Ho và mối lo bệnh tật
Các biểu hiện ho, khó thở của người cao tuổi cần đặc biệt chú ý vì rất có thể họ đã bị giãn phế quản (GPQ).
Đây là bệnh hô hấp thường gặp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi nào cần nghĩ đến phế quản bị giãn?
Người bệnh bị ho dai dẳng, khạc đờm mủ hàng ngày khá nhiều, hơi thở có mùi rất hôi. Triệu chứng đau ngực có thể là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phế quản ở vùng GPQ. Khi bị GPQ, bệnh nhân còn bị viêm phổi tái diễn ở vùng giãn phế quản. Mặt khác, 1/3 số trường hợp mắc phải căn bệnh này còn có ngón tay hình dùi trống. Người bệnh sút cân, thiếu máu, yếu sức, 80% có triệu chứng đường hô hấp trên kèm theo như (viêm mũi, xoang chảy mủ). Nếu GPQ lan rộng cả 2 bên rất có thể người bị tím tái, khó thở. Ở vùng phổi bị GPQ, có viêm phổi tái diễn nhiều lần. Khi nghe phổi, thường xuyên có ran khu trú ở vùng có GPQ, thường là 2 đáy phổi. Nếu có tắc nghẽn phế quản kèm theo thì nghe có ran ngáy lan toả cả hai phổi hoặc có tiếng thở rít. Khi có ran ẩm hoặc ran nổ khu trú thường xuyên ở đáy phổi trong khi Xquang phổi lại bình thường thì phải nghĩ đến GPQ. Biến chứng thường gặp của GPQ là viêm phổi, áp- xe phổi, tâm phế mạn, ngày nay ít gặp biến chứng áp-xe não.
Mọi người, đặc biệt là người cao tuổi cần chú ý tới các biểu hiện ho, khó thở.
Điểm danh thủ phạm
Dị tật bẩm sinh ở cấu trúc phế quản: GPQ lan toả cộng với viêm xoang cộng với phủ tạng đảo lộn (vị trí của tim chuyển sang bên phải) do rối loạn hoạt động của lông tuyến phế quản. khuyết tật hoặc không có sụn ở phế quản nên phế quản phình ra khi hít vào, xẹp xuống khi thở ra. Khí phế quản phì đại do khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành phế quản kèm theo GPQ.
Do viêm hoại tử ở thành phế quản: GPQ sau nhiễm khuẩn phổi như lao, viêm phổi vi khuẩn, virút, sởi, ho gà, do dịch dạ dày hoặc máu bị hít xuống phổi, hít thở khói hơi độc (khí amoniac), do nhiễm khuẩn phế quản tái diễn.
Video đang HOT
Do bệnh xơ hoá kén: chiếm tỷ lệ 50% các trường hợp GPQ.
Do phế quản lớn bị tắc nghẽn: lao hạch phế quản hoặc dị vật rơi vào phế quản ở trẻ em, u phế quản hoặc sẹo xơ gây chít hẹp phế quản sau khi bị giập vỡ ở phế quản lớn do chấn thương lồng ngực. Dưới chỗ phế quản chít hẹp, áp lực nội phế quản tăng lên và dịch tiết ùn tắc gây nên nhiễm khuẩn mạn tính tại chỗ rồi phát triển thành GPQ.
Do tổn thương xơ hoặc u hạt co kéo thành phế quản: lao phổi xơ, lao xơ hang, áp-xe phổi mạn tính, bệnh phế nang viêm xơ hoá. GPQ ở lao hậu tiên phát có thể phát triển theo 2 cơ chế sau: – Phổ biến nhất do nhu mô phổi bị phá huỷ và xơ hoá dẫn đến co kéo và GPQ không hồi phục. Chít hẹp phế quản do xơ sẹo sau lao nội phế quản cục bộ. Vì đa số trường hợp lao hậu tiên phát, tổn thương lao ở các phân thuỳ đỉnh và phân thùy sau của thuỳ trên nên GPQ thường gặp ở các vị trí này là vị trí dẫn lưu phế quản tốt nên các triệu chứng thường nghèo nàn. Thể ho ra máu thường gặp ở thể GPQ này.
Rối loạn thanh lọc nhầy nhung mao: GPQ có thể phát triển trong rối loạn vận động nhung mao thứ phát của hen phế quản. Các trường hợp này vi khuẩn phát triển ở đường hô hấp dưới.
Rối loạn cơ chế bảo vệ phổi: Suy giảm miễn dịch dịch thể bẩm sinh hoặc mắc phải như giảm gamma – glôbulin máu, giảm chọn lọc lgA, lgM, lgG. Suy giảm miễn dịch mắc phải (thứ phát): do dùng thuốc gây độc tế bào, nhiễm HIV/AIDS, bệnh bạch cầu mạn tính.
GPQ vô căn: người ta cho rằng GPQ vô căn có thể do rối loạn thanh lọc phổi phế quản nhưng bị bỏ qua, thường gặp ở người lớn ở thuỳ dưới.
Cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị
Để điều trị được bệnh, phải loại trừ mọi kích thích phế quản: thuốc lá, thuốc lào Tìm và điều trị các ổ nhiễm khuẩn ở răng, tai mũi họng Tiêm vaccin phòng cúm, chống phế cầu.
