Ho về đêm, rất có thể bạn đang mắc bệnh này, đây là 7 việc nên làm để ngăn ngừa ho về đêm tái phát
Ho có thể là phản xạ tốt, nhưng cũng có thể là một triệu chứng của rất nhiều bệnh, đặc biệt là khi bạn bị ho nhiều về đêm.
Ho là một phản xạ có điều kiện mà thông qua đó, cơ thể có thể loại bỏ các tác nhân có hại như chất bài tiết, chất gây kích thích, vi khuẩn, bụi bẩn,… ra khỏi cơ thể. Mặc dù là phản xạ tốt, thế nhưng, việc ho dai dẳng, đặc biệt là ho về đêm sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như gây khó ngủ, mất ngủ, xuống tinh thần,… Nguy hiểm hơn, ho về đêm còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý.
Theo các chuyên gia y tế, ngoài những nguyên nhân phổ biến liên quan đến đến hô hấp như: viêm nhiễm đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới… ho về đêm còn có những nguyên nhân khiến bạn không ngờ:
Ảnh minh họa
5 nguyên nhân gây ho nhiều về đêm
Ho do hen suyễn
Hầu hết mọi người đánh đồng bệnh suyễn với hình ảnh một người khó thở, thở hổn hển. Mặc dù đây đúng là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh hen suyễn nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất. Hầu hết những người bị bệnh hen suyễn đều có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như ho khan.
Vì vậy, dấu hiệu ho về đêm cũng có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn. Tốt nhất bạn nên đi khám để biết lý do này có chính xác không.
Ho do viêm xoang
Nghẹt mũi mãn tính cũng có thể là “thủ phạm” gây ra những cơn ho. Khi xoang bị tắc, bị viêm, các chất nhầy có thể nhỏ giọt xuống mặt sau của cổ họng làm cho bạn ngứa họng và ho.
Viêm xoang có thể do dị ứng gây nên. Để biết có phải bạn bị ho do viêm xoang không, hãy đi khám bác sĩ. Nếu chỉ là bị nghẹt mũi thông thường thì có thể dùng bình xịt mũi để làm thông xoang.
Do ho trào ngược axit
Bệnh trào ngược axit (hay còn gọi là GERD) cũng gây ho. Khi nằm xuống, các axit gây khó tiêu và ợ nóng trong dạ dày có thể trôi ngược lên phổi, dẫn đến ho.
Nếu bạn nghĩ nguyên nhân của mình là do trào ngược axit thì hãy cố gắng ăn ít hơn vào bữa tối, khi ngủ nên gối cao đầu một chút. Nếu các biện pháp này không hữu ích thì thì bạn nên đi khám để được bác sĩ kê toa thuốc điều trị thích hợp.
Ho do thiếu sắt
Video đang HOT
Một chế độ ăn uống thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định cũng có thể gây ho mãn tính. Cơ thể bạn thiếu chất sắt sẽ gây ra tình trạng sưng và kích thích ở phía sau cổ họng, có thể dẫn đến ho. Trong trường hợp này, bổ sung sắt là tất cả những gì bạn cần làm.
Do thuốc uống
Nên kiểm tra các loại thuốc bạn đang dùng, vì một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ là gây ra ho khan. Ví dụ như thuốc điều trị cao huyết áp. Nếu bạn thấy mình bị ho không phải do các nguyên nhân trên thì nên đi khám bác sĩ để biết nguyên nhân có phải xuất phát từ thuốc bạn đang dùng không.
7 việc nên làm để ngăn ngừa ho nhiều về đêm
Ảnh minh họa
Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh đường hô hấp trên, như vậy sẽ giúp loại bỏ một phần đờm dãi, dịch nhầy ra ngoài, giảm nguy cơ bị viêm mũi họng tái phát.
Gối cao đầu và nằm nghiêng khi ngủ
Một trong những cách làm giảm và phòng tránh ho về đêm đơn giản mà hiệu quả là gối cao đầu đi ngủ, khoảng 15 – 20cm là được. Bởi gối cao đầu sẽ hạn chế dịch nhầy từ mũi chảy xuống cuống họng, đồng thời, axit trong dạ dày cũng không bị trào ngược lên vùng phổi, ngực. Song song với gối cao đầu, bạn có thể ngủ ở tư thế nằm nghiêng để dễ chịu hơn.
Không ăn tối muộn
Vần ăn ít hơn vào bữa tối, đồng thời không nên ăn tối quá muộn, nên ăn trước giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng để phòng bị trào ngược dạ dày. Hạn chế ăn đồ ăn quá cay nóng, hoặc quá lạnh hoặc nhiều dầu mỡ.
Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng bất kỳ chất kích thích nào nếu bạn đang bị ho mãn tính.
Uống nước mật ong ấm trước khi ngủ
Ảnh minh họa
Đây là một cách trị ho theo dân gian mà rất nhiều người đã áp dụng từ trước đến nay và cho thấy hiệu quả rõ. Đây là một liệu pháp thiên nhiên giúp làm giảm bớt tình trạng ho, vì mật ong có tác dụng làm dịu màng nhầy trong cổ họng người bệnh.
Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng
Với những người bị dị ứng hay hen suyễn thì giữ phòng ngủ sạch sẽ và thông thoáng là rất quan trọng. Bởi bụi bẩn, lông thú cưng, tóc,… là nguyên nhân gây ra dị ứng, khiến mũi khó chịu, gây ra nghẹt mũi, ho. Do đó, luôn vệ sinh phòng ốc và giường ngủ, giặt ga giường và rèm cửa thường xuyên cũng là cách làm giảm và phòng tránh ho về đêm hiệu quả.
Dùng máy tạo ẩm
Nếu phòng ngủ sử dụng điều hòa, máy sưởi thì bạn cần trang bị thêm máy tạo ẩm. Bởi điều hòa hay máy sưởi thường gây cảm giác khô da, khó chịu, kích thích các cơn ho. Lắp máy tạo ẩm sẽ giúp cân bằng độ ẩm, ngăn chặn tình trạng này. Nếu không có điều kiện trang bị máy tạo ẩm, bạn có thể thay thế bằng cách đặt chậu nước nhỏ trong phòng ngủ khi bật điều hòa, máy sưởi.
Sai lầm thường gặp khi trị sẹo hiện nay
Trị sẹo không đúng cách khiến tình trạng da không cải thiện được như ý mà còn bị tổn thương thêm.
Do vậy, bạn cần tìm đúng phương pháp và các sản phẩm quản lý sẹo phù hợp để nhanh chóng "chia xa" sẹo.
Cho rằng trị sẹo không quan trọng, trị lúc nào cũng được
Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều người thường gặp phải. Tuy nhiên bạn cần biết rằng việc trị sẹo cũng cần đúng lúc, đúng thời gian thì mới hiệu quả. Nhiều người thường cho rằng việc trị sẹo lúc nào cũng được, có thể là ngay khi vết thương còn ướt hay thậm chí là vài năm sau đó. Nếu bôi thoa kem trị sẹo ngay khi vết thương còn ướt, có thể khiến vết thương lâu lành hơn. Nếu sẹo để càng lâu sẽ trở nên chai cứng, khó điều trị và cần phải áp dụng nhiều phương pháp điều trị đa thức mới có hiệu quả, tốn kém chi phí hơn khá nhiều.
Thời điểm tốt nhất để tiến hành trị sẹo là ngay khi vết thương đã khô, da non đã kéo, bong mài. Đây là thời điểm vàng mà khả năng và tác dụng của những thành phần điều trị sẹo lên da là tối ưu.
Bôi kem trị sẹo khi vết thương còn dịch, chưa bong mài
Đây là lúc vết thương còn trong giai đoạn phục hồi và chưa hoàn toàn lành, việc bôi kem trị sẹo có thể không tốt cho quá trình lành vết thương và có thể dẫn đến việc nhiễm trùng, lâu lành hơn. Nếu vết thương còn hở hoặc còn dịch bạn nên tập trung vào quá trình chăm sóc vết thương và chờ đến khi vết thương liền mạch, bong mài rồi mới bắt đầu sử dụng kem trị sẹo.
Không kiên trì
Việc trị sẹo dù là bôi thoa bên ngoài, laser, tiêm hay phẫu thuật... thì cũng cần đòi hỏi bạn phải kiên trì, không thể sử dụng ngày một ngày hai mà vết sẹo hoàn toàn biến mất được. Bỏ qua quá trình trị liệu sẽ làm giảm hiệu quả của liệu pháp. Đơn giản như việc bôi kem xóa mờ sẹo cũng cần kiên trì bôi hằng ngày đều đặn, sau vài tuần mới thấy được kết quả. Hay việc áp dụng công nghệ laser để trị sẹo cũng cần tuân thủ theo liệu trình. Vậy nên kiên trì, nhẫn nại là điều bạn không thể thiếu.
Chữa bằng các phương pháp dân gian không đúng cách
Một số phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng để trị sẹo tuy nhiên bạn cũng cần tìm hiểu các nguyên liệu này có thành phần tác động đến vết sẹo không và cần thực hiện đúng. Sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên không đúng cách, không có tác dụng cũng vô tình gây nguy hiểm và tác động tiêu cực đến da.
