Hoa đán Đài Loan sống cảnh tuổi xế chiều bệnh tật, mất trí
Từng là hoa đán hàng đầu màn ảnh Đài Loan nhưng Lâm Mỹ Chiếu sống cảnh bệnh tật, tinh thần lúc nhớ lúc không khi bước vào giai đoạn xế tà.
Tờ Ettoday cho hay nữ diễn viên Dương gia tướng – Lâm Mỹ Chiếu đang chống chọi từng ngày với bệnh tật. Hai năm trước, bà phát hiện mắc bệnh viêm phổi nặng. Cũng từ đó, bà giảm bớt cường độ làm việc. Không ngờ, chẳng bao lâu từ khi nằm viện, Lâm Mỹ Chiếu phát hiện não bộ có dấu hiệu suy giảm.
Các bác sĩ cho biết nữ diễn viên sinh năm 1954 có thể trở thành người tâm thần bất ổn trong tương lai ngắn. Hiện, bà đã sống cảnh lúc nhớ lúc quên.
Nữ diễn viên nổi tiếng một thời giờ long đong vì bệnh tật. Ảnh: ET.
Người nhà cho hay khi ở thời kỳ hoàng kim, Lâm Mỹ Chiếu làm quên thời gian. Bà từng vì quay phim mà 7 ngày liên tục không hề ngủ. Kết quả, sau đó Lâm Mỹ Chiếu sống chung với căn bệnh mất ngủ. Trong khoảng 30 năm, hoa đán một thời Đài Loan phải dùng thuốc ngủ.
“Đơn thuốc hàng ngày của bà có thể khiến một người đàn ông ngủ say trong 3 ngày. Các bác sĩ nói nếu duy trì sử dụng thuốc ngủ, nguy cơ bà bị mất trí cao gấp 25 lần so với người bình thường”, người nhà Lâm Mỹ Chiếu chia sẻ.
Hai năm nay, dù gia đình cố gắng chữa trị nhưng trí nhớ của Lâm Mỹ Chiếu vẫn suy giảm trầm trọng.
Video đang HOT
Hình ảnh năm xưa của Lâm Mỹ Chiếu. Ảnh: Faoteng.
“Mẹ tôi cũng từng bị bệnh mất trí 4 năm trước khi qua đời. Lúc đó, bà không thể tự đi lại, không biết cách ăn uống, vệ sinh cá nhân. Tôi chăm sóc mẹ cho đến khi bà qua đời.
Giờ, tôi cũng ngoài 60 rồi, tôi không sợ chết. Tôi chỉ sợ sống không bằng chết, trở thành gánh nặng con cháu”, Lâm Mỹ Chiếu chia sẻ khi phóng viên trò chuyện về bệnh tật.
Lâm Mỹ Chiếu sinh năm 1954 tại Đài Loan. Bà khởi nghiệp khi mới 6 tuổi. 8 tuổi trở thành sao nhí trên màn ảnh. Những bộ phim gắn liền tên tuổi bà một thời có Tiêu tương dạ vũ, Nhạc Phi, Dương gia tướng, Mạnh Lệ Quân, Ngọc Đường Xuân.
Hình ảnh tiều tụy của bà cách đây vài năm.
Theo Zing
Người mẹ nghèo mất trí bỏ đi lang thang vì không muốn con khổ để rồi ngày con gặp mẹ thì..
Người mẹ nghèo khóc một hai giấu biệt không nói vì sợ làm khổ các con. Bà chỉ có tâm nguyện " Khi bà chết đi chỉ cần hỏa táng rồi cho tro cốt vào hũ chứ không cần lễ nghi gì"
Ảnh minh họa
Bà Liên là một người đàn bà khổ từ trong trứng khổ ra, nói về cuộc đời bà phải quay lại những năm trước. Khi đó bà Liên lấy người chồng làm công nhân được mai mối từ họ hàng. Đám cưới bà được tổ chức với sự chúc phúc từ gia đình và bạn bè. Những tưởng hạnh phúc sẽ đơm hoa từ đây thì chỉ trong một thời gian ngắn bà đã chịu những trận đòn vô cớ từ người chồng bỗng dưng thay đổi tính nết của mình.
Nhiều lần bụng mang dạ chửa , nhưng cứ mâu thuẫn vợ chồng là chồng bà lại lôi vợ ra đánh đến khi không có chuyện gì ông cũng đánh bà vô cớ. Nhiều lần hàng xóm phải vác cả mẹ con bà Liên ra trạm xá cấp cứu vì bị chồng đánh đến ngất. Dù bị chồng đánh đến thân tàn ma dại nhưng người mẹ khốn khổ này đành nuốt nước mắt vào trong gánh chịu những trận đòn của chồng để 3 đứa con không phải sống trong cảnh thiếu tình thương của cha. Càng nín nhịn bà lại càng nhận được những cái đánh thậm tệ của chồng.
( ảnh minh họa )
Thế rồi chồng bà bị tai nạn lao động qua đời. Kinh tế đã khó khăn lại càng trở nên nghèo khó hơn bao giờ hết. Sau khi làm đám tang cho chồng xong thì kinh tế trong nhà trở nên suy kiệt. 3 đứa con của bà học xong cấp 3 đành phải bỏ học giữa chừng vì bà không đủ điều kiện cho các con đi học được nữa.
