Hòa Bình đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế
Thực hiện quy hoạch giao thông vận tải từ năm 2013 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 về phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Hòa Bình đã đầu tư một số tuyến đường mang tính trọng điểm, góp phần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn, đồng thời tăng khả năng kết nối với các tỉnh và khu vực lân cận.
Cầu Hòa Bình 1 trong giờ cao điểm.
Cầu Hòa Bình 2 đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3/2021.
Cầu Hòa Bình 3 được xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 2/2020.
Hệ thống đường giao thông trong thành phố Hòa Bình được mở rộng, nâng cấp, góp phần quan trọng vào sự phát triển đồng bộ về kinh tế của hai bên bờ sông Đà.
Tỉnh lộ 433 dài hơn 90 km, kết nối TP Hòa Bình với các xã vùng cao huyện Đà Bắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các xã vùng cao.
Video đang HOT
Đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Lương Sơn là tuyến đường kết nối vùng giữa các tình Hòa Bình – Hà Nam – Ninh Bình – Thanh Hóa.
Đường Hòa Lạc – Hòa Bình đoạn giao cắt với Quốc lộ 6 cũ.
Đường Hòa Lạc – Hòa Bình đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế vùng và giúp giảm khoảng cách về kinh tế giữa đô thị và miền núi.
Hòa Bình: Nuôi "gà khổng lồ" sợ tiếng ồn, bán 1 con giống giá 2,2 triệu đồng
Chúng tôi đến tìm hiểu mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Phan Sỹ Hải (Hòa Bình). Đây là người tiên phong nuôi giống "gà khổng lồ" trên địa bàn để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Bước đầu mô hình cho hiệu quả khả quan, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở xã Yên Mông, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Qua tìm hiểu, biết đà điểu dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, trên địa bàn tỉnh có ít hộ nuôi, năm 2013, anh Hải đến Trạm Nghiên cứu chăn nuôi đà điểu Ba Vì học hỏi kinh nghiệm nuôi đà điểu.
Nhận thấy đây là loài chim nuôi có tiềm năng lớn, phù hợp với điều kiện đất đai của gia đình, anh Hải liên kết cùng người em trai nuôi 100 con đà điểu sinh sản ở Thanh Thủy (Phú Thọ), cải tạo lại khu đất của gia đình ở xóm Mỵ, xây dựng chuồng trại theo hướng dẫn nuôi đà điểu thương phẩm.
Mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Phan Sỹ Hải, xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ban đầu, anh Hải đầu tư 20 con đà điểu giống về nuôi thử, tổng chi phí trên 40 triệu đồng, trong vòng 10 tháng xuất bán lãi 25 triệu đồng.
Sau 6 năm đầu tư nuôi đà điểu, đến nay, anh Hải gần như là một chuyên gia nuôi đà điểu. Anh Hải cho biết, đà điểu dễ nuôi, lớn nhanh, ít dịch bệnh, là loại ăn tạp, nuôi đà điểu nhàn hơn nuôi lợn, bò.
Thức ăn của đà điểu dễ kiếm, chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc..., là những loại thức ăn sẵn có, dễ trồng, dễ mua tại địa phương. "Gia đình tôi cũng trồng cỏ voi để chủ động cung cấp thức ăn cho đà điểu. Sân được rải cát, vì đà điều có nguồn gốc từ sa mạc, thường xuyên tắm cát giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da..", anh Hải cho hay.
Theo anh Hải, đà điểu có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp. Tuy nhiên, đà điểu lại rất sợ tiếng ồn, nên trang trại phải tách biệt với khu dân cư. Bên cạnh đó, đà điểu thích chạy nên sân phải có diện tích rộng, nền sân không cần lát gạch mà là nền cát, để đà điểu khỏi trơn trượt khi chạy nhảy.
Tính đà điểu rất hiếu động, tò mò, chúng mổ bất cứ thứ gì thấy, dẫn đến tắc ruột và chết, vì vậy, cần nhặt sạch các dị vật trong chuồng nuôi.
Thời gian sinh trưởng của đà điểu thương phẩm từ 8-10 tháng, đạt trọng lượng từ 80 - 100 kg. Hiện nay, đà điểu có giá bán 90 - 110 nghìn đồng/kg hơi, 250 - 270 nghìn đồng/kg thịt. Đà điểu giống có giá bán 2,2 triệu đồng/con.
Thị trường tiêu thụ ổn định trong, ngoài địa bàn. Với mỗi con đà điểu, nếu bán hơi người chăn nuôi lãi khoảng 4 triệu đồng, bán thịt lãi 5 triệu đồng.
Hiện, tại cơ sở ở xã Yên Mông, anh Hải nuôi 50 con đà điểu thương phẩm đã đến kỳ xuất bán, 150 con đà điểu giống. Anh tập trung phát triển đà điểu sinh sản để sản xuất đà điểu giống nuôi thịt, cung cấp cho các hộ chăn nuôi tại địa phương. Khi đà điểu được 2 năm tuổi sẽ bắt đầu đẻ trứng, chu kỳ 1 con đẻ 40-45 quả trứng/năm. Anh Hải đã đầu tư máy ấp trứng để sản xuất con giống.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Hải luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các hộ nông dân trong xã về kinh nghiệm chăn nuôi đà điểu. Để khuyến khích các hộ trong xã đầu tư nuôi đà điểu thương phẩm, anh hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y tới các hộ dân, bao tiêu đầu ra.
Hiện có 5 hộ dân trong xã đang nuôi đà điểu thương phẩm. Đây thực sự là mô hình kinh tế có hiệu quả, sẽ được nhân rộng trên địa bàn xã trong thời gian tới.
Chùm ảnh: Thủ tướng dự Hội nghị "Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển" Sáng 27/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị "Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển". Hội nghị là minh chứng cho quyết tâm của Hà Nội không chỉ tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong cuộc chiến chống COVID-19, mà còn tiên phong, gương mẫu...