Hòa Bình: Ế ẩm 1.000ha mía tím, bán được vẫn lỗ vài chục triệu/ha
Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Hòa Bình, toàn tỉnh trồng khoảng 3.200ha mía tím. Từ năm 2016 – 2018 việc tiêu thụ mía tím ổn định. Tuy nhiên, sang đầu năm 2019 chỉ tiêu thụ khoảng 2/3 diện tích…
Bạt ngàn mía tím đã đến kì thu hoạch nhưng chưa bán được
Theo ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hòa Bình: “Giá mía tím tại vườn sau tết còn 5.000 – 5.500 đồng/cây, giờ còn 3.000 – 3.500 đồng/cây. Tiêu thụ chậm từ tháng 11 – 12/2018, sang tháng 1/2019 thông tin mía tím Hòa Bình xuất khẩu sang Nhật, một phần đã kích được giá lên nhưng so với tiến độ mọi năm thì vẫn chậm. Nếu không bán được người dân phải quay sang ép mật hoặc chặt bỏ để chuyển sang cây trồng khác”.
Cũng theo lý giải của ông Yến, thị trường tiêu thụ mía tím Hoà Bình chủ yếu các tỉnh phía Bắc. Nếu giữ diện tích tầm 2.500 – 2.700ha thì sẽ không có hiện tượng tiêu thụ chậm. Phần nữa, nhiều nông sản ăn tươi khác đang dần thay thế, đặc biệt quả có múi số lượng nhiều lên nên nhu cầu dùng mía giảm. Bên cạnh đó, tư tưởng người trồng mía cũng phải có sự thay đổi, bán theo nhu cầu thị trường; phân loại để bán thì khả năng tiêu thụ sẽ nhanh hơn; hoặc mía róc sẵn, đóng gói chân không, làm mát bảo quản…
Người dân Hòa Bình điêu đứng vì mía tím
Huyện Tân Lạc có 1.550ha mía, trong đó khoảng 900ha mía tím. Tính đến thời điểm này, mía tím Tân Lạc mới tiêu thụ trên 50%, tập trung ở các xã Phú Vinh, Mỹ Hòa…
Ghi nhận thực tế tại xã Mỹ Hòa, mía trên đồi, dưới ruộng vẫn bạt ngàn. Một số khu vực nham nhở mía đang thu hoạch, xen mía mới trồng. Được biết, xã Mỹ Hòa có 300ha mía tím nhưng chỉ mới tiêu thụ khoảng 50%.
Mía được xem là cây trồng chủ lực của địa phương, kinh tế người dân Mỹ Hòa đi lên nhờ cây mía… Trước sức ép thời vụ, sang giữa tháng 4 nếu không tiêu thụ được, thì người dân buộc chặt bỏ trồng sang cây ngắn ngày hoặc bán cho thực ăn gia súc, chặt làm giống…
Video đang HOT
Mía tím Hòa Bình đang khó tiêu thụ vì sản lượng lớn, lại phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương
Chị Trương Thị Hường ở xóm Ngay (xã Mỹ Hòa) có hơn 3.000m2 trồng mía, trong đó có 2.000m2 trồng mía tím chưa bán được cây nào. Chị Hường ngán ngẩm: “Nhà tôi còn hơn 1 vạn cây chưa bán được, chẳng biết liên hệ với ai, để lâu mưa xuống thối hết. Bao nhiêu vốn liếng đổ vào cây mía, giờ có nguy cơ trắng tay. Nếu bán được thì vớt vát được chút”.
May mắn hơn chị Hường, chị Phạm Thị Hà, xóm Ngay (xã Mỹ Hòa) bán được một nửa diện tích, nhưng giá rất bèo. Chị Hà chua chát: “Nhà tôi có 2.000m2 mía tím, mới bán được nửa diện tích với giá hơn 1.000 đồng/cây thôi. Thôi thì thu được đồng nào thì hay đồng ấy, xác định thu lại tiền gốc thì khó lắm. Đến hết tháng 4 không bán được, chúng tôi phải chặt đi trồng cây ngắn ngày hoặc bán cho người nuôi trâu bò”.
