Hòa Bình, FPT Retail… “rơi” khỏi danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2020
Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT, Hòa Bình… không còn hiện diện trong “Danh sach 50 công ty niêm yêt tôt nhât” năm 2020.
CTCP bán lẻ kỹ thuật số FPT (mã: FRT) là một trong 4 doanh nghiệp có tên trong danh sach 50 công ty niêm yêt tôt nhât năm 2019, thuộc ngành bán lẻ.
Trong khi năm nay, danh mục này chỉ còn Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động (mã: MWG), Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã: PNJ) và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (mã: PLX).
Ngoài ra, theo phân loại ngành xây lắp của Forbes Việt Nam, năm 2019 có 2 doanh nghiệp là Công ty cổ phần xây dựng Coteccons và Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình (mã: HBC), thì năm nay, Hòa Bình “mất tích” cũng như có thêm hai cái tên mới là Công ty cổ phần xây lắp Điện I (mã: PC1) và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 2 (mã: TV2).
Đặc biệt, năm 2019, trong nhóm ngành dịch vụ vận tải và logistics có 6 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam bình chọn thì năm nay, trong logistics chỉ có một cái tên và hoàn toàn là “gương mặt” mới mang tên Công ty cổ phần Gemadept.
Trong khi đó, Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (mã: SCS), Công ty cổ phần Tập đoàn container Việt Nam (mã: VSC), Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai (mã: PDN) và Tổng công ty cổ phẩn Vận tải dầu khí (mã: PVT) đều không còn trong danh sách 50 công ty niêm yêt tôt nhât năm 2020.
Một công ty niêm yết “mất tích” trong danh sách năm nay còn có Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM (mã: HSC) trong khi Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cũng như Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt vẫn giữ nguyên vị thế.
Bảng: 04 công ty lần đầu tiên xuất hiện (HD Bank, Imexpharm, hoá chất Đức Giang, tư vấn xây dựng Điện 2) và 05 công ty trở lại danh sách sau khi vắng mặt trong danh sách năm 2019:
Ngành
Tên công ty
Mã
Bất động sản
Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô
HDG
Dược phẩm
Công ty cổ phần Imexpharm
Video đang HOT
IMP
Logistics
Công ty cổ phần Gemadept
GMD
Hàng gia dụng và tiêu dùng
Công ty cổ phần bột giặt LIX
Công ty cổ phần Hóa chất Đức Giang
LIX
DGC
Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HD Bank)
HDB
Tiện ích
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại
PPC
Nguyên liệu, vật liệu xây dựng
Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1
HT1
Xây lắp
Công ty cổ phần xây lắp Điện I
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 2
PC1
TV2
Forbes Việt Nam- đơn vị công bố danh sách 50 công ty niêm yêt tôt nhât năm 2020 đánh giá, danh sách năm nay đánh dấu sự lên ngôi của nhóm các cổ phiếu phòng thủ hoặc ít chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh như dược phẩm, xây lắp, hàng tiêu dùng, vật liệu, tài chính,…
Danh sách lần thứ tám được thực hiện ở thời điểm không phải lý tưởng khi kinh tế thế giới và Việt Nam đối diện với các bất ổn khó đoán định dưới tác động của đại dịch COVID-19.
Forbes Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp hướng vào thị trường nội địa không miễn nhiễm với các khó khăn từ dịch bệnh Covid-19 nhưng có sức bật ở giai đoạn dịch bệnh được kiểm soát.
Phương pháp tính Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2020
Forbes Việt Nam xem xét tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn HSX và HNX và sắp xếp theo từng nhóm ngành.
Ở vòng sơ loại, những công ty đang thua lỗ hay trong quá trình hủy niêm yết, có quy mô giá trị vốn hóa và doanh thu dưới 500 tỷ đồng, các công ty con có hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào công ty mẹ (đã được xem xét) không lọt vào vòng sau.
Ở vòng tính toán định lượng, các công ty được chấm điểm theo các tiêu chí: tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ sinh lời ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2015 – 2019.
Phần tính toán định lượng theo phương pháp của Forbes được sự hỗ trợ của công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC).
Tiếp theo, vòng định tính, Forbes Việt Nam xem xét độc lập mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp: thương hiệu, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nguồn gốc lợi nhuận trong quá khứ và triển vọng phát triển bền vững.
Các công ty nhiều lần vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin của hai sở giao dịch chứng khoán, có nghi vấn thao túng giá cổ phiếu, kém minh bạch sẽ bị loại.
