xúc với “cô bé” càng dễ làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm.
Để đảo bảo vệ sinh, tốt nhất phụ nữ nên thường xuyên thay BVS, với người có lượng máu kinh nhiều nên 3 tiếng thay một lần, máu kinh ít thì 4-5 tiếng thay một lần.
Đặc biệt, bạn gái nên nhớ, khi sử dụng, trước khi thay, bạn nhất định phải rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn từ tay truyền lên bề mặt băng vệ sinh.
Việc chọn lựa băng vệ sinh nên dựa theo tình trạng hành kinh (lượng máu ra nhiều hay ít, ra nhanh hay kéo dài), tình trạng hoạt động, dạng lao động…
Những bạn nào có làn da nhạy cảm nên sử dụng sản phẩm có bề mặt làm bằng bông mềm. Nhưng những khi đi du lịch, đi xa, thời gian dài ngồi xe, thì nên dùng băng vệ sinh chất liệu khô, thoáng, để tăng khả năng thấm hút máu kinh, tránh bị trào ra ngoài, nóng, hoặc khó chịu, giảm viêm nhiễm “cô bé”.
Băng vệ sinh bẩn thế nào?
Sức đề kháng của chị em trong kỳ nguyệt san tương đối kém, nếu không chú ý giữ gìn, vệ sinh tốt dễ xảy ra tổn thương không đáng có.
Theo một nghiên cứu thống kê của Trung Quốc, sử dụng băng vệ sinh không đúng cách có 38% người bịnh bệnh phụ khoa nghiêm trọng; 73% chị em cảm thấy bị ngứa, nóng trong kỳ nguyệt san; khoảng 80% nữ giới xuất hiện dấu hiệu sốt cao, đau đầu, đau bụng.
Đây là bởi vì, vùng xương chậu, tử cung, cổ tử cung, âm đạo, môi trường bên ngoài đều thông với nhau, kết cấu như vậy khiến hệ thống sinh dục của nữ giới dễ bị xâp nhập bệnh tật từ bên ngoài vào. Đặc biệt là trong kỳ nguyệt san, sức đề kháng của cơ quan sinh dục chị em thấp, nếu sử dụng băng vệ sinh không đúng tiêu chuẩn, càng dễ sinh viêm nhiễm.
Ngoài ra, trong huyết kinh có chất dinh dưỡng phong phú, vô tình trở thành thức ăn hấp dẫn cho các loại nấm khuẩn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra, băng vệ sinh thường sau khi sử dụng hai tiếng, số vi khuẩn trên bề mặt lên tới 107 con/cm2.
Theo VNE