Hở van tim có nguy hiểm?
Ca sĩ Tuấn Hưng vừa chia sẻ bác sĩ chẩn đoán anh bị hở van tim. Căn bệnh này là gì?
Mới đây, trên Facebook, ca sĩ Tuấn Hưng chia sẻ anh bị đau bụng và huyết áp cao nên đã nhập viện để thăm khám. Qua kiểm tra, bác sĩ kết luận anh bị hở van tim.
Tuấn Hưng vừa nhập viện vì huyết áp cao và đau bụng. Ảnh: FBNV.
‘Không cần lo lắng khi hở van tim’
Đó là khuyến cáo của PGS.TS Nguyễn Hoài Nam – Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP.HCM. Chuyên gia cho hay rất nhiều người chỉ thấy dòng chữ “hở van tim” là hoảng sợ, lo lắng.
Van tim là hệ thống van nằm giữa các buồng tim hoặc giữa tim và các mạch máu lớn. Các van sẽ đóng mở nhịp nhàng đúng thời điểm để giúp máu lưu thông trong tim tối ưu. Hở van tim nghĩa là van không thể đóng kín như bình thường, làm cho một phần máu bị trào ngược trở lại buồng tim đã bơm máu trước đó. Khi hở van, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược, gây rối loạn dòng chảy trong tim, từ đó gây tăng áp lực trong buồng tim, tim to và suy tim.
PGS Hoài Nam cho hay thực tế triệu chứng hở van tim không nhiều, phần lớn phát hiện tình cờ qua siêu âm tim. Trước đây, hở van do thắt tim. Hiện nay, bệnh lý này đã giảm. Do đó, tình trạng này chủ yếu gặp ở người cao tuổi do van tim bị giãn, nhão. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh lý này cũng nguy hiểm.
Video đang HOT
“Nếu hở ở mức 2/5-3/5, người bệnh không có triệu chứng lâm sàng, tức bệnh nhân vẫn cảm thấy bình thường, không mệt mỏi, khó thở, đau ngực, phù chân tay… mà chỉ phát hiện qua siêu âm. Lúc này, bệnh nhân không cần điều trị. Chỉ khi hở từ 3/5 trở lên, bệnh nhân mới bắt đầu có triệu chứng để nhận biết. Ở mức độ này mới đáng ngại”, PGS Nam cho hay.
Làm gì khi bị hở van tim?
Theo chuyên gia này, hở van tim không có thuốc điều trị. Khi hở kèm triệu chứng suy tim, người bệnh mới cần điều trị, thường là phẫu thuật.
Ngoài ra, PGS.TS Hoài Nam cho biết kết quả mức độ hở van tim còn phụ thuộc trình độ chuyên môn của bác sĩ. Nhiều trường hợp chỉ hở van tim ở mức độ nhẹ nhưng kết quả siêu âm là mức độ nặng và ngược lại. Do đó, chuyên gia khuyến nghị người bệnh được bác sĩ chuyên khoa theo dõi, tránh tính trạng siêu âm ở nhiều nơi khác nhau, hạn chế tình trạng sai sót.
Ở mức hở dưới 3/5, người bệnh không nên quá lo lắng và cần duy trì lối sống lành mạnh.
- Ăn nhạt (ít muối): Làm giảm việc giữ nước của cơ thể, tránh tăng huyết áp và tim làm việc quá sức.
- Vận động nhẹ: Nên duy trì đều đặn nhưng lưu ý tránh lựa chọn môn vận động mạnh, quá sức.
- Tránh sử dụng chất kích thích như đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá… Những chất này làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, trong đó, có hệ thống thần kinh tim gây rối loạn nhịp tim khiến tình trạng hở van tim ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Theo Zing
Sử dụng thuốc kháng sinh có thể khiến nguy cơ mắc các bệnh về tim tăng gấp đôi
Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra sự liên quan giữa việc dùng một số loại thuốc kháng sinh phổ biến có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, đặc biệt là hở van tim.