Phải phục hồi chức năng hô hấp: Cần làm thường xuyên với tập thở, ho có điều khiển, gõ ngực cho đờm dễ dàng dẫn lưu ra ngoài, nằm đầu thấp với các tư thế khác nhau tuỳ theo vùng phế quản giãn nhiều lần trong ngày để dẫn lưu theo tư thế Phun hít thuốc giãn nở phế quản kích thích b2 (salbutamol, terbutaline…). Khi bệnh nhân sốt, khạc nhiều đờm, đờm mủ, biến chứng nhiễm khuẩn nhu mô, màng phổi dùng các kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.
Hiện nay người ta cũng áp dụng nội soi phế quản để chẩn đoán vị trí chảy máu, giải phóng đờm dịch gây ùn tắc phế quản, giải phóng tổn thương gây tắc nghẽn phế quản. Chỉ định phẫu thuật khi GPQ cục bộ 1 bên phổi, khi nung mủ nhiều hoặc ho máu nặng, điều trị nội khoa thất bại. Trên thế giới, người ta đang bắt đầu áp dụng phẫu thuật ghép phổi để điều trị GPQ.
Muốn phòng bệnh hiệu quả, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp. Nếu bị nhiễm khuẩn phế quản, cần điều trị triệt để. Đối với người trưởng thành cũng phải luôn vệ sinh răng miệng, mũi sạch sẽ. Nếu bị viêm mũi, xoang cũng cần điều trị dứt điểm, tránh biến chứng sang GPQ. Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào.
Theo SKDS
Bảo vệ trẻ lúc chuyển mùa
Thời tiết chuyển từ hè sang thu, cộng thêm những cơn mưa kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút, vi khuẩn gây bệnh phát triển đã khiến số lượng bệnh nhi tại các bệnh viện từ đầu tháng 8 đến nay tăng vọt.
Phòng tránh bệnh, tăng cường sức đề kháng cho trẻ thế nào, có chế độ dinh dưỡng phù hợp ra sao để bé duy trì thể trạng tốt nhất thời điểm giao mùa đang là điều các bậc cha mẹ quan tâm nhất.
Số trẻ mắc bệnh hô hấp, tay chân miệng, sốt xuất huyết... đều tăng vọt!
Theo thống kê tại hội nghị tăng cường phòng chống sốt xuất huyết năm 2012, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết trong cả nước tăng 35% so với cùng kỳ năm trước và đã có 26 trường hợp tử vong. Hơn 80% số ca mắc sốt xuất huyết tử vong là ở miền Nam, chủ yếu rơi vào trẻ dưới 15 tuổi.
"Nóng" không kém sốt xuất huyết, thông tin từ Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM ngày 30/8/2012 cũng cho biết, hiện mỗi tuần có gần 500 trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện, tăng gấp 2 lần so với tháng 7. Tại khoa Nhiễm của BV Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2, số trẻ đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng đã hơn 300 ca/ngày, tăng gấp đôi so với 2 tuần trước đó.
Bệnh mùa mưa bắt đầu hoành hành (Hình minh họa)
Thời tiết chuyển mùa còn khiến trong một ngày tồn tại hai hình thái: nóng vào ban ngày và mát mẻ, thậm chí se lạnh vào ban đêm. Nếu không có sức đề kháng tốt, cơ thể trẻ nhỏ không thích nghi kịp với sự thay đổi nóng lạnh bất thường này nên cũng dễ mắc các bệnh về hô hấp. Số trẻ đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương thời gian gần đây có xu hướng tăng mạnh. Hầu hết là các bé mắc bệnh do nhiễm vi-rút, viêm đường hô hấp trên hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến sự thay đổi môi trường như hen phế quản. Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, lượng bệnh nhi tới khám và điều trị đều tăng lên trong đó nhiều trẻ bị sốt vi-rút, viêm phổi, viêm họng, bệnh ngoài da, tay chân miệng...
Phòng bệnh lúc chuyển mùa
Bên cạnh việc hiểu thật rõ các triệu chứng bệnh, các biện pháp phòng ngừa cho từng loại bệnh, giữ vệ sinh cho trẻ, một trong những giải pháp quan trọng bác sĩ luôn nhắc đến chính là chú trọng đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này. Vì khi được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết, sức đề kháng của cơ thể sẽ được nâng cao, giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.
Trẻ cần được chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ trong mùa bệnh (Hình minh họa)
Theo TS. BS Từ Ngữ (Phó chủ tịch - Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam), cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để bé không rơi vào tình trạng mất sức, ở mức độ nặng khi mắc phải bệnh. Đặc biệt đối với các bé bị biếng ăn, thường dễ mắc bệnh và khả năng chống đỡ bệnh tật kém hơn so với những bé khác. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần chăm sóc đúng cách và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ biếng ăn trong mùa bệnh.
Cụ thể, phụ huynh nên chia bữa ăn của trẻ biếng ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với nhiều loại thức ăn khác nhau. Chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp trẻ không bị ngán khi nhìn thấy thức ăn, đặc biệt khi trẻ bệnh sẽ không thể hấp thu quá nhiều lượng thức ăn trong cùng 1 lần. Bên cạnh đó, thức ăn nên được chế biến mềm và lỏng để trẻ hấp thu dễ dàng và nhanh chóng hơn, tránh thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra, sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng trẻ có thể hấp thụ một cách dễ dàng và hiệu quả nhất trong giai đoạn này.
Theo Dân trí
Bệnh thường gặp ở đường hô hấp Trời trở lạnh, cơ thể con người kém thích nghi với nhiệt độ lạnh, suy giảm sức đề kháng nên rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy chúng ta cần hiểu biết các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe, nhất là người cao tuổi và trẻ em. Phòng các bệnh cúm mùa Thời tiết lạnh...