Hòa Bình: ‘Mâm cỗ lá truyền thống của người Mường lớn nhất Việt Nam’
Ngày 7/12, tại Hòa Bình, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng chứng nhận xác lập kỷ lục “Mâm cỗ lá truyền thống của người Mường ở Hòa Bình lớn nhất Việt Nam”.
Ngày 7/12, trong khuôn khổ Tuần Văn hóa – Du lịch Hòa Bình năm 2019, tại Quảng trường Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Liên hoan ẩm thực và trình diễn nghề truyền thống tỉnh Hòa Bình năm 2019.
Tại liên hoan, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng chứng nhận xác lập kỷ lục “Mâm cỗ lá truyền thống của người Mường ở Hòa Bình lớn nhất Việt Nam”.
Ở giữa mâm cỗ bày món thịt nướng, được tẩm ướp gia vị lấy từ núi rừng Tây Bắc. Xung quanh món thịt nướng là món thịt lợn Mường sạch hấp.
Video đang HOT
Tiếp đó bày các món như: lòng lợn, nộm tai lợn, cá sông Đà nướng… Để thực hiện được mâm cỗ lá khổng lồ này, chủ nhân mâm cỗ phải chuẩn bị nguyên liệu thực phẩm từ nhiều ngày trước.
Cá nướng, sôi ngũ sắc, rau sống… và cuối cùng là bánh được làm bằng gạo nếp, gói hình con ốc bằng lá chít (gọi là bánh ốc) bày ngoài cùng xung quanh mâm cỗ tạo nên màu sắc và sự đa dạng.
Chị Hương cũng cho hay, để làm được mâm cỗ, kịp trưng bày trong ngày lễ, sáng 7/12, 30 người phải dậy sớm, làm từ 2h sáng đến 7h, hết khoảng 6 tiếng đồng hồ mới xong mâm cỗ đặc biệt này.
Chị Hương tâm sự thêm, cỗ lá là món ăn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có mâm cỗ nào “khủng” như mâm cỗ này. Vì thế mâm cỗ đã được xác lập kỷ lục Việt Nam.
Được biết, liên hoan ẩm thực và trình diễn nghề truyền thống tỉnh Hòa Bình năm 2019 có sự tham gia của 12 gian hàng thi ẩm thực, trưng bày đến từ 11 huyện, thành phố; 10 làng nghề tiêu biểu của các địa phương trên địa bàn, tổ chức thực hiện chế biến, trình diễn các món ăn đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh. Liên hoan sẽ diễn ra đến hết ngày 9/12.
Theo Dân Trí
5 đặc sản nhất định phải thử khi đến Mộc Châu
Không chỉ sở hữu khí hậu quanh năm mát mẻ, Mộc Châu (Sơn La) còn gây thương nhớ với du khách bởi các món đặc sản nổi tiếng. Dưới đây là 5 món bạn không thể bỏ qua khi tới đây.
Nhắc tới Mộc Châu, du khách sẽ nhớ ngay đến sữa tươi, đặc sản làm nên thương hiệu cho mảnh đất này. Món đồ uống gây mê mẩn bởi hương vị béo ngậy, nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon. Ngoài ra, bạn có thể ngắm nhìn quy trình sản xuất, tới thăm các trang trại bò sữa ở nơi đây. Ảnh: Moc Chau Food.
Được làm từ thịt bê còn non, thịt bê chao gây thương nhớ với du khách bởi phần thịt mềm ngọt, lớp da giòn thơm phức. Sau khi xắt thành từng miếng vuông, thịt ướp gia vị và chao qua chảo dầu sôi, chấm kèm nước tương sánh đặc. Nhâm nhi cùng rượu táo mèo là cách người dân thưởng thức trọn vẹn đặc sản phố núi này. Ảnh: Lê Thuận .
Người dân tại Mộc Châu chế biến cá suối thành nhiều món khác nhau, phổ biến nhất là cá nướng. Sau khi làm sạch, những con cá sẽ được đầu bếp giữ nguyên hình dáng rồi nướng vàng trên bếp than củi. Để tạo nên hương vị thơm ngon, nguyên liệu ướp cùng các gia vị đặc trưng như rau thơm, sả, ớt và không thể thiếu mắc khén - loại hạt tiêu nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc. Ảnh: Dulichmocchau.
Ốc đá Suối Bàng chỉ sinh sống trong các hang động, khe núi và xuất hiện vào mùa mưa để kiếm ăn. Sau khi làm sạch, ốc được đầu bếp luộc cùng sả, đem nấu với lá nồm, lá chua hoặc măng chua. Món ăn ghi điểm với phần thịt bùi, giòn sật, thích hợp cho các buổi tụ tập cùng bạn bè trên vùng cao. Ảnh: Mocchautourism.
Rau tầm bóp được biết đến là một trong những thứ rau sạch của núi rừng Mộc Châu. Người dân sau khi ngắt về sẽ chế biến món ăn theo nhiều cách khác nhau như luộc, xào... Du khách ban đầu sẽ cảm thấy đăng đắng ở phía đầu lưỡi, sau đó hương vị ngọt dần khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Ảnh: Hoàng Huế.
Theo Zing
Cá nướng mà ăn giữa rừng Cá lóc nướng trui khi chín đều thì màu da sẽ chuyển sang vàng ruộm, mùi thơm bốc lên Đầu bếp nướng cá bằng củi tràm trong không gian rất "tràm" xung quanhGiờ mà có một đám bạn ngồi tụ lại tán dóc chuyện ăn uống, hỏi tui tháng 10 có mùi vị nào làm tui nhớ nhất, hẳn tui sẽ trả lời...