Một loại thuốc kháng sinh phổ biến có thể làm nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng tăng gấp đôi. Các nhà nghiên cứu phát hiện bệnh nhân sử dụng fluoroquinolones có nguy cơ tái phát động mạch chủ và van hai lá cao hơn, có thể dẫn đến suy tim.
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tất cả mọi thứ, từ nhiễm trùng ngực đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Ciprofloxacin là loại được kê toa nhiều nhất trong số này, ngoài ra còn có levofloxacin, moxifloxacin và norfloxacin.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia (UBC) đã xem xét 125.020 bệnh nhân dùng kháng sinh trong năm ngoái. Một số đã được kê toa fluoroquinolone trong khi những người khác đã dùng amoxicillin hoặc azithromycin - các loại kháng sinh khác.
Ciprofloxacin là loại thuốc đứng đầu trong việc có khả năng làm tăng gấp hai lần nguy cơ mắc bệnh về tim, có thể dẫn tới tử vong.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện 12.505 trường hợp bị hở van tim, có thể ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu khắp cơ thể. Họ tìm thấy những người đang sử dụng fluoroquinolone có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với những người dùng amoxicillin.
Trong khi đó, bệnh nhân dùng fluoroquinolone có nguy cơ cao hơn 1,8 lần so với những người sử dụng azithromycin. Những người đã sử dụng fluoroquinolone trong vòng 60 ngày qua có nguy cơ bị rò rỉ van tim cao gấp 1,5 lần so với người dùng amoxicillin.
Tác giả chính, Tiến sĩ Mahyar Etminan cho rằng, fluoroquinolone đã được kê đơn nhiều quá mức do sự thuận tiện của nó. Phó giáo sư nhãn khoa và khoa học thị giác tại UBC cho biết, nhiều bác sĩ có thể đã cho bệnh bệnh nhân về nhà cùng với yêu cầu dùng một viên thuốc mỗi ngày một lần.
Loại kháng sinh này rất tiện lợi, nhưng đối với phần lớn các trường hợp, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng liên quan đến cộng đồng, chúng không thực sự cần thiết. Việc kê đơn không phù hợp có thể gây ra cả kháng kháng sinh cũng như các vấn đề nghiêm trọng về tim.
Các nhà nghiên cứu hy vọng nghiên cứu của họ giúp thông báo cho công chúng và các bác sĩ rằng nếu bệnh nhân có vấn đề về tim, mà không phát hiện ra nguyên nhân nào khác, kháng sinh fluoroquinolone có thể là nguyên nhân chính.
Những phát hiện được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ. Các số liệu cho thấy hơn 675.000 viên fluoroquinolone đã được phân phối bởi các bác sĩ gia đình, phòng khám tư nhân ở Anh và trong các bệnh viện.
Nhưng đã có tuyên bố rằng các loại thuốc được cho là an toàn có thể gây tác dụng phụ, chẳng hạn như đứt gân, các vấn đề về khớp và đau dây thần kinh.
Cơn đau có thể do fluoroquinolones tác động lên ty thể - sức mạnh trong các tế bào chịu trách nhiệm giải phóng năng lượng - các tác dụng phụ được cảm nhận trên khắp cơ thể, đôi khi là vĩnh viễn. Từ năm 1990 đến 2018, đã có gần 11.000 phản ứng bất lợi và 107 trường hợp tử vong được báo cáo ở Anh về ciprofloxacin.
Hương Giang
Theo: dailymail/vietQ
Khám miễn phí bệnh lý van tim tại BV ĐH Y dược TP.HCM Trong chương trình, người bệnh sẽ được khám, siêu âm tim, những trường hợp có chỉ định phẫu thuật sẽ được lập hồ sơ bệnh án để hội chẩn cùng các chuyên gia nước ngoài. Từ ngày 25 đến 29-6-2019, tại BV ĐH Y dược TP.HCM sẽ diễn ra "Tuần lễ van tim" do Khoa Phẫu thuật Tim mạch của BV tổ chức,...