Họ từng muốn “xoá sổ” đời mình
Đám cưới hoãn lại, gia đình 2 bên bị sốc. Thấy bản thân quá tồi tệ, anh S. đâm đầu vào xe tải, rồi cho tay vào ổ điện… tự tử nhưng bất thành.
Đâm đầu vào xe tải, ổ điện… để xóa sổ cuộc đời
Bệnh nhân nhiễm HIV khám tại phòng khám ngoại trú (OPC) TP. Biên Hoà
Nhớ lại những năm tháng tuổi trẻ ham chơi, thường xuyên hút bồ đà và có quan hệ tình dục bừa bãi dẫn đến HIV…; anh M.N.S. (nhà ở phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai) hít thở thật sâu rồi nói: “Năm 2002, tôi thức tỉnh, quyết định tìm đường tới hôn nhân. Từ một người lêu lổng, tôi trở nên chín chắn hơn. Trước ngày cưới, gia đình 2 bên rôm rả bàn chuyện cưới xin. Tôi hồi hộp và háo hức làm lại cuộc đời mới”.
Trước ngày cưới, anh chủ động lái xe máy đi khám sức khỏe để mong các con sinh ra được lành lặn. Nhưng như tiếng sét giữa trời quang, anh S. suy sụp khi nghe thông báo mình nhiễm HIV. Gia đình 2 bên bị sốc, đám cưới phải hoãn lại. Thấy bản thân quá tồi tệ, anh S. đâm đầu vào xe tải, rồi cho tay vào ổ điện… tự tử nhưng bất thành.
“Cái chết không tới, tôi buộc phải sống mạnh mẽ hơn. Lúc đó, tôi nghĩ hậu quả này do tôi gây ra nên tôi phải giải quyết rồi đi đâu tính sau”, anh S. nhớ lại.
Anh lựa chọn con đường tìm thuốc chữa bệnh. Thời điểm đó, thuốc ARV để điều trị cho bệnh nhân HIV vẫn chưa phổ biến như bây giờ; người bệnh gần như cầm chắc án tử trong tay. Chưa kể, nếu bị phát hiện mình bị HIV, sẽ không có ai dám lại gần.
“Lương của tôi chỉ có 770.000 đồng nhưng mỗi tháng phải mất đến 2,4 triệu đồng để mua thuốc ARV. Nhưng tôi nghĩ, sau khi điều trị ổn rồi thì sẽ cố gắng chăm làm, kiếm “chút tiền” cho ba mẹ, chứ phận tôi thì coi như đã hết” – anh S. nhớ lại.
Bỗng 2 năm sau, vợ sắp cưới của anh S. đồng ý tổ chức hôn lễ. Chị bao dung chấp nhận và động viên anh chữa bệnh. Đến năm 2006, bao nhiêu tiền tiết kiệm từ nhiều năm trước, anh cũng không đủ để mua thuốc ARV.
Video đang HOT
“Khi ấy, tôi muốn buông xuôi tất cả, không uống thuốc ARV và cũng không ăn uống. 1 tuần liền, tôi chỉ uống nước, không ăn được nên cơ thể kiệt quệ và chỉ chờ chết. Nhưng tôi sợ mình chết rồi không có gì để lại cho vợ và ai nuôi con. Một lần nữa, tôi nghĩ mình phải sống. Tôi ăn uống trở lại và hồi phục sức khỏe” – anh S. tâm sự.
Sau đó, anh S. may mắn khi thuốc ARV bắt đầu được phát miễn phí. Nhưng “con đường” tìm thuốc miễn phí không hề dễ dàng. Khi ấy, Đồng Nai vẫn chưa có thuốc miễn phí mà muốn nhận phải lên tận Sài Gòn. Chỉ cần nghe nơi nào có thuốc miễn phí, anh S. và một người bạn chia nhau đi xin.
