Hoa Dã Quỳ nhuộm vàng cao nguyên Lâm Viên: Hàng ngàn bạn trẻ đổ về check – in
Dù mang trong mình câu chuyện buồn của chàng K’lang và nàng H’limh nhưng Dã Quỳ lại có nét đẹp kiêu sa, truyền cảm hứng cho những người con của núi rừng hăng say lao động sản xuất, đón mùa màng bội thu.
Mùa riêng của Dã Quỳ bắt đầu từ tháng 11 hàng năm, khi nắng vàng trải khắp, cái se lạnh đầu đông lùa về. Lúc này Dã Quỳ mở rộng cánh, lộ nhụy vàng ươm thuần khiết.
Mùa hoa vàng cũng là lúc tỉnh Lâm Đồng bước vào mùa thu hoạch cà phê, nông sản chủ lực của bà con. Rặng Dã Quỳ vàng rực đã truyền cảm hứng cho người nông dân mỗi sáng mai lên nương, mang no ấm, hạnh phúc về cho buôn làng.
Ngoài vẻ đẹp kiêu sa nhưng vô cùng e ấp, Dã Quỳ còn mang trong mình câu chuyện tình yêu cảm động của đôi trai gái nơi núi rừng Tây Nguyên. Những ngày này, dù bận rộn cho những kế hoạch cuối năm nhưng hàng ngàn bạn trẻ vẫn nô nức tìm về xứ lạnh để có cho mình bộ ảnh đẹp nhất bên những rặng Dã Quỳ. Và tất nhiên là cùng với người yêu của mình nghe Dã Quỳ kể câu chuyện tình buồn nhưng thủy chung, trọn vẹn.
Ở Lâm Đồng, Dã Quỳ đã bắt đầu phủ vàng ở nhiều nơi, trong đó những địa điểm check – in đẹp phải kể đến Sân bay Liên Khương, Cao tốc Liên Khương – Đà Lạt, huyện Đơn Dương, huyện Lâm Hà, huyện Đức Trọng và tất nhiên là khắp các tuyến đường quen thuộc ở thành phố mộng mơ Đà Lạt.
PLO sẽ thay Dã Quỳ kể câu chuyện của mình cùng với những rặng hoa đẹp nhất trên xứ sở ngàn hoa:
Sự tích hoa Dã Quỳ gắn với chuyện tình của nàng H’Linh xinh đẹp, hoang dã và chàng K’Lang tài giỏi của bộ tộc Lasiêng. Ảnh: PY TRẦN
Hàng ngày, K’Lang vào rừng săn bắn, hái lượm. H’Linh sẽ ở nhà se tơ, dệt vải. Cuộc sống của đôi vợ chồng êm đềm, hạnh phúc bên người thân, buôn làng. Ảnh: DŨNG NGUYỄN
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong bộ tộc Lasiêng có một chàng trai khác tên LaRihn, cũng hết lòng yêu H’Linh. LaRihn càng bực tức vì H’linh không chọn mình mà lại lấy K’lang dù mình là con của tộc trưởng quyền thế. Lòng đố kỵ thù ghét cứ thế lớn dần trong LaRihn và chàng trai nuôi quyết tâm chia cắt tình yêu của đôi vợ chồng trẻ. Ảnh: PY TRẦN
Một ngày nọ, K’Lang vào rừng săn bắn nhưng đến tối khuya vẫn không trở về. H’ linh chờ mãi, chờ mãi nhưng K’lang vẫn bặt vô âm tín. Biết K’lang có chuyện nên H’Linh đã vào rừng tìm K’Lang. Ảnh: PY TRẦN
Sau khi băng qua nhiều ngọn núi, con suối thì H’Linh phát hiện thấy K’Lang đã bị sát hại. Chàng bị trói chặt và đâm bằng những mũi tên nhọn. H’linh chạy tới ôm lấy chồng của mình và chết cùng K’Lang trong tư thế quỳ. Ảnh: PY TRẦN
