Hòa đàm Afghanistan: Bước tiến mới, hướng tới hòa bình
“Hòa bình đến với bạn” – câu chào của người Arab được cất lên khi cánh cửa của khán phòng đàm phán giữa các bên Afghanistan được mở ra.
Hôm nay (19/9), đúng tròn 1 tuần diễn ra cuộc đàm phán hòa bình lịch sử đầu tiên giữa chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban, hướng tới việc khép lại gần 20 năm chiến tranh và bạo lực tại quốc gia Tây Nam Á này. Hiện mọi thông tin phía sau cánh cửa đàm phán đang được 2 bên giữ kín và thế giới đang kỳ vọng rất nhiều vào vòng đàm phán này, kêu gọi các bên Afghanistan nên nắm bắt cơ hội lịch sử.
Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban diễn ra tại Qatar (Ảnh minh họa: Reuters)
“Hòa bình đến với bạn” – câu chào của người Arab được cất lên khi cánh cửa của khán phòng đàm phán giữa các bên Afghanistan được mở ra. Những cái ôm và những tiếng cười vui sau đó đã phá tan bầu không khí tĩnh lặng, căng thẳng trong căn phòng – một khoảnh khắc được hãng truyền thông Aljazeera của Qatar gọi là “lịch sử”.
Đến đàm phán lần này, phái đoàn chính phủ Afghanistan do chính trị gia có tầm ảnh hưởng rất lớn tại Afghanistan – Người đứng đầu hội đồng hòa bình, ông Abdullah Abdullah dẫn đầu. Điểm đáng chú ý nữa, trong phái đoàn chính phủ có 1 người phụ nữ – bà được xem là đại sứ cho quyền lợi và tương lai của tất cả những người phụ nữ Afghanistan.
Dù đã trải qua 1 tuần đàm phán, nhưng các thông tin về cuộc đàm phán rất ít được tiết lộ với báo giới. Theo ông Abdullah Abdullah – trưởng đoàn đàm phán chính phủ Afghanistan, hiện 1 lệnh ngừng bắn, giảm bạo lực đang được ưu tiên thảo luận; trong khi các vấn đề như thể chế nhà nước, sự phân chia quyền lực giữa các bên trong tiến trình hòa bình, hiến pháp và các quyền của người phụ nữ… đang là những “bài toán chưa có lời giải”.
“Một trong những vấn đề hàng đầu mà người dân quan tâm là phải giảm bạo lực một cách đáng kể, có thể cảm nhận được; đồng thời tiến tới một lệnh ngừng bắn nhân đạo, sau đó là một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn. Chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết chương trình nghị sự. Tuy nhiên, phải nói rằng, đất nước sẽ không thể phát triển nếu chính phủ không tạo điều kiện để nam giới và nữ giới phát huy hết được vai trò của mình, từ chính trị cho đến các vấn đề xã hội”, ông Abdullah Abdullah cho biết.
Dù đây mới chỉ là cuộc đàm phán đầu tiên sau gần 20 năm chiến tranh và bạo lực giữa các bên Afghanistan, tuy nhiên thế giới đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào bước tiến mới này. Phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guteres hôm qua (18/9) cho biết: “Ngày hôm nay, từ Afghanistan cho đến Sudan, chúng ta đang thấy những bước tiến triển mới đầy hy vọng hướng tới hòa bình”.
Video đang HOT
Trong khi, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Mỹ đã có những cuộc đàm phán thuận lợi với nhóm chiến binh Taliban tại Afghanistan. “Chúng tôi đang có một số cuộc thảo luận tốt với Taliban như mọi người có thể thấy. Chúng tôi sẽ nhanh chóng giảm số binh sỹ tại Afghanistan xuống 4.000 người. Chúng tôi cũng sẽ rời khỏi Afghanistan hoàn toàn khi một số điều được thực hiện. Những điều mà Taliban sẽ phải hoàn thành. 19 năm là một khoảng thời gian dài”.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ thừa nhận, Taliban rất cứng rắn và thông minh. Dù vậy, nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng, lực lượng này cũng đã rất mệt mỏi khi suốt 19 năm qua phải chiến đấu. Đã đến lúc các bên tìm kiếm hòa bình.