Giờ đây, anh S. đã gần 50 tuổi, hàng ngày, anh vẫn miệt mài làm việc, hạnh phúc bên vợ con. Anh luôn lấy những sai lầm của mình trong quá khứ để nhắc nhớ các con về tương lai tươi đẹp hay không đều do mình lựa chọn.
Khi đã vượt qua được ranh giới giữa sự sống và cái chết, anh S. nhận ra rằng, mình đứng lên được rồi thì phải đi giúp người khác. Anh S. bắt đầu nghĩ đến việc lập nhóm để những người nhiễm HIV giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau. Ngoài việc kinh doanh tại nhà, anh còn lo chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV.
“Với tôi, bây giờ sống được ngày nào phải làm việc hết mình cho ngày đó, dù ngày mai là ngày cuối cùng” – anh S. chia sẻ.
Mắc HIV vì hận ba phản bội mẹ
Một bệnh nhân nhiễm HIV đến khám, lấy thuốc ARV tại phòng OPC TP. Biên Hoà
33 tuổi nhưng anh V.T.G. đã có 12 năm bị nhiễm HIV vì sử dụng ma túy sau một cú sốc của gia đình.
“Mẹ tôi là người tuyệt vời nhưng ba vẫn phản bội để lấy một người chỉ bằng tuổi tôi. Ngày nào tôi cũng thấy mẹ khóc. Chán nản, tôi tìm đến ma túy để… giải sầu. Nhưng càng chơi nhiều thì lại càng buồn về cuộc đời. Vì sai lầm của tôi mà mẹ phải bán mấy cái nhà” – anh G. tâm sự.
Anh G. đã bị bắt 2 lần vì tàng trữ ma túy. Và trong lần thứ 2 khi ở tù, anh mới bắt đầu tỉnh ngộ. Anh G. nhớ lại: “Lúc đó, tôi nhận ra rằng mình sống quá ích kỷ, chỉ vì bản thân mà làm mẹ đau thêm lần nữa; trong khi mẹ chỉ còn mình tôi là chỗ đặt niềm tin. Tôi đã nghĩ, mình phải chỉnh đốn lại đời mình và sống tốt cho những năm về sau”.
Dù “quay đầu là bờ” nhưng anh G. lại không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?
May mắn vào năm 2014, anh G. gặp anh S. tại nhóm Xuân Hợp – nhóm đồng đẳng do những người nhiễm HIV tự nguyện tập hợp thành một nhóm để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ những người có cùng cảnh ngộ.
Khi sinh hoạt ở nhóm này, anh G. được anh S. vừa giúp đỡ tinh thần, chăm sóc vừa chỉ cách làm ăn.
Nhiều năm nay, anh G. uống ARV để điều trị HIV, uống Methadone để tách biệt với ma túy. Thấy con trai thật sự thay đổi, mẹ anh G. chực trào nước mắt vì bà chỉ có mong muốn con trai phải có tinh thần sống tiếp, làm việc có ích cho đời.
Nhờ “quay đầu làm lại”, anh G. cũng cưới được vợ. Vì vậy, những lúc lên cơn vật vã, ngoài mẹ thì vợ của anh luôn bên cạnh. Anh G. luôn thầm cảm ơn tình yêu vô bờ mà vợ dành cho anh suốt những năm qua.
Việt Nam quyết chấm dứt AIDS vào năm 2030
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hưởng ứng Mục tiêu 90-90-90 (90% người có HIV biết được tình trạng bệnh của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp) của Liên hợp quốc vào năm 2020.
PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế: mặc dù dịch HIV/AIDS đã thuyên giảm, nhưng diễn biến còn phức tạp, gia tăng nhanh ở nhóm MSM (quan hệ tình dục đồng giới nam) và tiêm chích ma tuý, chưa bảo đảm tính bền vững và còn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát.
