Hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực lĩnh vực du lịch
Hội nghị trực tiếp và trực tuyến về tuyển sinh – đào tạo và cung ứng nhân lực lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn được tổ chức vào ngày 26/4 nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu nhân lực trầm trong sau khi du lịch mở cửa trở lại từ 15/3.
Đào tạo kỹ năng nghề tại trường trung cấp du lịch Hà Nội.
Tiến sĩ Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp cho biết: Lĩnh vực giáo dục Nghề nghiệp đã trải qua 2 năm khó khăn do dịch bệnh, lần đầu tiên sau nhiều năm, kết quả tuyển sinh các cấp trình độ trong giáo dục nghề nghiệp đã không đạt mục tiêu theo kế hoạch đề ra (chỉ đạt 85% kế hoạch năm 2021). Trong 2 năm qua, nhiều lĩnh vực ngành, nghề đào tạo đã rất khó khăn trong công tác tuyển sinh, trong đó có lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng;
Trong 2 năm qua, do dịch bệnh, ngành du lịch gặp phải rất nhiều khó khăn khi mà hoạt động này gần như tê liệt do dịch bệnh, người làm bỏ việc, thiếu việc làm do các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa dừng hoạt động đã ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người học. Giờ đây các hoạt động trở lại thì lphải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động.
Theo số liệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch về số lượng tuyển sinh đối với 15 cơ sở giáo dục nghề nghiệp du lịch được thực hiện vào tháng 9/2021 cho thấy trong đến tháng 9 năm 2021 số lượng tuyển sinh đã bị sụt giảm 32%; đến hết năm (tháng 12/2021) kết quả tuyển sinh 2021 chỉ bằng 50% so với năm 2019, giảm khoảng 50%.
Năm 2019, Việt Nam có 4,9 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch; năm 2020, gần 80% nhân sự trong lĩnh vực này bị cắt giảm; năm 2021, chỉ có 25% trong số còn lại làm đủ thời gian.
Video đang HOT
Chia sẻ về những khó khăn, thách thức mà ngành du lịch gặp phải, bà Ngô Thị Xuân – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn cho rằng, phải có giải pháp cho lực lượng nhân sự còn lại với ngành du lịch là họ phải được đào tạo trong khoảng thời gian ngắn nhất để ôn luyện lại những kỹ năng nghiệp vụ mà trong khoảng 2 năm vừa rồi họ không có cơ hội để thực hiện.
Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp cũng đang tuyển mới một lượng nhân sự để kịp thời đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Những doanh nghiệp lớn đã chủ động phối hợp với các trường để đào tạo kịp thời cho đối tượng này.
Ông Trương Anh Dũng cho rằng cần có giải pháp tổng thể, đồng bộ, huy động tổng lực trong thời gian tới để tuyển sinh đào tạo nghề du lịch, đồng thời cần phải củng cố lại niềm tin cho lao động, thông qua quá trình truyền thông.
“Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng số lượng dạy nghề liên quan tới du lịch dịch vụ. Để tăng về quy mô các trường cần linh hoạt trong đào tạo, không chỉ đào tạo trực tiếp mà còn cần đào tạo trực tuyến”, ông Trương Anh Dũng đề xuất.
Hội đồng kỹ năng nghề quốc gia trong ngành du lịch đã ban hành 7 bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia. Thời gian tới có thể vận dụng cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho lao động, để nhóm này có thể tự do dịch chuyển làm việc trong khu vực ASEAN. Các bộ tiêu chuẩn cũng là cơ sở để các trường căn cứ vào đó thực hiện đào tạo.
Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chính thức hoạt động, tạo nguồn lực mới cho du lịch Việt Nam
Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2022, ngày 1/4, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Du lịch (VTDF) đã chính thức ra mắt với cơ quan quản lý về du lịch, các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch chính thức ra mắt tại sự kiện Diễn đàn du lịch Việt Nam 2022 do Quỹ đồng chủ trì trong khuông khổ VITM Hà Nội 2022. Ảnh: TCDL
Sau gần 20 năm kể từ lần đầu được chính thức nêu tại Pháp lệnh Du lịch năm 1999, Luật Du lịch năm 2005, được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và sự ủng hộ của các Bộ, ngành liên quan, đến nay VTDF đã chính thức đi vào hoạt động.
Ông Lê Tuấn Anh, Chủ tịch VTDF cho biết, được thành lập theo Quyết định số 49/2018/QĐ-TTg ngày 12/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ, VTDF là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đại diện chủ sở hữu.
Sự ra đời của VTDF nhằm giải quyết một phần sự hạn chế về nguồn lực cho xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch; tạo cơ chế linh hoạt, năng động hơn, phù hợp với xu hướng hiện nay, tăng cường cả về quy mô, tần suất và chất lượng các hoạt động.
Hoạt động xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch của VTDF sẽ tập trung vào các đối tượng thụ hưởng gồm cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân trong ngành du lịch.
Kinh phí hoạt động hàng năm do ngân sách trung ương cấp, bằng 10% tổng số thu nộp ngân sách hàng năm từ nguồn thu phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài và bằng 5% tổng số thu nộp ngân sách hàng năm từ nguồn thu phí tham quan. Bên cạnh đó, Quỹ có thể huy động các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện khác.
Hoạt động của Quỹ tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ, bao gồm: xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài thông qua các sự kiện, phương tiện thông tin, truyền thông, các ấn phẩm, vật phẩm và nền tảng số; hỗ trợ nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ hoạt động truyền thông du lịch trong cộng đồng.
Năm 2022, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch sẽ phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, triển khai các nhiệm vụ theo định hướng của Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bao gồm xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam hướng đến thị trường trong và ngoài nước nhằm khôi phục thị trường quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa; nghiên cứu thị trường, đánh giá các xu hướng mới sau đại dịch COVID-19, phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu, thị hiếu mới của khách; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch, khôi phục lại lực lượng lao động du lịch đã chuyển dịch sang các ngành nghề khác; đẩy mạnh truyền thông du lịch trong cộng đồng, hỗ trợ các địa bàn khó khăn có tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch.
Ngày 22/2 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch của Quỹ, tạo cơ sở cho Quỹ triển khai các hoạt động thực tế.
Quỹ được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ các nguồn lực giúp đỡ ngành du lịch sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Trong Hội chợ VITM Hà Nội 2022, cùng với Hiệp hội Du lịch, Tổng cục Du lịch, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Du lịch đã đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam 2022 với chủ đề "Phục hồi Du lịch Việt Nam - Định hướng mới, Hành động mới" và một số hoạt động bên lề khác.
Tuyển sinh đại học năm 2022: Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh những ngành nào? Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2022 với 25 nhóm ngành đào tạo. Hội đồng tuyển sinh đại học 2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa công bố thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2022 (khóa 67). Theo đó, Học viện sẽ tuyển sinh 25 nhóm ngành, bao gồm...