Hòa Bình: Hơn 20.000ha đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang phi nông nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) tỉnh Hòa Bình.
Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình có 369.792 ha đất nông nghiệp, chiếm 46,22%; đất phi nông nghiệp là 73.104 ha, chiếm 9,14%; đất đô thị 13.650 ha, chiếm 1,71%.
Đối với các khu chức năng, đến năm 2020, khu sản xuất nông nghiệp có 76.113 ha; khu lâm nghiệp 313.097 ha; khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có 44.738 ha; khu phát triển công nghiệp 2.843 ha; khu đô thị có 13.650 ha; khu thương mại – dịch vụ 4.601 ha; khu dân cư nông thôn có 46.873 ha.
Từ năm 2016-2020, có 20.346 ha đất nông nghiệp được chuyển sang phi nông nghiệp; 20.794 ha chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp; 121 ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở.
Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020), trong đó rà soát điều chỉnh quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) của tỉnh; việc tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực.
Chính phủ cũng yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và đã cho thuê.
Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật đất đai…
Video đang HOT
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Cơ hội khi TP.HCM chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp
Việc Thủ tướng Chính phủ cho phép TP.HCM chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ, bất động sản sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp địa ốc, trong bối cảnh quỹ đất để phát triển các dự án bất động sản tại TP.HCM ngày càng bị thu hẹp.
Trong quy hoạch sử dụng đất của TP.HCM, vẫn dành một diện tích nhất định cho đất lúa. Ảnh: Gia Huy.
Việc Thủ tướng Chính phủ cho phép TP.HCM chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ, bất động sản sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp địa ốc, trong bối cảnh quỹ đất để phát triển các dự án bất động sản tại TP.HCM ngày càng bị thu hẹp.
Sẽ đấu giá quỹ đất chuyển đổi
Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND TP.HCM diễn ra tuần trước, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép TP.HCM chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ, bất động sản.
Theo ông Nhân, đất nông nghiệp của TP.HCM hiện chiếm khoảng 55% tổng diện tích đất, nhưng đóng góp của nông nghiệp vào GRDP của Thành phố chỉ đạt 0,8%. Trong khi đó, đất cho công nghiệp, dịch vụ chiếm 8%, nhưng đóng góp đến 99% GRDP.
Vì vậy, TP.HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, nhằm tăng diện tích đất cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, bất động sản tại TP.HCM hiện nay.
Quỹ đất được chuyển đổi mục đích nằm tại các quận 2, 9, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, vốn là đất trồng lúa phục vụ an ninh lương thực quốc gia và đất trồng cây lâu năm, nhưng đã nhiều năm không thể canh tác bởi tác động của đô thị hóa, ô nhiễm nguồn nước...
Hầu hết quỹ đất nông nghiệp này đã nằm trong ranh giới các khu đô thị được xác định trong lần điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025, được phê duyệt năm 2010, như đô thị cảng Hiệp Phước, Tây Bắc Củ Chi, Bình Quới - Thanh Đa...
"Với quỹ đất này, các doanh nghiệp sẽ thực hiện hình thức mua đấu giá. Ước tính sơ bộ, giá trị của quỹ đất nếu thực hiện đấu giá là 1,5 triệu tỷ đồng", Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, đối với 26.000 ha chuyển mục đích sử dụng, nếu đất nông nghiệp của người dân thuộc quy hoạch đất ở, thì người dân được chuyển mục đích để xây nhà.
Với nhà đầu tư, nếu chuyển mục đích sử dụng khu đất đã chọn, phải được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và phải hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trước khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
Với những dự ándo Nhà nước thu hồi đất, sau khi bồi thường giải phóng mặt bằng, mới thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất.
Về tiến trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ông Trương Trung Kiên, Trưởng ban Đô thị (HĐND TP.HCM) cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng kế hoạch, báo cáo UBND TP.HCM xem xét, sau đó có tờ trình gửi HĐND TP.HCM.
Ông Kiên cũng nhấn mạnh, trong quy hoạch sử dụng đất của TP.HCM, vẫn dành một diện tích nhất định cho đất lúa, chứ không phải chuyển đổi toàn bộ diện tích đất lúa sang đất phi nông nghiệp.
Cơ hội cho doanh nghiệp địa ốc
Theo các chuyên gia bất động sản, trong bối cảnh TP.HCM đang thiếu nguồn vốn để thực hiện 7 chương trình đột phá đến năm 2020, như chỉnh trang đô thị, di dời nhà ở ven kênh, chung cư cũ, giãn dân..., việc bán đấu giá 26.000 ha đất sẽ thu về khoản tiền lớn để Thành phố có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện các kế hoạch đặt ra.
Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp địa ốc trong và ngoài nước xuống vốn đầu tư quỹ đất để phát triển dự án bất động sản, đón lõng chương trình giãn dân của TP.HCM.
Hơn nữa, bản Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối năm 2017 cũng đã tạo ra "cơn sốt" săn quỹ đất chờ phát triển dự án.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM phân tích, để triển khai thực hiện bản quy hoạch này, cần thời gian chuẩn bị 5 - 10 năm nữa.
Khi đó, hạ tầng giao thông phát triển hơn, liên kết vùng TP.HCM với các tỉnh lân cận được đẩy mạnh, cùng với việc triển khai chính sách giãn dân của TP.HCM về vùng ven cơ bản hoàn thiện, sẽ là lúc cần những dự án bất động sản lớn để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.
"Quỹ đất 26.000 ha chuyển đổi mục đích sử dụng sắp được TP.HCM đưa ra đấu giá nằm chủ yếu ở vùng ven TP.HCM. Doanh nghiệp đấu giá thành công sẽ có được các quỹ đất đẹp, nhiều lợi thế để đón đầu nhu cầu thị trường nhà đất tại những khu vực này trong thời gian tới", ông Châu nói.
Về phía doanh nghiệp địa ốc, ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc HungThinh Land cho rằng, 26.000 ha đất được chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ đáp ứng nhu cầu lớn của các doanh nghiệp địa ốc, bởi quỹ đất để phát triển bất động sản tại TP.HCM đang khan hiếm.
Trong khi đó, không chỉ doanh nghiệp trong nước, mà nhiều doanh nghiệp ngoại cũng đang "đổ bộ", săn lùng quỹ đất tại TP.HCM để phát triển dự án bất động sản, khiến cuộc cạnh tranh giành quỹ đất ngày càng trở nên gay gắt.
"Việc chuẩn bị sẵn những quỹ đất đẹp tại các các khu vực vùng ven của TP.HCM sẽ tạo đà cho doanh nghiệp địa ốc phát triển thị trường vững chắc hơn trong thời gian tới, khi chương trình phát triển liên kết vùng TP.HCM mở rộng được thực hiện", ông Hiền nói.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
à Nẵng thu hồi 11 khu vực ven biển phục vụ cộng đồng Ngày 10/7, HND thành phố à Nẵng khóa IX khai mạc kỳ họp thứ 7, trong đó, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai các dự án ven biển thu hút sự quan tâm của các đại biểu. Đại biểu Phùng Phú Phong cho rằng, quy hoạch phát triển các dự án ven biển đã khiến rừng dương bị thay thế bởi...