Ông Đinh Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa than thở: “Như mọi năm đến tháng 4 bà con thu hoạch xong, đến giờ này tiêu thụ rất ì ạch. Đầu vụ giá mía 7.000 – 8.000 đồng/cây ai cũng phấn khởi. Ra giêng bỗng chững lại, mía loại 1 hiện chỉ khoảng 3.000 đồng/cây. Hôm trước, có hộ chỉ bán được 800 đồng/cây”.
Ông Chu Văn Trình, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Tân Lạc chia sẻ: “Mía tím chỉ tiêu thụ được 500ha, còn khoảng 400ha sẽ khó bán hết trong thời gian tới. Giá mía 3.500 – 4.000 đồng/cây bà con hòa vốn, còn dưới 3.000 đồng/cây thì lỗ. Thậm chí có những vườn bán 1.000 – 1.500 đồng/cây thì lỗ 50 – 60 triệu đồng/ha”.
Theo Trần Hồ (Nông nghiêp Viêt Nam)
Xuất khẩu trái cây sang Mỹ phải vượt qua 5 tiêu chuẩn này
Thông tin trên fanpage của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) giới thiệu về quả thanh long với những ưu điểm như giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng xứ cờ hoa.
Việc một loại trái cây nhiệt đới được ca ngợi trên đất Mỹ có thể là một tín hiệu tốt cho nhiều loại trái cây Việt.
Từ lời giới thiệu trên fanpage
Ngày 19.3, trên fanpage chính thức, USDA đã có một status ngắn gọn giới thiệu về quả thành long như sau: "Thanh long còn có tên gọi khác là pitaya (tiếng Thái Lan), là một loại trái cây nhiệt đới có nhiều chất xơ và cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất tốt".
Có thể thấy, chỉ cần một vài lời giới thiệu ngắn gọn, chừng mực nhưng súc tích trên fanpage của USDA cũng khiến nhiều doanh nghiệp, người trồng thanh long nức lòng.
Xuất khẩu trái cây sang Mỹ cần đáp ứng 5 tiêu chuẩn khắt khe. Ảnh: tư liệu
Điều đáng ghi nhận là ngay sau khi bài viết được đăng tải, đã có nhiều lời nhận xét tích cực của người dân nước này dành cho trái thanh long - một trong những sản phẩm trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Tài khoản Facebook Tricia Braid, Leydi Chu bày tỏ sự yêu thích dành cho trái thanh long trong khi tài khoản Facebook có tên Karen Hoag tiết lộ, giá bán loại quả này tại siêu thị địa phương khá đắt đỏ, giá bán lẻ lên đến 6,99 USD/lb.
Thanh long là 1 trong 6 loại quả của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ (vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa và xoài). Trong đó, thanh long là mặt hàng được xuất khẩu với số lượng lên đến hàng nghìn tấn mỗi năm.
Được biết, từ năm 2008, những trái thanh long đầu tiên của vựa thanh long Bình Thuận đã có mặt ở thị trường Mỹ. Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay, số lượng thanh long xuất khẩu sang Mỹ ngày càng tăng.
Nhưng con đường xuất khẩu thanh long vào Mỹ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Còn nhớ năm 2009, chỉ sau 1 năm những trái thanh long đầu tiên được sang xứ cờ hoa, nhiều doanh nghiệp không còn mặn mà với thị trường này do vận chuyển bằng đường biển mất quá nhiều thời gian, làm giảm chất lượng trái thanh long, trong khi vận chuyển bằng máy bay thì chi phí quá đắt đỏ.
Những năm sau đó, các điểm yếu dần được khắc phục bằng công nghệ chiếu xạ giúp kéo dài thời gian bảo quản, trái thanh long lại tìm đường sang Mỹ dù số lượng còn khiêm tốn.
