Hóa chất biến cá ở Malaysia thành “đồng tính”
Người Malaysia đang phải đối mặt với mối đe dọa mới từ nguồn nước, các dòng sông ô nhiễm có chất gây rối loạn nội tiết biến cá trở thành “đồng tính”, thậm chí “ lưỡng tính” – giáo sư Ahmad Zaharin Aris, Trường ĐH Putra Malaysia (UPM), khuyến cáo.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy con người và động vật có biểu hiện bất lợi đối với sức khỏe do tiếp xúc với các hóa chất trong môi trường có tương tác với hệ nội tiết.
Những ảnh hưởng này bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và các vấn đề sinh sản ở người lớn và khiếm khuyết tăng trưởng ở trẻ em.
Những hóa chất làm gián đoạn hệ thống nội tiết của con người đã có mặt trong nguồn cung cấp nước uống và thực phẩm ở Malaysia – ông Zaharin xác nhận.
Các hóa chất ô nhiễm trong nguồn nước khiến giới tính của cá bị biến đổi lệch lạc. Ảnh: Today Online
Các chất gây rối loạn nội tiết được các ngành công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm thải ra trong quá trình sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, như chất khử mùi, chất tẩy rửa và thuốc chữa bệnh. Nó còn được thải ra bởi những người sử dụng các mặt hàng trên – ông Zaharin nói.
Qua các công trình nghiên cứu một số nguồn nước ở Malaysia của Trường ĐH Putra Malaysia, ông Zaharin cho biết: “Các chất gây rối loạn nội tiết đã tạo ra sự thay đổi giới tính một cách lạ thường ở cá. Khi nội tiết tố bị phá vỡ, cá đã thay đổi thói quen tình dục của chúng, dẫn tới tình trạng con trống bị thu hút bởi con trống và con mái hấp dẫn con mái”.
Về bản chất, đó là cá đồng tính – ông Zaharin khẳng định tại một hội thảo về ô nhiễm tại các dòng sông.
Ngoài ra, còn có những con cá sinh ra có cơ quan sinh sản “lưỡng tính”, chẳng hạn như con cá trống có cơ quan sinh dục của con mái và ngược lại. Vì vậy, khi chúng ta ăn quá nhiều những con cá này, hóa chất độc hại có thể tích tụ trong cơ thể.
Ủy ban Dịch vụ Nước quốc gia Malaysia (SPAN) đang vạch ra kế hoạch giải quyết tình trạng các dòng sông ô nhiễm dai dẳng, dẫn đến việc phải cắt nguồn nước ở bang Selangor và làm cho 6.000 người ở gần khu công nghiệp Pasir Gudang, TP Johor mắc bệnh.
Các chuyên gia về nước coi chất gây rối loạn nội tiết là một dạng “chất gây ô nhiễm mới nổi”, tồn tại dưới dạng hạt vi nhựa có trong nước thải được tìm thấy với số lượng ngày càng tăng.
Chủ tịch SPAN Charles Santiago cho biết các chất ô nhiễm này là một trong những thách thức mới đối với ngành công nghiệp nước Malaysia.
Video đang HOT
Chuyên gia Zaharin nói thêm rằng hiện có khoảng 40.000 “chất gây ô nhiễm mới nổi”, trong đó chỉ có vài trăm chất được xác định. Theo ông, người tiêu dùng cần phải nhận thức được sự nguy hiểm của các chất này và hạn chế tiếp xúc với chúng đến mức tối thiểu.
Theo ông, hãy sử dụng chai thủy tinh đựng nước thay cho chai nhựa và ăn cá với số lượng vừa phải.
Gia Minh
Theo Today Online/nld.com.vn
Những việc tuyệt đối không nên làm khi bị bỏng
Khi bị bỏng, thay vì tới bệnh viện thì nhiều người lại bôi thuốc nam, kem đánh răng... để trị bỏng, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Bỏng là tình trạng do tác động bởi nguồn nhiệt bên ngoài khiến cấu trúc da bị tổn thương. Bỏng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có: bỏng do nước sôi, lửa, dầu sôi, bỏng điện, hay bỏng do hóa chất bắn vào khiến vùng da bị tổn thương.
Nếu ở cấp độ nặng nhất, người bị bỏng có thể thiệt mạng. Bởi vậy, việc sơ cứu đúng cách khi bị bỏng là việc làm rất quan trọng để hạn chế tối đa sát thương gây ra.
Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, nhiều người hiện nay khi bị bỏng thay vì đến bệnh viện điều trị lại có thói quen bôi thuốc nam, kem đánh răng hay nước mắm, mỡ... lên vết bỏng, đây là quan niệm sai lầm cần phải loại bỏ để tránh biến chứng nguy hiểm.
Những điều không nên làm khi bị bỏng
Sau khi bị bỏng không nên để lâu mà nên sơ cứu nhanh nhất trong 15 - 20 phút để giảm độ sâu của bỏng.
Ngâm vết bỏng vào nước đá: Sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi sơ cứu vết bỏng đó là ngâm vết thương vào nước đá hay đá lạnh để giảm bớt nhiệt độ. Tuy nhiên, việc làm này khiến vùng da bị bỏng tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh dẫn đến hạ thân nhiệt, gây co mạch máu, co cơ, khiến tình trạng bỏng trở nên nặng hơn.
