Hoa đăng rực sáng sông Sài Gòn đêm rằm tháng bảy
Đêm 25.8, hàng nghìn người đổ về chùa Diệu Pháp ( quận Bình Thạnh, TP.HCM) làm lễ cầu an và thả hoa đăng nhân ngày rằm tháng bảy.
Tối 25.8 (15.7 âm lịch), hàng nghìn Phật tử tham gia lễ hội thả hoa đăng tại chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh), tạo nên một bức tranh lung linh sắc màu trên dòng sông Sài Gòn.
Ngay từ 18h, rất đông người đổ về khu vực đường dẫn vào chùa Diệu Pháp gây nên cảnh ùn tắc cục bộ.
Bên trong sân chùa, người đi lễ ken đặc. Mỗi phật tử đến đây đều được phát miễn phí một chiếc hoa đăng.
Gia đình anh Nguyễn Trọng Nhơn (quận 7) cũng vượt đường xa đến chùa dự lễ. Anh cùng con gái lần lượt ghi tên, tuổi người thân cùng những lời nguyện cầu tốt đẹp.
Bên trong chánh điện, phật tử đứng xếp hàng trật tự, lắng nghe nhà sư tụng các bài kinh về tình yêu gia đình, ca ngợi công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
Thuý Vi (22 tuổi) tuy sống ngay gần đây và thường hay đi chùa nhưng đây mới là lần tiên cô tham gia lễ hội Vu Lan ở chùa Diệu Pháp. Vi có mong ước cho cha mẹ được bình an, nhiều sức khoẻ.
Video đang HOT
Sau khi nghi lễ kết thúc, ngọn lửa cúng dường chư Phật được truyền xuống…
…và được thắp lên cho những phật tử tham gia lễ hội.
Trên hoa đăng, lời cầu an được dành cho những ai còn sống và cầu siêu dành cho người đã khuất.
Với người theo đạo Phật nói riêng và người Việt nói chung, rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ truyền thống lớn trong năm, bên cạnh rằm tháng giêng.
Sau khi hoàn tất giai đoạn chia lửa hoa đăng, đoàn rước đèn diễu hành một vòng qua các tuyến đường quanh chùa…
…và trở về khuôn viên chùa để thả hoa đăng xuống sông Sài Gòn ngay cạnh chùa. Để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng mất trật tự, nhà chùa sắp xếp công việc thả hoa đăng cho nhóm sinh viên tình nguyện.
Người theo đạo phật tin rằng, nghi thức thả đèn hoa đăng sẽ giúp cho ước nguyện của mình được chư Phật chứng giám. Và cũng theo quan niệm nhà phật, những ngọn nến là biểu tượng cho trí tuệ và ánh sáng chân lý phá tan màn vô minh u ám.
Hoa đăng sau khi thả và cháy hết sẽ được vớt lên bờ để không gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
Theo Liêu Lãm (Zing)
Hàng nghìn hoa đăng lung linh trong lễ Vu Lan ở Hòa Bình
Hàng nghìn người dân ở Hòa Bình đã tề tựu tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (huyện Kỳ Sơn) dịp cuối tuần vừa qua để tham dự lễ "Vu Lan báo hiếu - siêu độ vong linh" theo truyền thống Phật giáo vào dịp tháng 7 Âm lịch hàng năm, thả đèn hoa đăng lung linh với những ước nguyện tốt đẹp.
Chương trình văn nghệ với chủ đề "Ơn nghĩa sinh thành" do các thanh thiếu niên Phật tử Hòa Bình biểu diễn mở màn cho buổi lễ Vu Lan ở chùa Kim Sơn Lạc Hồng.
Nghi thức cài bông hồng lên áo đầy xúc động tại buổi lễ.
"Trong nghi thức cài hoa hồng, mỗi người đều được nhận một bông hoa tương ứng. Bông hồng màu đỏ dành cho những người còn cha mẹ, bông hồng màu hồng cho những người đã mất cha hoặc mất mẹ, bông hồng trắng cho những người không còn cha và mẹ trên đời", Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, chia sẻ.
Cô Phương (57 tuổi, huyện Lương Sơn, Hòa Bình) cho biết: "Năm nào tôi cũng tham gia nghi lễ "bông hồng cài áo" để tưởng nhớ và gửi lời muốn nói tới cha mẹ quá cố của tôi.
Sau nghi thức bông hồng cài áo là nghi thức thả đèn hoa đăng để cầu cho quốc thái dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc.
Các bạn trẻ cùng nhau thả đèn hoa đăng cầu mong cho gia đình luôn mạnh khỏe và bình an trong cuộc sống.
Hàng nghìn người dân thập phương đổ dồn về hồ nước nằm trong khuôn viên công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên để thả đèn hoa đăng. Đối với nhiều người, thời khắc thả đèn hoa đăng vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng.
"Mỗi ngọn đèn hoa đăng được thắp lên đều chứa đựng trong đó một tâm niệm thiện lành. Với riêng em, em mong muốn cha mẹ và người thân luôn mạnh khỏe để sau này em được đền đáp công ơn sinh thành", bạn Nguyễn Lan Hương, sinh viên Đại Học Ngoại Thương, chia sẻ.
Các em nhỏ tham gia thả đèn hoa đăng.
Những ngọn đèn hoa đăng lung linh trên mặt hồ trong buổi lễ Vu Lan đặc biệt.
Quân Đỗ
Theo Dantri
Đường nối Bình Dương - TPHCM: Chậm tiến độ, tăng áp lực kẹt xe và tai nạn Ba tuyến đường trọng điểm của Bình Dương vướng giải tỏa khiến việc thi công bị đình trệ. Trong đó, đường ĐT 743 kết nối Bình Dương với TPHCM khởi công từ tháng 10.2015 nhưng đến nay vẫn "bất động". Việc chậm thi công khiến gia tăng áp lực giao thông ở tỉnh đô thị công nghiệp này. Tình trạng ùn ứ, kẹt...