Về sau, nơi H’Linh chết đã mọc lên loài hoa dại có màu vàng rực rỡ. Loài hoa khỏe khoắn, tràn đầy sức sống biểu tượng cho một tình yêu mãnh liệt, chung thủy. Cái tên Dã Quỳ được người đời đặt tên từ đó. Ảnh: VÕ TÙNG
Hoa Dã Quỳ nhiều tên gọi khác nhau như: Cúc quỳ, Sơn Quỳ, hướng dương dại. Loài hoa này thường mọc hoang dại hoặc được người dân trồng làm hàng rào. Chính vì vậy nhiều người gọi vui hoa Dã Quỳ là hoa bờ rào. Ảnh: PY TRẦN
Dã Quỳ là giống cây thân gỗ, dù hơi xốp, mềm. Lá Dã Quỳ màu xanh đậm, giống lá của cây hoa cúc khi có phiến lá tương đối nhẵn, mang một lớp lông nhỏ bao phủ xung quanh lá. Hoa Dã Quỳ màu vàng, mọc thành từng chùm, giống với hoa Hướng Dương. Ảnh: DŨNG NGUYỄN
Mùa hoa Dã Quỳ là mùa của những tay săn ảnh chuyên nghiệp. Ảnh: DŨNG NGUYỄN
…Và cả những người yêu nghệ thuật, muốn có cho mình một bộ ảnh mùa vàng trên cao nguyên xanh. Ảnh: DŨNG NGUYỄN
Hàng ngàn bạn trẻ từ khắp nơi đã đổ về Lâm Đồng để check – in bên những rặng hoa Dã Quỳ vàng rực những ngày đầu tháng 11. Ảnh: DŨNG NGUYỄN
Khám phá cao nguyên Di Linh Đà Lạt (thắng cảnh Lâm Đồng)
Nhắc đến du lịch Đà Lạt, người ta hay nhớ ngay tới cao nguyên nắng lạnh và đầy hoa đó là cao nguyên Lâm Viên.
Còn cao nguyên Di Linh dường như bị bỏ quên. Nhưng nếu có dịp đặt chân lên Di Linh, chắc hẳn du khách sẽ ngỡ ngàng, trầm trồ khen ngợi sao nơi đây lại đẹp đến vậy!
Du lịch cao nguyên Di Linh
Cao nguyên Di Linh điểm bắt đầu từ chân đèo Bảo Lộc đến đèo D'ran, đèo Prenn bao gồm cả vùng đất rộng lớn của xứ trà B'Lao, xứ Bảo Lộc, Đức Trọng, rồi nối tiếp sang cả vùng xứ trà Cầu Đất ở vùng Đơn Dương..., chứ không chỉ ở trong vùng Di Linh. Nhưng chỉ dừng lại ở huyện Di Linh ngày nay, phóng tầm mắt nhìn bao quát cũng đủ hình dung được vùng đất rộng lớn này. Từ trung tâm huyện, có thể đi theo bốn hướng theo quốc lộ 28 và quốc lộ 20, nhiều người sẽ thấy choáng ngợp trước thiên nhiên vừa hoang dã vừa xinh đẹp của cao nguyên.
Địa hình Di Linh là đồi núi trùng điệp nối tiếp nhau giăng kín bốn hướng. Lang thang lạc chân vào rẫy cà phê, các đồi trà hay các buôn làng, du khách sẽ nghe được những câu chuyện đời thực mang màu sắc huyền thoại rất hấp dẫn. Cao nguyên Di Linh ngày trước là những khu rừng ẩm ướt đầy hươu nai, voi, hoẵng và cả tê giác. Dù thường xuyên bị xâm lấn bị tranh giành quyền đô hộ, để hưởng thụ những sản vật cống nạp quý giá từ rừng già, nhưng các tộc người bản địa vẫn chống lại. Nhờ đó, mà họ giữ được đất, giữ được văn hóa của mình đến ngày nay. Những câu chuyện chống giặc và sự trù phú thiên nhiên, ban cho cuộc sống hoang dã ngày xưa khiến chuyến khám phá không thể chỉ là lướt qua, chụp ảnh đơn thuần mà du khách phải lặn lội, ngồi nghe người dân ở các bản làng kể về vùng đất Di Linh của hàng thế kỷ trước.
