Ai cũng phải thở, nghĩa là hít vào trước khi thở ra. Hàng trăm công trình nghiên cứu gần đây đã chứng minh tác hại khó lường của một số hóa chất rất gần gũi trong cuộc sống thường ngày.
Hít nhiều hóa chất dễ gây bệnh. (Ảnh minh họa)
Tất cả các chất màu gọi là làm đẹp cuộc sống, từ chất chống gỉ sét, chất bảo vệ đồ gỗ, chất đánh bóng đồ nhựa cho đến màu tươi mát trong mỹ phẩm, màu hấp dẫn trong thực phẩm… đều là lý do khiến người tiêu dùng khó tránh nhức đầu, mệt mỏi, giảm khả năng tư duy… mà không rõ nguyên do! Biết vậy nhưng đâu có cách nào sống mà không tiếp xúc với sản phẩm gia dụng!
Video đang HOT
Trong điều kiện sản xuất hiện nay, nhà nông buộc phải dùng thuốc bảo vệ thực vật. Điểm kẹt là hóa chất bảo vệ thực vật nếu hoàn toàn không độc, như lời hứa ngọt ngào nhưng in rất nhỏ trên tờ bướm thì không thể tác dụng. Đáng nói hơn nhiều là khuynh hướng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản phẩm ăn chắc cho nhà sản xuất, còn chắc ăn hay không cho người tiêu dùng là chuyện khác!
Thầy thuốc đã chứng minh là hệ thống thực bào rõ ràng bị đánh gục dưới ảnh hưởng của thuốc diệt sâu rầy. Thử hỏi làm sao bệnh không chiếm kèo trên khi có ai mà không ăn trái cây, rau cải, mễ cốc? Viết thêm chỉ sợ mang tiếng… quảng cáo cho công ty sản xuất thuốc rửa rau cải nhưng ngay cả thuốc rửa rau cải cũng là… hóa chất!
Đã là cư dân chốn thị thành thì chạy đâu cho khỏi khói xăng dầu! Kim loại chì trong xăng tưởng đâu là biện pháp tích cực nhưng hóa chất benzol để khử chì lại là chất… sinh ung thư! Nói cách khác, xếp hàng mua xăng chẳng khác nào mua thuốc độc tính theo lít! Đã vậy, xăng còn tăng giá dài dài!
Sống là phải thở. Chính vì phải hít vào trong bầu không khí với thành phần rõ ràng tương khắc với sức khỏe mà bệnh thời đại, từ cao huyết áp bước qua đái tháo đường, “bất chiến tự nhiên thành”! Vấn đề đã được biết từ lâu nhưng đâu là giải pháp thì chưa có câu trả lời!
Theo VNE
Gần 90 người ồ ạt đổ bệnh chưa rõ nguyên do
Chiều ngày 16/7, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum cho biết, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một căn bệnh chưa tìm được tên.
Số người được cho là mắc bệnh lạ lên đến 87 người đều thuộc 2 xã Ya Chim và Đăk Nang (TP. Kon Tum) với thời gian được phát hiện là 20 ngày. Tất cả họ đều có chung triệu chứng: sốt, vàng da, vàng mắt, bệnh lây lan nhanh, nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị.
Ban đầu, ngành y tế Kon Tum cho rằng đây là bệnh viêm gan cấp, tác nhân gây bệnh là virus viêm gan A, E; đường lây là qua đường ăn uống, nguồn lây có thể từ phân người, phân gia súc, nguồn nước xử lý không hợp vệ sinh. Nhưng, sau khi kiểm tra 63 mẫu thì kết quả chỉ có 8/63 mẫu được xác định là bệnh viêm gan cấp tuýp A.
Hiện Trung tâm y tế dự phòng tỉnh này đã gửi các mẫu bệnh đến cơ quan Y tế Trung ương để xác định rõ nguyên nhân. Đồng thời cơ quan cũng phun thuốc tiêu độc, khử trùng, tổng vệ sinh môi trường... và tiếp tục xác định nguyên nhân.
