Hòa Bình: Nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông thôn để hỗ trợ nông dân
Từ ngày 29 – 31.7, Hội Nông dân (ND) tỉnh Hòa Bình tổ chức Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023. Về dự đại hội có 209 đại biểu đại diện cho hơn 130.000 cán bộ, hội viên, nông dân trong toàn tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lương Quốc Đoàn dự và chỉ đạo đại hội.
Khẳng định sự phát triển vững mạnh
Đại hội đại biểu ND tỉnh Hòa Bình lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023 đã tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh của các cấp Hội ND trong tỉnh. Với sự đóng góp của hội viên, ND, của các cấp Hội ND trong tỉnh, bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tiếp tục phát triển và vững mạnh.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lương Quốc Đoàn (thứ 4 bên trái, hàng đầu) chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu dự Đại hội. Ảnh: T.V
Bà Nguyễn Thị Cẩm Phương – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hòa Bình đã có bài phát biểu khai mạc nêu bật những thành tích mà Hội ND các cấp trong tỉnh đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Theo đó, các cấp Hội ND đã bám sát sự chỉ đạo của các cấp ủy, phối hợp với chính quyền để tổ chức cho hội viên, ND thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; phổ biến kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất; tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho ND…
Báo cáo chính trị tại đại hội do ông Nguyễn Thế Hách – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh trình bày nêu rõ, trong nhiệm kỳ qua, Hội ND tỉnh đã khẳng định vai trò trong việc tập hợp ND và xây dựng các cấp Hội ngày càng vững mạnh; là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới…
Về phát triển nông nghiệp, các cấp Hội đã tham gia xây dựng những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: Cây có múi, vùng chuyên mía, rau hữu cơ, nuôi thủy sản hồ thủy điện… Các cấp Hội đã vận động hội viên, ND chuyển đổi những diện tích đất lúa, màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tiếp tục đạt được nhiều kết quả. Số hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp khoảng 34.000 hộ/năm…Hội đã tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ ND phát triển sản xuất, giảm nghèo, làm giàu. Các hộ ND giỏi cùng với Hội giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn vươn lên…
Video đang HOT
Nắm chắc tình hình nông dân
Tham luận tại đại hội, nhiều đại biểu đã khẳng định, trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội ND tỉnh Hòa Bình đã làm được nhiều việc thiết thực đối với ND, phong trào nông dân, qua đó xây dựng phát triển tổ chức Hội vững mạnh.
Hoạt động Hội và các phong trào thi đua trong ND đã đi vào chiều sâu theo hướng gắn liền với lợi ích thiết thực của ND. Các cấp Hội đã cơ bản đổi mới nội dung, phương thức, lề lối làm việc. Các hình thức sinh hoạt chi, tổ hội tiếp tục được đổi mới gắn với nhu cầu sát thực của đời sống sản xuất, sinh hoạt của ND.
Báo cáo chính trị trình đại hội nêu rõ, đến nay toàn tỉnh có 208 cơ sở Hội, 1.972 chi hội (tăng 43 chi hội so nhiệm kỳ 2008-2013); 2.686 tổ hội ( tăng 104 tổ hội so nhiệm kỳ 2008-2013); thu hút hơn 133.600 hội viên (tăng hơn 13.000 hội viên so nhiệm kỳ 2008 – 2013… Đội ngũ cán bộ hội có bước trưởng thành, 100% cán bộ hội cấp tỉnh, huyện đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và 70% cán bộ hội cơ sở đạt chuẩn theo quy định, bước đầu đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Phát biểu chỉ đạo đại hội, ông Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh ghi nhận, đánh giá cao kết quả các mặt công tác, các phong trào thi đua của Hội ND tỉnh nhà trong 5 năm qua; biểu dương nỗ lực công tác của đội ngũ cán bộ Hội ND các cấp trong tỉnh.
Tuy nhiên, người đứng đầu cấp ủy tỉnh Hòa Bình cũng yêu cầu, trong nhiệm kỳ 2018-2023, Hội ND các cấp trong tỉnh cần tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, vận động hội viên, ND. Việc nắm sát tình hình tâm tư, nguyện vọng của ND phải được cán bộ hội sâu sát hơn; cách thức hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ, dạy nghề cho ND cần có giải pháp nâng cao về số lượng, chất lượng; các hoạt động của Hội cần gắn liền với việc thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn…
Tại đại hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận, nhất trí với 11 chỉ tiêu thi đua trong nhiệm kỳ 2018-2023, trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng như 100% chi hội có quỹ mức 80.000 đồng/hội viên/năm trở lên; tăng trưởng Quỹ HTND bình quân 10%/năm trở lên; 45 – 50% hộ đăng ký phấn đấu ND giỏi các cấp; 100% Hội ND cấp xã xây dựng được 1 mô hình kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả; 100% Hội ND các cấp tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề, hỗ trợ ND; 100% Hội ND cấp xã xây dựng ít nhất 1 mô hình “Nhà sạch – Vườn đẹp – Môi trường trong lành – Ngõ xóm văn minh”…
Theo Danviet
Sơn La: Nhiều hộ nông dân đổi đời nhờ "bà đỡ" mát tay
Là tỉnh miền núi với 80% dân số sống bằng nghề nông, đó là thuận lợi, cũng là thách thức đối với Hội Nông dân (ND) tỉnh Sơn La trong việc chỉ đạo, vận động hội viên, nông dân thực hiện xóa nghèo, làm giàu, nâng cao chất lượng cuộc sống.
