Hoà đàm Syria vẫn diễn ra bất chấp bị phe đối lập tẩy chay
Liên Hợp Quốc vừa đưa ra thông cáo khẳng định rằng, cuộc đàm phán hoà bình Syria vẫn sẽ diễn ra bất chấp việc phe đối lập tuyên bố tẩy chay sự kiện này vì không được đáp ứng điều kiện đề ra.
Đoàn đại biểu của phe đối lập chính tại Syria đã khẳng định rằng, họ chắc chắn sẽ không đến Geneve do không nhận được câu trả lời của Nga và Syria về việc ngừng không kích và rút quân.
Liên Hợp Quốc sẽ không huỷ bỏ cuộc đàm phán bất chấp phe đối lập ở Syria không tham dự
Tuy nhiên, một tuyên bố mới của Liên Hợp Quốc đã khẳng định rằng, đặc phái viên về vấn đề Syria, ông Staffan de Mistura vẫn sẽ khai mạc phiên họp như kế hoạch bằng việc gặp mặt đoàn đại biểu của chính phủ Syria trước và tiếp theo sau đó là gặp những đoàn tham dự khác.
Đại diện cho chính phủ Syria là đại sứ của nước này tại Liên Hợp Quốc, ông Bashar al Jaafari đã đến Geneve để chuẩn bị cho cuộc đàm phán tuy nhiên, không đưa ra tuyên bố nào.
Nhận định về việc vẫn khai mạc đàm phán hoà bình, một quan chức ngoại giao của phương Tây cho biết: “Đây thực sự là một sự thất bại hoàn toàn, họ sẽ đàm phán với ai. Đây chỉ là dịp cho chính phủ Damacus nói lên nguyện vọng của mình”.
Video đang HOT
Cuộc đàm phán này ban đầu được lên kế hoạch vào hôm 25-1, tuy nhiên, Liên Hợp Quốc đã lùi nó lại vào ngày 29-1 (giờ Geneve, Thuỵ Sĩ) để có thêm thời gian giải quyết bất đồng về việc nhóm đối lập nào sẽ được mời đến dự hội nghị.
Đối đầu trên chiến trường hiện nay đang vô cùng khốc liệt với lợi thế thuộc về quân đội Syria. Chính quyền Damacus đã giành lại được nhiều phần lãnh thổ với sự giúp đỡ của Nga và Iran.
Đây là cuộc đàm phán hoà bình cho Syria đầu tiên trong vòng 2 năm qua. Những nỗ lực về ngoại giao hiện đang có rất ít ảnh hưởng tới tình hình trên chiến trường và áp lực lớn của người tị nạn vẫn đang đè nặng lên châu Âu. Ông Staffan de Mistura là đại sứ quốc tế thứ 3 của Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria, 2 người trước đó là Kofi Annan và Lakhdar Brahimi đều đã phải bỏ cuộc.
Theo_An ninh thủ đô
Khách du lịch quốc tế đổ về Trung Đông bất chấp nguy cơ khủng bố
Khách du lịch quốc tế vẫn tiếp tục đổ về Trung Đông và Bắc Phi, bất chấp bạo lực kéo dài trong năm 2015 tại khu vực.
Hiện Tổng cục Du lịch thế giới vẫn đánh giá cao triển vọng du lịch của khu vực này trong những năm tới.
Jerusalem. Ảnh: mycatbirdseat.com.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, số khách du lịch quốc tế đến Trung Đông tăng 0,3% vào năm 2015, năm thứ 3 tăng liên tiếp. Người đứng đầu Tổ chức Du lịch thế giới Taleb Rifai khá lạc quan khi dự đoán, số khách du lịch quốc tế tới Trung Đông và Bắc Phi sẽ tăng gấp 3, lên 195 triệu người vào năm 2030 bất chấp những lo ngại về an ninh.