Ngay giữa lúc đang khó khăn như thế, bà Liên dắt díu con lên Hà Nội tha hương kiếm sống. Lúc đó cuộc sống khá khẩm hơn khi cả bà Liên và các con tìm được một công việc để ổn định cuộc sống sau này.
Làm được mấy năm vì cũng đã có tuổi cộng với căn bệnh hen suyễn bẩm sinh nên bà đành phải nghỉ việc ở nhà nếu đi làm sẽ rất nguy hiểm. Từ trước đến nay bà vẫn luôn ở một mình vì không muốn các con vướng bận thêm. Sau khi các con trưởng thành và lập gia đình riêng của mình có thống nhất là bà sẽ về ở với ai. Nhưng nghĩ cảnh mình không cho được con cái điều gì nhiều nên bà vẫn một mực cố nói ở một mình vì sợ làm phiền đến con.
Đến lúc tuổi già sức yếu rồi lúc này ở một mình không được thì các con của bà Liên họp mặt gia đình để thống nhất việc ai sẽ là người chăm bà. Quả đúng là một mẹ có thể nuôi được cả đàn con, nhưng một đàn con thì không chăm nổi một người mẹ. Đẩy qua đẩy lại cuối cùng thì bà Liên ở với mỗi người con mỗi người một tháng rồi đổi lại cho nhau. Thấy các con là anh em mà đi cãi cọ nhau vì việc lo cho tuổi già của mình bà Liên chỉ biết nuốt nước mắt lẳng lặng bước vào phòng.
Người già thường hay đãng trí, chính vì vậy từ khi về sống với các con bà Liên lại không vừa lòng với con dâu. Nhiều lần vì muốn chuẩn bị cho các con bữa cơm bà hùng hực cả chiều, đến khi về thì lại bị con gắt gỏng vì nấu không vừa miệng, chê món ăn bẩn. Bà Liên buồn lắm nhưng không biết phải làm sao, bà không dám trách các con chỉ trách mình già làm khổ con cháu.
Từ ngày bà ở nhà đến sống thì các con bận bịu hơn, mà cũng hay mẫu thuẫn cãi vã nhau hơn. Bệnh của bà Liên ngày càng trở nặng, hen suyễn đã đành nhiều lúc bệnh đãng trĩ khiến bà cứ như lúc mơ lúc tỉnh. Nhiều hôm ăn rồi còn nói chưa, có lần đi đâu đó tý là bà bị lạc ngay
Thế rồi vào một ngày thì bà Liên dậy sớm quyết định bỏ nhà đi, trong lúc còn tỉnh táo mà muốn bỏ đi khỏi nơi này để các con bà được rảnh tay hơn, không phải vướng bận về bà. Trong những ngày rời xa con cái bà bươn trải khắp nơi để sống qua ngày từ việc nhặt rác rưởi mà người ta đem vứt để bán lấy tiền, đến việc ăn xin. Nhưng lại chính căn bệnh hen tái phát nặng hơn mỗi khi trở trời, không có thuốc men lại không có con cái bên cạnh nên bà Liên ngã gục giữa đường. Người qua đường thấy vậy đưa bà vào viện cấp cứu nhưng cuối cùng bệnh tình quá nặng nên khi vào viện điều trị được 2 ngày thì bà qua đời mà không có một người thân nào bên cạnh.
Trong thời gian điều trị bệnh tại bệnh viện, các bác sỹ gặng hỏi địa chỉ các con bà Liên để thông báo tình hình sức khỏe nhưng người mẹ nghèo khóc một hai giấu biệt không nói vì sợ làm khổ các con. Bà chỉ có tâm nguyện " Khi bà chết đi chỉ cần hỏa táng rồi cho tro cốt vào hũ chứ không cần lễ nghi gì"
Sau khi bà Liên mất các bác sỹ vẫn tiếp tục thông báo cho người nhà đến nhận người thân vậy nhưng chờ đợi mấy ngày cũng không có ai đến. Thế rồi đợi được gần 1 tháng khi mà xác của bà Liên chuẩn bị được đưa đi hỏa táng thì cô con gái út của bà Liên hớt hải chạy vào kể sự tình rồi mong muốn được vào nhìn thi thể.
Khi thi thể được bỏ mặt ra, khuôn mặt cô con gái như biến sắc chị kêu thất thanh lên một tiếng " Mẹ ơi" rồi ôm chầm lấy bà Liên mà khóc ngất lịm đi lúc nào không hay
Đến lúc cô con gái út tỉnh lại lúc này 2 người con trai cả của bà Liên cũng có mặt. Cả ba người con sụt sịt vừa trình bày với cán bộ nhà xác rằng từ khi mẹ mình bỏ đi, cả ba đều thấy hối hận và có lỗi với mẹ mình. Trên đời này không có gì quan trọng bằng mẹ, nhưng không ngờ vì sợ làm khổ các con bà Liên lại chọn cách ra đi. Sau ngày mẹ bỏ đi cả ba người con đều bỏ cả công việc để đi tìm, đăng báo, gặp ai cũng hỏi những đều không ai hay biết bà Liên ở đâu. Đến sau quá thất vọng trong lúc vô tình ngồi bên vệ đường nghe được câu chuyện của bà hàng nước nói về người phụ nữ nghèo bỏ đi vì sợ liên lụy đến các con. Vậy nhưng cuộc gặp gỡ quá đau buồn, đến lúc các con của bà ân hận thì mọi chuyện cũng đã không thể cứu vãn thêm được nữa
Theo blogtamsu