Không bảo vệ da trước tác động của tia UV
Việc để vết sẹo đặc biệt là những vết sẹo mới tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến vùng da bị sẹo trở nên tối màu, thâm và khó giảm đi. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo vùng da có sẹo không chịu tác động của tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng và che chắn sẹo khỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Sử dụng kem trị sẹo không đúng với loại sẹo
Khi trị sẹo, nhiều người thường chọn kem xóa mờ sẹo mà không quan tâm đến vết sẹo mà mình không gặp phải. Trên thị trường hiện tại có nhiều loại kem trị sẹo chuyên biệt dành cho sẹo lồi, phì đại; sẹo lõm, thâm, rỗ. Các loại sẹo khác nhau cần những hoạt chất, thành phần khác nhau để làm mờ sẹo và đạt hiệu quả. Việc sử dụng kem trị sẹo không phù hợp với loại sẹo cụ thể có thể không mang lại kết quả tốt.
Rejuvaskin là thương hiệu dược mỹ phẩm cung cấp các sản phẩm quản lý sẹo và chăm sóc da đến từ Mỹ. Thương hiệu mang đến các dòng sản phẩm với thành phần lành tính, hiệu quả giúp giải quyết những vết sẹo thâm, rỗ, lõm và sẹo lồi, phì đại bao gồm:
Kem xóa mờ sẹo thâm, rỗ, lõm Scar Esthetique là giải pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa và giảm thiểu sẹo thâm, rỗ, lõm nhờ chứa 2 loại peptides, 23 chiết xuất tự nhiên (chiết xuất hành tây tím, rong biển, hoa cúc), Glucosamine, silicone và chất chống ô xy hóa mạnh mẽ Coenzyme Q10. Sản phẩm giúp làm mờ thâm, rỗ, lõm từ nhiều nguyên nhân như sẹo mụn, sẹo bỏng nhẹ, trầy xa, côn trùng cắn, thủy đậu, sẹo da xâm lấn...
Tiếp đến là gel silicone ngăn ngừa và làm xẹp sẹo lồi, phì đại RejuvaSil chứa 97% silicone, squalane, vitamin C, dầu Amu trong đó silicone là thành phần vàng được ứng dụng trong y học rộng rãi trong nhiều lĩnh vực y tế, đặc biệt trong nhiều sản phẩm phòng ngừa - điều trị vết thương - sẹo từ hơn 40 năm trước. Đây được biết đến là chất liệu giúp giữ ẩm vết thương, giảm đau, ngứa đồng thời giảm hậu quả sẹo xấu. Sản phẩm có thêm squalane, vitamin C, dầu Amu giúp giảm những kích ứng, khó chịu do vết sẹo để lại. RejuvaSil được sử dụng cho vết thương phẫu thuật và đặc biệt hiệu quả cho sử dụng vùng mặt, vùng khó cố định như khuỷu tay, cổ chân, tai, mí mắt.
Bên cạnh gel silicone RejuvaSil, Rejuvaskin còn có miếng dán silicone Scar Fx với thành phần từ silicone áp dụng cho vết sẹo lồi, phì đại. Miếng dán sẹo silicone Scar Fx khi dán lên vết sẹo giúp giữ ẩm, giảm quá trình tăng sinh collagen quá mức từ đó ngăn ngừa sẹo lồi, sẹo phì đại đồng thời giảm kích thước cũng như thể tích của vết sẹo, làm mềm, mờ và phẳng sẹo. Sản phẩm còn giúp cải thiện các tình trạng đỏ, thâm, giảm ngứa và khó chịu thường gặp ở sẹo lồi. Hơn nữa, đối với miếng dán Scar Fx có độ dính vừa phải, không quá căng nhằm giảm thiểu tối đa tổn thương khi lột/tháo miếng dán, giảm nguy cơ kích thích hay làm giãn sẹo.
Miếng dán này cũng giúp che phủ bảo vệ da và sẹo bên dưới, bảo vệ khỏi vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập. Ưu điểm của miếng dán silicone ngừa và ép sẹo silicone Scar FX có thể tái sử dụng nhiều lần nên rất tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
Cuối cùng việc trị sẹo đúng cách sẽ giúp làn da được cải thiện và nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, tự tin hơn. Rejuvaskin Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình chia tay sẹo.
Thuốc long đờm cho trẻ khi nào cần dùng? Ho có đờm khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của trẻ, gây mệt mỏi cho trẻ và người chăm sóc. Một trong những cách hiệu quả trong giảm ho có đờm là dùng thuốc long đờm. Vậy khi nào nên dùng thuốc? Đờm là chất dịch nhầy tiết ra từ đường hô hấp dưới. Trẻ bị ho có...