Cũng trong ngày hôm qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lên tiếng kêu gọi Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban tiếp tục tìm kiếm các giải pháp xây dựng lòng tin và tham gia đàm phán hòa bình với tinh thần thiện chí cao.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khẳng định, Afghanistan chỉ có thể đạt được hòa bình bền vững thông qua một tiến trình hòa bình toàn diện và bao trùm do người Afghanistan dẫn dắt, hướng tới ngừng bắn hoàn toàn và chấm dứt xung đột thông qua giải pháp chính trị.
Afghanistan: từ hi vọng thành thất vọng
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thất bại trong việc thuyết phục các nhà lãnh đạo đối lập của Afghanistan tìm đến một giải pháp chung, và điều đó ít nhiều sẽ khiến các cuộc đàm phán hòa bình gặp nhiều chông gai hơn.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) trong cuộc gặp với ông Abdullah Abdullah, đối thủ chính trị của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani hôm 23-3 - Ảnh: Reuters
Ngay sau chuyến thăm Afghanistan vào đầu tuần này, Ngoại trưởng Pompeo đã thông báo Chính phủ Mỹ sẽ cắt giảm khoản viện trợ 1 tỉ USD cho chính quyền Afghanistan. Động thái này nói lên một điều: chuyến đi của ông Pompeo đã thất bại, và rằng tiến trình đạt được hòa bình lâu dài ở Afghanistan sẽ không hề dễ dàng.
Bổn cũ soạn lại: chia quyền lực
Chính phát ngôn của nhà lãnh đạo ngoại giao Mỹ cũng nói lên điều này. Ông Pompeo cho biết sẽ sẵn sàng cắt thêm một khoản viện trợ tương tự vào năm 2021, vì tình trạng đối đầu dai dẳng giữa đương kim Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và đối thủ chính trị của ông Ghani là ông Abdullah Abdullah.
"Chúng tôi cũng sẽ bắt đầu xem xét lại tất cả chương trình và dự án để xác định những thứ cần cắt giảm thêm" - ông Pompeo cho hay. Trước đó, Ngoại trưởng Pompeo đã có chuyến thăm bất ngờ tại Kabul nhằm giúp chấm dứt thế đối đầu giữa hai ông Ghani - Abdullah.
Theo lời của ông Pompeo, trong các cuộc gặp, cả ông Ghani và ông Abdullah đều thông báo "không thể nhất trí về một chính phủ gồm cả hai bên", dù ông Pompeo nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp này. Ngoại trưởng Mỹ cho biết Washington "thất vọng" với động thái của cả hai nhân vật này và rằng "sự thất bại của họ đã gây tổn hại cho quan hệ Mỹ - Afghanistan".
Chính thế đối đầu giữa Ghani và Abdullah đã gây khó khăn cho những nỗ lực hòa bình của Mỹ ở Afghanistan, dù Mỹ và phiến quân Taliban đã đạt được một thỏa thuận lịch sử hồi cuối tháng 2.
Việc ông Pompeo tuyên bố cắt giảm viện trợ cho Afghanistan và dọa tăng thêm các trừng phạt được đánh giá nhằm gây áp lực để Afghanistan nhanh chóng bước vào cuộc đàm phán với Taliban, từ đó không đi chệch quỹ đạo hướng tới kết thúc cuộc chiến kéo dài 18 năm qua ở quốc gia này.
Nguy cơ thỏa thuận hòa bình sụp đổ
Giới phân tích đánh giá chuyến thăm của ông Pompeo rõ ràng là dấu hiệu cho thấy tình hình ở Afghanistan cần sự can thiệp từ cấp cao.