Một trong những lý do giúp ngành du lịch Trung Đông ổn định trong bối cảnh bạo lực vẫn rình rập khắp nơi đó là du lịch tôn giáo. Israel, Palestine và Jordan- những vùng đất Thánh đang được hưởng một làn sóng du lịch tôn giáo bất chấp các cuộc xung đột khu vực và nguy cơ khủng bố khiến du khách quốc tế lo sợ.
Nhiều khách du lịch Thiên chúa giáo- chủ yếu là từ châu Mỹ, châu Âu hay Nga đang đặt mối lo an ninh sang một bên để thực hiện niềm tin tôn giáo của mình. Điều này như một chiếc phao cứu sinh cho ngành du lịch của nhiều nước Trung Đông.
Tổ chức Du lịch Thế giới ước tính, 330 triệu khách du lịch mỗi năm ghé thăm địa điểm tôn giáo trên toàn thế giới. Tại Israel, khách du lịch Thiên chúa giáo chiếm 56% lượng khách du lịch vào năm ngoái, tăng so với mức 33% cách đây 1 thập kỉ. Ngoài ra, Khu vực Trung Đông cũng là địa điểm hấp dẫn du khách quốc tế với các di tích văn hóa lịch sử hàng nghìn năm hay các khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp tại Ai Cập hay Tunisia.
Theo ông Rifai, Trung Đông cũng được đánh giá là môt hình mẫu thành công của việc giúp ngành du lịch vượt qua khó khăn trong cơn bão khủng hoảng. Ai Cập có thể là một ví dụ trong việc xây dựng lại lòng tin và tiếp tục thu hút khách du lịch sau những bất ổn. Ngành du lịch Ai Cập năm ngoái đã đối mặt với nhiều tác động sau vụ rơi máy bay Nga trên bán đảo Sinai. Một số hãng du lịch đã phải dừng các tua đến khu vực.
Tuy nhiên ngay sau đó, chính quyền Ai Cập đã đưa ra các biện pháp kiểm soát an ninh chặt chẽ khiến khách du lịch cảm thấy an tâm hơn.
Một khách du lịch người Đức chia sẻ: "Lực lượng an ninh Ai Cập đã làm nhiệm vụ rất tốt. Tôi không nghĩ những kẻ khủng bố có cơ hội tiếp tục thực hiện các âm mưu của mình. Khi xảy ra vụ tấn công vào khách sạn Hurghada tại khu nghỉ dưỡng Biển Đỏ, lực lượng an ninh đã làm rất tốt và cả những nhân viên khách sạn họ cũng rất chuyên nghiệp và được đào tạo tốt. Họ giúp tất cả mọi người đều bình tĩnh và yên tâm hơn."
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?
Mặc dù vậy, ngành du lịch khu vực vẫn bị tác động bởi các nguy cơ tấn công khủng bố khiến du khách nước ngoài lo sợ, đặc biệt tại những đất nước được coi là điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực. Lượng khách du lịch đến Bắc Phi giảm 8% sau các vụ tấn công khủng bố tại Tunisia. Số lượng du khách quốc tế tới Tunisia giảm xuống còn 5,2 triệu người vào năm ngoái, so với mức 7,2 triệu người trong năm 2014.
Nhiều quan chức khu vực cũng cảnh báo với tình hình an ninh không được cải thiện có thể tác động tiêu cực đến ngành du lịch khu vực./.
Phạm Hà
Theo_VOV
Mỹ-Nga thoả hiệp, mời 2 đoàn đại diện đối lập Syria đàm phán hòa bình Moscow và Washington gần như đã đạt được thoả thuận chung về các bên sẽ tham dự cuộc đàm phán hoà bình Syria, diễn ra vào tuần sau ở Geneva. Theo giới truyền thông, sẽ có 2 đoàn đại biểu độc lập của phe đối lập tham dự hội nghị. Cuộc đàm phán hoà bình giữa chính quyền Syria và phe đối lập...