FPT Retail: Mở mới 220 nhà thuốc Long Châu, kỳ vọng doanh thu mảng dược phẩm sớm đạt 5.000 tỷ đồng
FPT Retail dự kiến mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu lên 220 cửa hàng trong năm 2020, kỳ vọng mảng dược phẩm sẽ đóng góp khoảng 5.000 tỷ đồng, chiếm 40% tổng doanh thu trong 3-4 năm tới.
Mảng dược phẩm sẽ đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu của FRT, kỳ vọng ở mức 5.000 tỷ đồng trong 3-4 năm tới
Chiều ngày 28/5, tại Tòa nhà FPT Tân Thuận (Q.7, TP.HCM), Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Đại hội đã thông qua các mục tiêu cơ bản và sẵn sàng chinh phục những cột mốc mới.
Theo báo cáo của Ban lãnh đạo Công ty, năm 2019, công ty đạt doanh thu 16.634 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với năm 2018. Đáng chú ý, doanh thu online đạt mức 3.899 tỷ đồng, tăng trưởng 60% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 23,4% tổng doanh thu của công ty, lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 278 tỷ đồng, giảm 36%.
Những tháng đầu năm 2020, dich bệnh Covid-19 lan rộng, tác động mạnh và đa chiều tới các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy vậy, FPT Retail đã nhanh chóng thích ứng, tìm kiếm cơ hội trong thách thức và thu về một số kết quả khả quan trong quý I.
Cụ thể, doanh thu đạt 4.093 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 47 tỷ đồng, tăng 61 tỷ đồng so với quý IV/2019. Doanh số Long Châu đạt 239 tỷ đồng tăng 20% so với quý 4 năm 2019, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ 2019.
Do đó, năm 2020, FPT Retail đặt kế hoạch doanh thu dự kiến đạt 15.320 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 220 tỷ đồng. Đặt trong bối cảnh vừa phải đương đầu khó khăn, vừa phải phục hồi hoạt động kinh doanh sau dịch Covid-19, đây là kế hoạch đã được công ty cân đối và tính toán kỹ lưỡng.
Mục tiêu lớn của FPT Retail trong năm 2020 là đẩy mạnh kinh doanh dược phẩm. Sau khi tìm được công thức thành công cho chuỗi Long Châu, trong năm 2020, FPT Retail dự kiến mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu lên 220 cửa hàng và gia tăng độ phủ sóng ra toàn quốc.
Ngành bán lẻ dược phẩm phân chia thành ba kênh, gồm: kênh bệnh viện, kênh phòng khám và kênh nhà thuốc. Do đó, FPT Retail kỳ vọng sẽ chiếm khoảng 30% thị phần kênh bán lẻ dược phẩm qua nhà thuốc trong 3 - 4 năm tới, mảng dược sẽ đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu của công ty ở mức khoảng 5.000 tỷ đồng.
Theo khảo sát, FPT Retail đánh giá dược phẩm là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong dài hạn và công ty tin tưởng rằng sự lớn mạnh của công ty sẽ đi theo 'sự bùng nổ' của ngành này trong thời gian tới.
Trong kế hoạch dài hạn, FPT Retail định hướng phát triển mảng dược phẩm một cách quy hoạch và kiểm soát bài bản giống như việc vận hành hệ thống bán lẻ sản phẩm kỹ thuật số của công ty.
Công ty sẽ tập trung xây dựng mảng hậu cần logistic, tăng số lượng nhà thuốc, phát triển đội ngũ nhân sự có trình độ quản lý và chuyên môn để tăng hiệu quả hoạt động.
Với ngành dược, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, quá trình già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh. Dân số già đi cũng đồng nghĩa với việc chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn. Chính vì thế, thị trường dược phẩm ở Việt Nam được xem là khá hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Theo Hãng nghiên cứu thị trường BMI, doanh số thị trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD vào năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Tốc độ tăng trưởng kép lên tới 11%. Bên cạnh đó, hãng nghiên cứu thị trường Ken Research cũng dự báo doanh số thị trường dược phẩm tại Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2020 - 2022, cụ thể là từ 7,6 tỷ USD lên 10,1 tỷ USD.
NHA: Năm 2020 dự kiến lãi 32 tỷ đồng giảm 63% so với 2019, trình phương án chuyển sàn sang HoSE Năm 2020 Đô thị Nam Hà Nội (NHA) dự kiến doanh thu giảm nhẹ 6% nhưng LNTT chỉ ở mức 32 tỷ đồng giảm 63% so với 2019. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (mã CK: NHA) đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 dự kiến họp vào ngày 9/6 sắp...