Theo Dantri
Tin mới nhất
Phát hiện đáng lo về thứ gây ra 2,2 triệu ca tiểu đường mỗi năm
17:27:43 08/01/2025
Hơn 48% trong số tất cả các ca tiểu đường mới ở Colombia là do tiêu thụ đồ uống có đường; trong khi tỉ lệ này ở Mexico là khoảng 1/3. Ở Nam Phi, 27,6% các ca tiểu đường mới và 14,6% các ca bệnh tim mạch là do tiêu thụ đồ uống có đường.
Khuyến nghị mới nhất của WHO về HMPV khẳng định không có gì bất thường
17:24:08 08/01/2025
Diễn biến cúm mùa hiện đang gia tăng tại nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Á, Trung Mỹ và Caribe, cũng như các khu vực ở châu Phi, với các loại và phân loại cúm mùa khác nhau tùy thuộc vào địa điểm.
Uống rượu vang có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?
17:19:15 08/01/2025
Acid tartaric là một hóa chất tự nhiên có trong nho và các sản phẩm từ nho như rượu vang. Nó được bài tiết qua nước tiểu và có thể được đo để biết liệu một người có tiêu thụ rượu vang hoặc nho trong vòng 5-6 ngày qua hay không.
Cách chế biến món ăn từ thịt dê thích hợp cho mùa đông
08:42:43 07/01/2025
Nguyên nhân do vào mùa đông, dương khí trong cơ thể con người tiềm tàng vào bên trong, vì thế cơ thể dễ xuất hiện các tình trạng tay chân lạnh, khí huyết lưu thông kém.
Ăn nhiều trứng có gây hại cho tim?
08:32:19 07/01/2025
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng cholesterol trong thực phẩm không ảnh hưởng đáng kể đến mức cholesterol trong máu, vốn bị chi phối bởi yếu tố di truyền và các yếu tố dinh dưỡng khác.
Thuốc tránh thai có làm giảm ham muốn?
08:15:03 07/01/2025
Do đó, khi dùng thuốc tránh thai và thấy bản thân bị giảm ham muốn, chị em nên thăm khám bác sĩ và thảo luận về việc chuyển sang dùng một loại thuốc tránh thai khác ít ảnh hưởng lên việc ức chế nội tiết tố.
Nam thanh niên nhập viện vì nuốt xương heo khi ăn cháo
22:22:36 06/01/2025
Trong quá trình phẫu thuật kéo dài hơn một giờ, đội ngũ nhân viên y tế của các chuyên khoa Ngoại nhi cấp cứu bụng, Tai mũi họng, Gây mê hồi sức phối hợp lấy dị vật mà không làm tổn hại thêm đến thực quản.
Tăng ca mắc bệnh sởi ở Khánh Hòa, bác sĩ khuyến cáo điều các gia đình cần nhớ
22:20:23 06/01/2025
Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, bệnh sởi ở Khánh Hòa gia tăng mạnh vào mấy tháng gần đây. Từ đầu năm 2024 đến nay có hơn 600 trường hợp mắc bệnh sởi ở địa phương, không có ca tử vong.
Trường hợp tử vong nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk
22:08:22 06/01/2025
Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk tiến hành tư vấn cho người nhà bệnh nhân và truyền thông kiến thức phòng, chống bệnh dại cho gia đình và cộng đồng chung quanh.
Làm gì khi quên uống thuốc huyết áp?
22:05:16 06/01/2025
Việc quên một liều thuốc có thể không ảnh hưởng nhiều đến huyết áp, nhưng việc quên liều thường xuyên có thể dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ cao hơn.
Trẻ có độ cận cao hơn gấp đôi số tuổi của mình!
21:57:41 06/01/2025
Trong vòng 12 tuần cuối thai kỳ đến vài tuần đầu sau sinh, quá trình này tiếp tục tiến triển rất nhanh để khi trẻ được sinh ra, các mạch máu võng mạc được hoàn chỉnh hoàn toàn.
Nguy hiểm khi tháo túi ngực không đúng quy trình
21:50:29 06/01/2025
Với những trường hợp này không thể đặt túi ngực, bắt buộc bác sĩ phải phẫu thuật lại để xử lý sạch khoang đặt túi, cấy kháng sinh đồ, đặt dẫn lưu theo dõi và bơm rửa liên tục đến khi khoang ngực ổn định.