Ở đó, không chỉ có rẫy cà phê, đồi chè mà còn có cả những thửa ruộng bậc thang tương tự như vùng Tây Bắc. Những ngọn đồi hoang như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài. Cây cối, cỏ tranh xanh mướt với màu lá non đầy sinh khí. Những thửa ruộng nằm trên những khu đất bằng phẳng của thung lũng hẹp nằm đan xen giữa các ngọn đồi hay những thửa ruộng bậc thang nằm vắt vẻo trên sườn đồi dốc... tât cả chỉ thế thôi cũng đủ "níu chân" du khách hàng giờ.
Ngược về hướng Nam là con thác hùng vĩ mang tên Bobla. Chỉ cách khu dân cư chừng khoảng 300 mét, thác nằm lọt thỏm giữa núi đồi được bao bọc bởi rừng già. Dòng nước chảy đến thác đột ngột rơi xuống từ độ cao khoảng 30 mét tạo bức màn khói hư ảo che đi làn nước hung hãn như chực chờ nuốt chửng mọi thứ gần nó. Dòng nước chảy qua làn khói ấy trở nên mềm mại rồi nhẹ nhàng len lỏi, luồn qua những hốc đá, uốn lượn chảy về phía hạ nguồn. Lối dẫn vào thác là con đường bậc thang được phủ lên mình lớp đá rêu phong dài chừng một cây số, bao phủ là một rừng cây mát rượi. Đó là một nơi đủ hoang dã để du khách cùng hòa mình vào thiên nhiên, xóa tan đi những lo âu, muộn phiền của cuộc sống.
Tại trung tâm huyện đi theo quốc lộ 28 về hướng Đông du khách sẽ bắt gặp những con đèo uốn lượn như những dải lụa mềm len lỏi giữa rừng già. Đó cũng là con đường do người Pháp xây dựng cách đây khoảng hơn một thế kỷ. Hơn một trăm năm trước, lối mòn này được in dấu chân của người Thượng mang những sản vật trên núi rừng từ cao nguyên Di Linh xuống miền biển để đổi lấy lương thực và muối của người miền biển. Con đường ấy quanh co, là một thách thức rất ngoạn mục đối với người cầm lái để được bù lại là thiên nhiên vô cùng xinh đẹp. Có những đoạn đường cheo leo, một phía đường là thung lũng mà trông ra xa lại là rặng núi màu xanh lam của cao nguyên Di Linh.
Men theo quốc lộ 20 đi về hướng Bắc là những con thác hùng vĩ, gắn liền với ông vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Được đi sang Pháp và được "Tây hóa" khi còn trẻ nên vua Bảo Đại trở thành một ông vua biết hưởng thụ - ưa thích săn bắt và vui thú với thiên nhiên hoang dã. Hai ngọn thác Jráiblian và Pongour ở Đức Trọng đều được gắn với tên tuổi của ông. Và đó cũng là hai ngọn thác vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của cao nguyên.
Trăm người đổ về phố Phan Đình Phùng ngày cuối tuần Trong tiết trời thu mát mẻ, nắng nhẹ trời trong, ngày Chủ nhật cuối tuần, rất đông người đến phố Phan Đình Phùng - con phố lãng mạn nhất Hà thành chụp những bức ảnh đẹp nhất với mùa thu. Phố Phan Đình Phùng được mệnh danh là con đường đẹp nhất Hà Nội với hàng cây cổ thụ xòa bóng râm che...