Do vậy, HIV/AIDS hiện vẫn còn là vấn đề sức khoẻ công cộng quan trọng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam… PGS.TS. Thu Hương nhấn mạnh, thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, tiếp tục cần phải có những chủ trương và biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Trong 10 tháng, Hà Nội phát hiện 1.263 trường hợp nhiễm HIV
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Lã Thị Lan cho biết, trong 10 tháng năm 2020, Hà Nội ghi nhận thêm 1.263 trường hợp nhiễm HIV.
Tính đến 31/10/2020, Hà Nội đã phát hiện được 29.931 ca nhiễm HIV, chiếm 9,6% số người nhiễm HIV của cả nước. Hà Nội là địa phương có số người nhiễm lớn thứ 2, sau TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên 100.000 dân là 294 người/100.000 dân, đứng thứ 12 so với cả nước.
Trong 10 tháng, Hà Nội phát hiện 1.263 trường hợp nhiễm HIV (ảnh minh họa)
Theo bà Lã Thị Lan, trong 10 tháng năm 2020, Hà Nội ghi nhận thêm 1.263 trường hợp nhiễm HIV (giảm so với cùng kỳ năm 2019). Các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện năm 2020 chủ yếu là nam giới 78,7%; độ tuổi từ 15 - 25 chiếm 26,3% (tăng 8,1% so với năm 2010). Đường lây nhiễm qua quan hệ tình dục tiếp tục gia tăng, từ 22,5% (năm 2010) lên 74,5% (năm 2019) và 72,6% (10/2020).
Tỷ lệ lây qua đường máu giảm từ 70,5% (năm 2010) xuống 16,9% (năm 2020). Hai nhóm phát hiện nhiều nhất 10 tháng năm 2020 là vợ/chồng/bạn tình người nhiễm HIV (35,2%) và quan hệ tình dục đồng giới (MSM) 33,1%. Nhóm tiêm chích ma túy chỉ còn 13,1%.
Theo baotintuc, về chương trình điều trị HIV/AIDS cho bệnh nhân, Hà Nội bắt đầu triển khai điều trị ARV từ năm 2004 tại Bệnh viện Đống Đa, với 50 bệnh nhân được điều trị từ 1 dự án do chính phủ Pháp tài trợ. Từ năm 2004 - 2018, nguồn thuốc ARV và các dịch vụ xét nghiệm cho bệnh nhân điều trị ARV được hỗ trợ miễn phí chủ yếu từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét...
Bắt đầu từ năm 2019, thuốc ARV và các dịch vụ xét nghiệm được chuyển giao dần từ miễn phí sang thực hiện thanh toán qua nguồn BHYT. Hà Nội đã mở rộng độ bao phủ thẻ BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV trên địa bàn.
Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV được tiếp cận với ít nhất 1 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS qua BHYT cũng tăng dần năm 2019 là 1.929 người tại 5 cơ sở, đến 31/10/2020 là 2.259 bệnh nhân tại 13 cơ sở, chiếm 22% tổng số bệnh nhân đang điều trị.
Theo bà Lan, trong thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện mục tiêu 90-90-90 vào năm 2021 (90% người nhiễm HIV được biết tình trạng nhiễm của bản thân, 90% người chẩn đoán HIV được điều trị ARV, 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế); khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Theo kinhtedothi, tính đến ngày 31/10/2019, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS hiện còn sống tại Việt Nam 211.981 người và bệnh nhân nhiễm HIV đã tử vong 103.462 người. Còn 10 tháng năm 2019, cả nước đã phát hiện được 8.479 người nhiễm HIV và 1.496 người nhiễm HIV tử vong. Số mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16 - 29 (40,1%) và 30 - 39 (33,8%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (67,2%), qua đường máu (16,6%), mẹ sang con (1,8%) và còn lại không có thông tin đường lây truyền.
Người đầu tiên nhiễm HIV vẫn sống khoẻ mạnh sau 30 năm Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có 30 năm ứng phó với dịch HIV/AIDS. Việt Nam hiện là 1 trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thuỵ Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới. Sáng 17-11, tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng...