Hoa đào mùa xuân đẹp như tranh ở Trung Quốc
Người dân trên khắp Trung Quốc đang nô nức tham gia vào các lễ hội ngắm hoa mùa xuân diễn ra từ Bắc đến Nam.
Tháng 2 là thời điểm bắt đầu mùa xuân ở hầu hết các địa phương ở Trung Quốc. Diện tích lãnh thổ trải dài, thích hợp cho nhiều loại hoa đua nở vào mùa xuân nhưng hoa đào vẫn là loài hoa được mong đợi nhất. Công viên “thập lý đào hoa” ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi ngày.
Một điểm ngắm hoa đào khác ở Lishui, tỉnh Chiết Giang. Hoa đào ở Trung Quốc gần giống hoa đào Việt Nam, có nhiều lớp cánh tròn, màu hồng sẫm, nở dịp Tết nguyên đán.
Một cây đào cổ thụ ở công viên Beibei, Trùng Khánh, phía đông nam nước này. Ngoài giống hoa hồng đậm thì hoa đào trắng, hoa mai trắng cũng rất phổ biến ở quốc gia tỷ dân.
Khung cảnh đẹp như tranh vẽ khi một chú chim dừng chân trên ngọn đào tại Kaili, tỉnh Quế Châu.
Không rực rỡ như hoa anh đào Nhật Bản hay Hàn Quốc nhưng phong tục ngắm hoa đào ngày đầu xuân cũng là một nét văn hoá ngàn năm của người Trung Quốc, đã đi vào thơ ca.
Video đang HOT
Hoa đào nở nên một ngọn tháp cổ ở núi Huqiu, Tô Châu, phía đông tỉnh Giang Tô.
Năm nay khí hậu ngày Tết khá ấm áp nên hoa đào trên khắp Trung Quốc nở sớm và đồng loạt. Quế Châu, Nam Ninh là hai trong số nhiều tỉnh “thay màu áo hoa” vào mùa xuân, thu hút nhiều khách đến chiêm ngưỡng.
Một giống đào đặc biệt trồng tại công viên Binhe, tỉnh Hồ Bắc: nụ màu hồng sẫm nhưng khi bung nở lại nhạt dần thành hồng phớt.
Đào nở kín cây ở ngôi làng Xinguo, khu tự trị người Zhuang ở Quảng Tây, báo hiệu mùa xuân đã về.
Theo Xinhuanet
Trung Quốc sắp bước vào cuộc 'di dân lớn nhất thế giới'
Đợt cao điểm đi lại trong lễ hội mùa xuân, còn gọi là "Chunyin" ở Trung Quốc đã khởi động ngày 21/1 - 15 ngày trước năm mới âm lịch với hàng trăm triệu người tràn ra các bến tàu, xe, máy bay trong cuộc đại di dân lớn nhất thế giới.
Theo China Daily, gần 3 tỷ chuyến đi được ước tính diễn ra từ ngày 21/1 đến 1/3/2019, tăng 0,6% so với năm ngoái.
Trong 40 năm qua, nhiều người Trung Quốc đã rời quê nhà đến nơi khác để học tập hoặc làm việc. Đoàn tụ với gia đình trong lễ hội mùa xuân là một truyền thống của dân Trung Quốc.
Phương tiện phổ biến nhất trong dịp này là ô tô cá nhân và xe buýt đường dài, với hơn 2,46 tỷ người ra đường, theo CGTN. Trong khi đó đường sắt Trung Quốc dự tính đón khoảng 413 triệu hành khách, tăng 8% so với năm trước, hàng không đón khoảng 73 triệu hành khách, tăng 12%.
Tàu thuyền dự tính có khoảng 43 triệu người, tương đương năm 2018.
"Gần 3 tỷ chuyến đi trong 40 ngày sẽ là một bài kiểm tra lớn đối với các bộ phận giao thông của quốc gia" - Liu Xiaoming, quan chức Bộ Giao thông Trung Quốc nói. Trung Quốc đã khởi động 10 tuyến tàu mới cuối năm 2018, nâng tổng số đường sắt cao tốc lên 29.000 km, theo Tân Hoa Xã.
Để tăng cơ hội mua được vé của người dân trong đợt cao điểm đi lại, đường sắt Trung Quốc đưa ra tính năng tự động xác định vé hủy và chuyển lại cho người mua khác đã trả trước khi vé bán hết.
Mọi người xếp hàng chờ lên tàu ở tỉnh Giang Tô.
Một người đàn ông mang hành lý đi giữa đám đông tại Chiết Giang.
Ảnh chụp từ trên cao của tàu cao tốc đang chờ tại nhà ga.
Trong vòng 40 năm qua, nhiều người Trung Quốc đã rời quê nhà đến nơi khác để học tập hoặc làm việc.
Cao điểm đi lại dự kiến tiếp tục diễn ra sau ngày 5/2 khi người lao động, học sinh và khách du lịch di chuyển trên các chuyến đi trở về.
Hành khách ở ga tàu Bắc Kinh.
Theo Daily Mail
Chiêm ngưỡng Paris thu nhỏ trong lòng Trung Quốc Tọa lạc giữa Trung Quốc, khu đô thị Thiên Đô Thành thuộc tỉnh Chiết Giang được lấp đầy các công trình kiến trúc mô phỏng thành phố Paris, từ tháp Eiffel đến lâu đài Versailles. "Little Paris" của Trung Quốc trở thành tâm điểm chú ý sau khi một loạt ảnh so sánh của nơi này với thủ đô Paris của Pháp xuất...