Hòa Bình: Hàng nghìn tỷ phú “xếp hàng” đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi
Với việc chuyển đổi các làm ăn, từ nuôi dê, đến trồng cam, trồng bưởi… , tỉnh Hòa Bình ngày càng xuất hiện nhiều tỷ phú nông dân hơn. Hiện đang có hàng nghìn hội viên nông dân “xếp hàng” xin đăng ký vào phong tròng “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”.
Ông Tạ Đình Đào, một trong hàng trăm tỷ phú ở thị trấn Cao Phong thành công trong việc trồng cam và liên tục tham gia phong trào Nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi của tỉnh.
Theo báo cáo của Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình, tính đến cuối tháng 9.2017, toàn tỉnh Hòa Bình đã có trên 70.800 hộ đăng ký phấn đấu đạt Danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp. Trong đó có hàng nghìn tỷ phú của các huyện Cao Phong, Tân Lạc và Kim Bôi… tham gia đăng ký.
Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã phát động đến 100% xã, phường, thị trấn và vận động hội viên đăng ký tham gia.
Trong 9 tháng đầu năm nay, Hội Nông dân tỉnh cũng đã tiến hành giải ngân Quỹ Hỗ trợ nông dân cho 14 dự án; nguồn vốn ủy thác Ngân hàng NNPTNT và Ngân hàng CSXH cũng đã được giải ngân kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của hội viên.
Ông Nguyễn Hữu Tâm (người bên trái) đã thành công trong việc đưa bưởi Diễn về trồng ở xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy.
Video đang HOT
Theo thống kê của Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình, đến nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã đầu tư cho vay 123 dự án với 1.723 hộ vay, dư nợ ủy thác ngân hàng đạt trên 1.992 tỷ đồng. Nhìn chung, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt.
Mô hình trồng chanh leo của anh Bùi Văn Sương ở xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc.
Anh Bùi Văn Phương ở xã Cao Dăm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã mạnh dạn bắc cầu cho đàn dê lên núi.
Theo Danviet
Người thích trồng "cột chống trời", mỗi cây dổi cho thu 1 cây vàng
Vườn dổi rộng 2ha của ông Hoàng Thanh Giang (SN 1967) ở xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình tựa như những cột trống trời ở xứ Mường. Giá trị mỗi cây dổi khi đã cho thu hoạch ổn định tương đương 1 cây vàng.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn dổi, ông Giang luôn cảm thấy tự hào vì mình là người đầu tiên của đất Mường dám bỏ cả 2ha đất đẹp ra để trồng dổi. Ngày đầu ông cuốc đất, đào hố đặt cây, ai cũng cho ông là không hợp thời. Bởi lẽ, trong khi nhà nhà đổ xô trồng cam, trồng bưởi đỏ xứ Mường, thu tiền tỷ mỗi năm, ông lại đi trồng dổi.
Sau 7 năm vun trồng, ông Giang đã tạo nên vườn dổi lớn nhất xứ Mường với trên 300 cây.
Ông Giang lại có suy nghĩ rất khác, ông cho rằng, cây dổi có giá trị riêng của nó, không phải ai cũng nhìn ra. Cây dổi vốn là một loài gỗ quý, thớ mịn, không cong vênh và có mùi thơm, chỉ có người giàu mới dám dùng đồ mộc gỗ dổi như cửa, tủ, bàn ghế và làm phản. Hạt dổi nướng than giã nhỏ trộn muối, làm món chấm thịt gà, thịt lợn hoặc nấu canh canh cá măng chua là món ăn độc đáo của người dân vùng Tây Bắc.
Và do nhu cầu của thị trường ẩm thực trong nước, hạt dổi thơm dùng làm gia vị mấy năm nay rất có giá. Hơn nữa, giờ nhà nước đã đóng cửa rừng, sau 10-15 năm, mỗi cây dổi trị giá hơn cả cây vàng.
Vườn dổi của ông Giang đang dần khép tán. Mỗi cây dổi tựa như cái ô khổng lồ giữa trời.
Hiện ông Giang đã trồng được 300 cây dổi (cả dổi ghép và dổi gieo hạt). "Trồng dổi ghép sau 3 năm cho thu hoạch. Dổi ươm hạt phải 7 năm cây mới bói. Năm nay vườn dổi của tôi đã bói quả. Từ năm sau, mỗi cây dổi tôi chỉ cần thu 2-3kg hạt, với giá bán 2 triệu đồng/kg thì một cây dổi ăn dứt cây cam mà lại nhàn hạ, không mất công chăm sóc", ông Giang cho biết.
Mỗi gốc dổi sau 20 năm vun trồng có giá trị tương đương 1 cây vàng.
Sau 7 năm vun trồng, cây dổi nào trong vườn của ông Giang cũng nhanh lớn. Gốc cây to bằng cái thùng gánh nước, thân cao 10-15m. Nom chúng như những cái ô khổng lồ giữa trời. Nhiều cây đã bắt đầu cho quả. Sự "liều lĩnh" của ông Giang đã bắt đầu mang lại quả ngọt.
Hạt dổi được dùng làm gia vị và luôn bán được với giá trên 2 triệu đồng/1kg (ảnh: Hồng Duyên)
Hạt dổi xứ Mường từ lâu được coi là thứ gia vị quý.
Vườn dổi 300 cây của ông Giang năm nay bắt đầu bói quả.
Theo Danviet
Nhờ cam, mua xe hơi dễ dàng "Với nhiều người trồng cam ở đất Cao Phong, chuyện mua xe hơi dễ thôi mà. Như nhà tôi đã đổi mấy đời xe hơi, sắp tới tính mua cái xe tầm hơn 1 tỷ đồng..."-bà Đặng Thị Thu, khu 2, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) tự tin nói. Bà Đặng Thị Thu được bình chọn là 1 trong...