"Bà đỡ" cho nông dân
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện thành công nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020, Hội ND tỉnh Sơn La đã có nhiều giải pháp thiết thực nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội, tăng tiềm lực cho hội viên, nông dân. Trong đó, việc tuyên truyền thay đổi nhận thức, đẩy mạnh thi đua xóa đói, làm giàu luôn được đề cao.
6 tháng đầu năm nay, hàng trăm tấn hoa quả tươi của Sơn la được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới; trong đó có xoài Yên Châu và nhãn Sông Mã. Ảnh: X.T
6 tháng đầu năm 2018, nông dân Sơn La đã thu hoạch được: 9.827 tấn chuối; 5.497 tấn mận; 1.357 tấn cam; 526 tấn bưởi; 140 tấn chanh leo; 5.449 tấn chè; 64 tấn cao su. Tổng đàn trâu hiện có 142.303 con, đàn bò 295.701 con, đàn lợn 607.568 con, đàn gia cầm 6,484 triệu con. Sản xuất thuỷ sản phát triển khá, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông Đà; sản lượng nuôi trồng 2.831 tấn; khai thác 441 tấn.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm, các cấp Hội trong tỉnh đã tổ chức tuyên truyền cho hơn 151.500 lượt hội viên, nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết của Hội, các gương điển hình lao động sản xuất... Song song với hoạt động tuyên truyền, công tác đào tạo, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nông dân chủ động tạo việc làm, tăng thu nhập cũng được chú trọng.
Từ đầu năm đến nay, đã có 341 lớp dạy nghề, tập huấn cho nông dân về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, xây dựng kinh tế trang trại gắn với chuỗi dịch vụ nông nghiệp, tạo nền tảng phát triển nông nghiệp 4.0... Hội cũng đã tăng cường vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia xây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác để nâng cao năng lực sản xuất, tăng sức cạnh tranh nông sản trên thị trường. Tính đến nay, toàn tỉnh có 315 hợp tác xã nông nghiệp (19 HTX rau, củ; 78 HTX cây ăn quả; 25 HTX chăn nuôi; 67 HTX thủy sản; 126 HTX khác); 52 tổ hợp tác nông nghiệp với 937 tổ viên và 1.040 lao động.
Hội nông dân các cấp trong tỉnh đã hoàn thiện vai trò "bà đỡ" cho nông dân trên các lĩnh vực: Tạo vốn vay, giải quyết việc làm; hỗ trợ đầu vào cho sản xuất. Tính đến hết tháng 5, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp Hội ND tỉnh Sơn La đã đạt 44.265,938 triệu đồng (trong đó Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương ủy thác 14.300 triệu đồng, Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh 11.559,418 triệu đồng. Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện 18.406,52 triệu đồng đã giúp 1.318 lượt hộ nông dân vay vốn xây dựng 164 mô hình kinh tế hợp tác, liên kết (tổ, nhóm) sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, Hội còn đứng ra ủy thác, tín chấp để nông dân trong tỉnh được vay vốn ưu đãi, được mua giống, phân bón trả chậm với tổng trị giá lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Chung tay giúp Sơn La "thay da, đổi thịt"
Trước sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp Hội ND, hội viên, nông dân tỉnh Sơn La có thêm động lực phát triển, biến ý tưởng xóa nghèo thành hiện thực. Trên mặt trận sản xuất nông - lâm nghiệp, dù gặp không ít khó khăn về thời tiết, giá cả, dịch bệnh... nhưng kết quả nông nghiệp của Sơn La vẫn đạt cao.
Theo báo cáo của Cục Thống kê Sơn La, tổng sản phẩm trên địa bàn Sơn La 6 tháng đầu năm 2018 tăng 7,81% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông nghiệp và thủy sản tăng 4,72%. Đáng chú ý là diện tích cây rau màu ngắn ngày và cây lâu năm tiếp tục phát triển mạnh. Hiện đã có hàng chục chuỗi liên kết nông sản và nhiều chỉ dẫn địa lý được tỉnh, Hội ND và các huyện, thành phố quan tâm đầu tư, tạo sức vươn ra thị trường.
Ông Hoàng Sương - Chủ tịch Hội ND tỉnh Sơn La cho biết: "Chưa bao giờ thấy phong trào thi đua của nông dân mạnh và sâu rộng như hiện nay. Các điển hình tiên tiến xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, nhiều độ tuổi và nhiều cấp độ. Cùng với năng lực sản xuất đời sống của nông dân Sơn La cũng đã có những thay đổi đáng kể".
Cụ thể, hiện Sơn La có 44.988ha diện tích cây ăn quả; 28.271ha cây lấy sản phẩm chủ yếu cho công nghiệp chế biến; diện tích cây trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP hiện có 248ha chè, 186ha rau các loại, 121ha nhãn, 26ha xoài, 20ha na, 17ha cam, 0,8ha chanh leo, 0,5ha mận, 0,5ha thanh long, 0,5ha dâu tây và 0,2ha bưởi.
Lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển ổn định. Tổng đàn trâu hiện có 142.303 con, đàn bò 295.701 con, đàn lợn 607.568 con, đàn gia cầm 6,484 triệu con. Sản xuất thuỷ sản phát triển khá, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông Đà...
Theo Danviet
Thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng nhờ nuôi đàn bò 16 con Đó là hộ anh Nguyễn Thanh Phong, Long Phước, TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện anh đang nuôi đàn bò 16 con, trong đó có 12 con bò nái sinh sản. Bình quân mỗi năm, gia đình anh Phong bán bê giống, bò thịt có thu nhập 100 triệu đồng. Nhờ được tiếp cận kịp thời nguồn vốn ưu đãi...