"Ngoại trưởng Pompeo và đội ngũ của ông chính là "keo dán", giúp kết dính toàn bộ thỏa thuận hòa bình ở Afghanistan. Ngay lúc này, họ muốn đảm bảo không bị mất đà" - Daniel Hoffman, cựu quan chức cấp cao tại Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và là chuyên gia về địa chính trị, nhận định.
Theo báo New York Times, việc một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ sẵn sàng đi nửa vòng Trái đất giữa dịch bệnh COVID-19 để đến Afghanistan cho thấy Mỹ đang nhìn nhận thế bế tắc chính trị bên trong nội bộ Afghanistan cũng như những nguy cơ đặt ra cho cả hai nước nghiêm trọng ra sao.
Theo những kỳ vọng ban đầu, khoảng 10 ngày sau khi thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban được ký kết ở Qatar hôm 29-2, các cuộc đàm phán hòa bình giữa Taliban và Chính phủ Afghanistan sẽ được khởi động. Lầu Năm Góc cũng sẽ bắt đầu rút 1/3 trong số 13.000 binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan và số còn lại sẽ rút dần.
Các cuộc đàm phán tại Afghanistan cũng được mong đợi bắt đầu bằng hoạt động trao đổi tù nhân, trong đó Chính phủ Afghanistan trả tự do cho khoảng 5.000 tù nhân Taliban, còn Taliban thả 1.000 binh sĩ cùng quan chức Afghanistan.
Tuy nhiên, hoạt động trao đổi như vậy đến nay vẫn chưa diễn ra, còn tiến trình đàm phán vẫn chưa rõ thế nào. Một đội đàm phán đại diện cho tất cả các bên của Chính phủ Afghanistan vẫn chưa được bổ nhiệm.
Sau nỗ lực can thiệp thất bại của ông Pompeo, nhật báo Washington Times nhận định thỏa thuận hòa bình Afghanistan, một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Tổng thống Mỹ Donald Trump, dường như đang "trên bờ vực sụp đổ".
Tuy nhiên, có lẽ Washington sẽ không khoanh tay đứng nhìn thành quả của họ với Taliban sụp đổ. Sau hơn tám giờ có mặt tại Kabul, Ngoại trưởng Pompeo đã bay tới Qatar và có cuộc gặp với nhà đàm phán hàng đầu của Taliban là ông Mullah Baradar. Ông này cho biết Taliban vẫn giữ các cam kết theo như thỏa thuận đã ký.
Đối đầu dai dẳng
Ông Ghani và ông Abdullah rơi vào tình trạng bế tắc trong cuộc tranh giành quyền lực kể từ cuộc bầu cử của Afghanistan hồi tháng 9-2019. Ủy ban bầu cử nước này tháng trước tuyên bố ông Ghani là người chiến thắng.
Tuy nhiên, ông Abdullah cáo buộc có gian lận bầu cử và đã thách thức kết quả này. Cả hai đều tổ chức các buổi lễ tuyên thệ vào đầu tháng này và ông Abdullah còn tuyên bố sẽ thành lập một chính phủ song song.
Hai nhân vật này từng có bất đồng tương tự sau khi họ tranh cử tổng thống vào năm 2014. Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là John Kerry đã đứng ra làm trung gian cho một thỏa thuận mà theo đó ông Ghani trở thành tổng thống, còn ông Abdullah làm "quan chức điều hành cấp cao", vai trò mới tương đương chức thủ tướng. Họ đã nhất trí ký thỏa thuận thành lập "chính phủ đoàn kết dân tộc", chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài khoảng 4 tháng trời.
BẢO ANH
6 người di cư Afghanistan bị truy tố vì cố tình gây cháy trại tị nạn Các đối tượng bị đưa ra tòa về tội cố tình gây ra các vụ cháy thiêu hủy trại tị nạn lớn nhất châu Âu trên đảo Lesbos đều ở độ tuổi từ 20 trở xuống, trong đó có hai đối tượng mới 17 tuổi. Người di cư bị mất nơi ở sau vụ cháy trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos, Hy...