Ngâm vết bỏng vào nước đá là quan niệm sai lầm. (Ảnh: VnExpress)
Bôi dung dịch lạ lên vết bỏng: Nếu bị bỏng thì không nên sử dụng mấy cách như bôi nước mắm, xà phòng, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương... Cách làm này có thể khiến cho vết bỏng bị nhiễm trùng, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tốn kém hơn.
Ngoài ra, có nhiều người dùng kem đánh răng bôi lên vết bỏng để làm dịu cơn đau. Nhưng ít ai biết, trong kem đánh răng có chứa thành phần kiềm nhẹ khi bôi lên sẽ càng làm vết thương thêm trầm trọng.
Chọc vết bỏng: Khoảng thời gian sau khi bị bỏng sẽ xuất hiện những bọng nước kích cỡ lớn nhỏ khác nhau khiến cơ thể khó chịu. Tuy nhiên, mọi người không nên chọc vỡ những bọng nước đó. Bởi khi vết bỏng vỡ, vi khuẩn bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng và làm tổn thương.
Cách sơ cứu cho người bị bỏng
Bước 1: Đưa người bị nạn ra khỏi khu vực xảy ra tai nạn. Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm trùng, sau đó xả nhẹ nước mát trong 15 phút. Điều này giúp cho vết thương dịu đi, tránh đau rát, sưng, vết bỏng cũng không ăn sâu.
Bước 2: Sử dụng gạc sạch, vô khuẩn hoặc vải nhỏ sạch để bang vùng da bị bỏng, tránh tiếp xúc bụi bẩn.
Bước 3: Nếu bỏng nhẹ và diện tích nhỏ, bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà, bởi vùng da bị bỏng có khả năng tự liền. Còn đối với trường hợp bị bỏng nặng, diện tích lớn, bệnh nhân nên được sơ cứu cơ bản ban đầu rồi nhanh chóng tới cơ sở, trung tâm y tế gần nhất kịp thời điều trị.
Trường hợp bị bỏng do lửa, lửa cháy lên quần áo và người bị nạn hoảng loạn không thể tự xử lý thì cần có người giúp đỡ, sơ cứu theo các bước:
Bước 1: Giữ cho người bị nạn không hốt hoảng để tránh bị bắt lửa nhiều hơn.
Bước 2: Đặt người bị nạn trong tư thế nằm yên trên sàn, hướng vế bị bỏng lên trên rồi sử dụng cát, nước hoặc áo khoác, áo choàng, chăn hay mảnh vải lớn nhưng không phải những vật liệu như nilon dễ cháy bọc người bị nạn và dập lửa. Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi vùng nguy hiểm và đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu.
Sau khi bị bỏng cần xả vết thương dưới nước mát để hạ nhiệt. (Ảnh: Vietnammoi)
Nếu bị bỏng hóa chất thì cần sơ cứu như sau:
Bước 1: Nhanh chóng tách nạn nhân khỏi tác nhân gây bỏng.
Bước 2: Cởi bỏ trang phục, đồ trang sức có tiếp xúc hóa chất.
Bước 3: Rửa sạch vùng bỏng dưới nước lạnh. Với hóa chất khô, dạng bột cần lau sạch trước khi rửa nước và khi rửa cần đeo găng tay hoặc dụng cụ thích hợp.
Bước 4: Băng vết thương bằng vải sạch, gạc vô trùng quấn nhẹ, không siết chặt.
Bước 5: Nhanh chóng đến bệnh viện, trung tâm y tế để điều trị.
Những điều cần lưu ý khi xử lý vết bỏng:
Trường hợp bỏng ở diện tích lớn không nên cởi quần áo, tránh chạm vào vết thương.
Bạn nên cẩn thận cởi bỏ tư trang, những vật cứng khỏi vùng bỏng để tránh bị sưng.
Bạn cũng cần giữ vệ sinh vết thương, tránh nhiễm trùng.
Đối với trẻ em bị bỏng thì nguy hiểm hơn, người xung quanh cần giữ bình tĩnh và sơ cứu nhanh cho trẻ để tránh trẻ bị sốc.
Phòng tránh mọi tác nhân nguy hiểm cho trẻ khi ở nhà, cần sự giám sát của người lớn, đồ đạc cần sắp xếp hợp lý, tránh xa những vấn đề liên quan đến nhà bếp, phích nước sôi, đồ ăn mới nấu, bàn là,...
Theo VTC
Cẩn thận rước ung thư, mài mòn men răng vì những sản phẩm làm trắng răng giá rẻ bán đầy trên mạng Số lượng người bị bỏng, loét miệng do hóa chất sau khi dùng các sản phẩm làm trắng răng DIY đang ngày càng tăng cao tại Úc. Trong vài năm trở lại đây những loại kem, dầu, bột hay gel làm trắng răng giá rẻ đang được sử dụng một cách phổ biến nhờ vào sức mạnh quảng cáo của mạng xã hội....