Hóa chất Acetonitrile có trong rượu gây ngộ độc ra sao?
Acetonitrile thường không phải là thành phần tự nhiên trong rượu. Nếu Acetonitrile được sử dụng bất hợp pháp trong quá trình sản xuất rượu hoặc pha trộn rượu giả, thì ngộ độc Acetonitrile có thể xảy ra.
Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội), vụ ngộ độc ở Hà Nội, khiến 2 tử vong và 20 người nhập viện cấp cứu gần đây là do ngộ độc hóa chất Acetonitrile có trong rượu trắng. Rượu này do nhân viên Công ty TNHH MTV NBC Pacific mang đến bữa tiệc.
Nhiều người thắc mắc Acetonitrile sinh ra từ đâu, có phải là thành phần trong rượu hay không? Chất này độc đến mức nào?
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trong các vụ ngộ độc rượu, thủ phạm phổ biến thường là Methanol, không phải Acetonitrile. Methanol được dùng làm dung môi công nghiệp và đôi khi bị pha trộn vào rượu giả, gây ngộ độc nghiêm trọng.
Video đang HOT
Bệnh nhân trong sự cố an toàn thực phẩm tại một Trung tâm hội nghị ở Quận Long Biên (Hà Nội) điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC.
Còn Acetonitrile là một dung môi công nghiệp được sử dụng trong sản xuất hóa chất, dược phẩm và các ứng dụng kỹ thuật. Acetonitrile thường không phải là thành phần tự nhiên trong rượu. Tuy nhiên, nếu Acetonitrile được sử dụng một cách bất hợp pháp trong quá trình sản xuất rượu hoặc pha trộn rượu giả, thì ngộ độc Acetonitrile có thể xảy ra.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, khi vào cơ thể, Acetonitrile được chuyển hóa thành Cyanide, một chất cực độc và có thể gây ngộ độc nghiêm trọng. Hít phải acrylonitrile có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm hắt hơi, tức ngực, ho, yếu tay chân, buồn nôn và nôn, buồn ngủ, nhịp tim không đều, co giật và ngất xỉu.
“Nhìn chung, mức độ phơi nhiễm càng nghiêm trọng thì các triệu chứng càng nghiêm trọng. Trong cơ thể, acrylonitrile phân hủy để giải phóng xyanua. Các triệu chứng có thể xảy ra do bất kỳ loại phơi nhiễm nào với acrylonitrile bao gồm qua da hoặc qua đường tiêu hóa”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh thông tin.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, Methanol nếu kết hợp Acetonitrile, khi nhiễm vào cơ thể sẽ phân giải thành hợp chất xyanua rất độc, có thể gây chết người.
“Tôi cũng không loại trừ khả năng can đựng rượu trước đó có chứa Acetonitrile, khi tái sử dụng súc rửa chưa sạch. Rượu là dung môi rất tốt hòa tan nên không loại trừ khả năng khi rót rượu vào Acetonitrile còn dính lại ở can gây ra độc tố gây chết người”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Liên quan đến sự việc, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho hay, với các đặc điểm phức tạp, nặng nề và cấp tính của các ca bệnh bị ngộ độc vẫn rất cần theo dõi sát, đánh giá tiếp, điều trị tích cực và có thêm các thông tin tiếp theo mới có thể giúp các bệnh nhân hồi phục chắc chắn và đi tới kết luận cuối cùng.
Ngộ độc nước lau sàn vì tưởng nước ngọt
Mới đây, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân 60 tuổi uống nhầm nước lau sàn.
Sự việc xảy ra khi bệnh nhân N.V.D, trú tại TP Hạ Long, vô tình uống phải 2 ngụm dung dịch lau sàn có chứa acid citric được đựng trong chai nước ngọt.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Theo đó, bệnh nhân N.V.D (60 tuổi, trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng rát miệng họng, không đau ngực, không đau bụng. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân được các bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng. Kết quả nội soi cho thấy niêm mạc họng bị nề nhẹ, nhưng may mắn là dạ dày không có tổn thương do hóa chất.
Bác sĩ xác định đây là trường hợp ngộ độc hóa chất lau sàn và nhanh chóng tiến hành các biện pháp điều trị như bài niệu, giảm tiết và thải độc.
Bác sĩ Ngô Quang Trường - khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: "Mức độ tổn thương khi ngộ độc hóa chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hóa chất, liều lượng, nồng độ và thời gian đến viện. Các biểu hiện ban đầu thường là bỏng rát, đỏ, nề ở niêm mạc miệng và họng. Trong trường hợp nặng, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như bỏng thực quản, dạ dày, thậm chí dẫn đến tử vong".
May mắn là bệnh nhân N.V.D chỉ uống phải một lượng nhỏ hóa chất và được cấp cứu kịp thời nên không gặp biến chứng nặng. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, các chỉ số xét nghiệm gan thận đều trong giới hạn bình thường.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên về ngộ độc hóa chất mà Bệnh viện Bãi Cháy tiếp nhận. Trước đó, khoa Hồi sức tích cực và Chống độc đã từng điều trị cho nhiều bệnh nhân bị ngộ độc các loại hóa chất như nước lau sàn, nước tẩy rửa, xăng, bao gồm cả người lớn và trẻ em.
Từ sự việc này, các bác sĩ khuyến cáo: khi phát hiện người bị ngộ độc hóa chất, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Tuyệt đối không cố gắng gây nôn cho bệnh nhân, vì điều này có thể gây sặc hóa chất hoặc làm lan rộng tổn thương. Cần bảo quản các loại hóa chất trong bình chứa riêng, có nhãn ghi chú rõ ràng để tránh nhầm lẫn. Đặt các hóa chất ở nơi kín đáo, xa tầm với của trẻ nhỏ.
Người đàn ông phải đi cấp cứu chỉ sau bữa nhậu Các bác sĩ khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, đã tiếp nhận và xử trí thành công trường hợp người bệnh nguy kịch do ngộ độc rượu. Bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Tam Nông thăm khám cho người bệnh. Ông T.Q.K. (60 tuổi, xã Dị Nậu, huyện Tam Nông,...