Theo Tổng cục Hải quan, nếu như trong năm 2008, mới chỉ có 100 tấn thanh long Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ. Đến năm 2012, con số này đã tăng lên là 1.200 tấn. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ khoảng 3.000 tấn thanh long, gấp 2,5 lần so với cả năm 2012.
Nhu cầu lớn nhưng đòi hỏi cao
Theo thông tin từ USDA, Mỹ có nhu cầu tiêu thụ lớn về trái cây nói riêng, quả và quả hạch ăn được nói chung. Mỗi năm, nhu cầu tiêu thụ trái cây tươi ở Mỹ lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của nước này đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại là trái cây tươi nhập khẩu (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn). Đây sẽ là dư địa rất lớn cho trái cây Việt Nam như thanh long, vú sữa, nhãn, xoài...
Ông Nguyễn Thành Phước - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt- Bảo vệ thực vật Sóc Trăng (địa phương vừa đưa được trái vú sữa sang thị trường Mỹ) cho biết, muốn xuất khẩu trái cây sang Mỹ, nhà vườn phải được cấp mã code và đáp ứng các yêu cầu như phải bao trái, tuân thủ không dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không được phép sử dụng. Để đạt được yêu cầu này, cán bộ Chi cục Trồng trọt- BVTV Sóc Trăng phối hợp cùng Trung tâm Kiểm dịch thực vật tổ chức tập huấn cho các nhà vườn về kỹ thuật canh tác, bao trái, danh mục thuốc cấm sử dụng của Mỹ.
Theo ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT, sau nhiều năm đàm phán, trái cây Việt Nam đã mở cửa được nhiều thị trường đòi hỏi cao về tiêu chuẩn sản phẩm như Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản, Đài Loan, New Zealand cho 5 loại trái cây chính là thanh long, nhãn, xoài, vải và vú sữa.
Riêng đối với thị trường Mỹ, sau 10 năm đàm phán, quốc gia này đã chấp nhận mở cửa cho Việt Nam xuất khẩu trái vú sữa và mới đây nhất là xoài, nâng số lượng trái cây xuất khẩu sang thị trường này lên con số 6.
Tuy vậy, theo Cục Bảo vệ thực vật, muốn xuất khẩu trái cây sang Mỹ phải đáp ứng được 3 tiêu chuẩn chính, gồm vùng trồng đạt tiêu chuẩn và được phía Mỹ ủy quyền cho Bộ NNPTNT giao Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng; nhà máy đóng gói phải được chuyên gia phía Mỹ cấp mã số; sản phẩm phải được chiếu xạ tại nhà máy được cấp mã số đạt chuẩn.
Trong đó, để đáp ứng và được cấp mã số vùng trồng, Cục Bảo vệ thực vật cho biết, thứ nhất, vùng trồng phải có diện tích tối thiểu 10ha. Thứ hai, vùng trồng phải định vị trên Google Maps, có danh sách các hộ nông dân tham gia, diện tích, giống và phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Thứ ba, các hộ dân được cấp mã số và phải thực hiện ghi chép nhật ký (không bắt buộc sản xuất GAP).
Thứ tư, đối với trái nhãn phải thực hiện bao trái trước thu hoạch 3 tuần và vú sữa phải bao trái sớm hơn để tránh ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sản phẩm. Thứ năm, không được sử dụng 5 loại hoạt chất hóa học phía Mỹ cấm trong quá trình sản xuất. Đây là 5 tiêu chuẩn cần có để Cục bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ.
Tiêu chuẩn đã có, điều còn lại là các doanh nghiệp, nông dân cần liên kết để sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ phía thị trường này.
Theo Danviet
Mía tím Hoà Bình ngọt lừ nay chất đầy đường, thưa vắng người mua Mía tím Hòa Bình lâu nay nổi tiếng mềm, ăn ngọt lừ, ăn một lại muốn ăn hai. Cây mía tím là niềm tự hào của bà con người Mường Hoà Bình, vậy mà nay mía chất đầy đồng lại vắng người mua. Người dân đang mong từng ngày, từng giờ có người đến mua mía. Trong cơn mưa bụi lất phất, kèm...