Hỗ trợ tín dụng mua căn nhà đầu tiên cho người trẻ
Trong báo cáo đề xuất các giải pháp hỗ trợ người mua nhà gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, ban hành chính sách tín dụng tạo lập căn nhà đầu tiên cho giới trẻ theo phương thức tín chấp để mua nhà.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, hiện nay giới trẻ mới lập gia đình, mới lập nghiệp đang có xu thế sống tự lập, có nhu cầu tạo lập căn hộ nhỏ.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cứ sau mỗi 10 năm thì đa phần giới trẻ có thu nhập tăng lên khoảng gấp đôi. Do vậy, đầu tư cho giới trẻ gần như rất ít bị rủi ro.
Nhiều nước trên thế giới cho giới trẻ vay tín dụng theo phương thức tín chấp để mua nhà, đóng học phí… Điển hình là ngân hàng Grameen Bank của Bangladesh cho người nghèo vay không thế chấp để làm ăn nhưng tỉ lệ nợ xấu rất thấp, chỉ dưới 1%.
“Việc giới trẻ có nhà riêng sẽ kéo theo nhu cầu gia tăng về trang thiết bị, hàng hóa và nhiều loại dịch vụ khác, kích thích nền kinh tế phát triển. Từ căn hộ nhỏ ban đầu sẽ chuyển đổi qua các căn nhà lớn hơn trong vòng đời, trong quá trình thu nhập tăng thêm” – ông Châu nói.
Về phát triển nhà ở xã hội, HoREA rất hoan nghênh Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối thêm 3.000 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước. Trong đó, 1.000 tỉ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội và 2.000 tỉ đồng cho bốn ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank để hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội.
Video đang HOT
Hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị phát triển nhà ở xã hội đảm bảo an sinh xã hội sau khi đại dịch COVID-19 qua đi, để tạo cú hích phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền. Đây là hai phân khúc sản phẩm đáp ứng nhu cầu nhà ở thực của giới trẻ, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, công nhân, lao động, người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, người nhập cư…
MINH LONG
Cuộc chiến sinh tồn của doanh nghiệp bất động sản thời Covid: Thay đổi để thích nghi
Trước dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp và khó lường, để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tìm cách thích nghi, sống chung với đại dịch.
Khởi động cuộc sống thích nghi với Covid 19
Thị trường bất động sản năm 2020 kỳ vọng khởi sắc hơn, nhưng ngay đầu năm lại chịu ảnh hưởng vì dịch Covid 19. Như đánh giá của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM, tất cả các doanh nghiệp bất động sản đều bị tác động.
Chính sách chiết khấu khi mua nhà online tại Gamuda Land
Các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị, bán hàng đều bị hủy bỏ. Tình hình còn tệ hơn khi hàng loạt các doanh nghiệp đã cho nhân sự lên văn phòng làm việc luân phiên, thậm chí có nơi đã cho nhân sự tạm nghỉ không lương khi nguồn cung sản phẩm vẫn chưa cải thiện.
"Covid 19 làm gián đoạn, đảo lộn các mặt hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng là khâu rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Làm tăng nguy cơ doanh nghiệp bị rơi vào thua lỗ, phá sản...", báo cáo của HoREA nêu rõ.
Bên cạnh đó, theo thống kê, trong tổng số khoảng 1.000 sàn hoạt động trong lĩnh vực môi giới, hiện có tới 1/3 số sàn giao dịch bất động sản, tức hơn 300 sàn đóng cửa. Ngoài ra, khoảng 500 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động một phần.
Khu đô thị Gamuda Gardens, Hoàng Mai, Hà Nội
Giới chuyên gia nhận định, tình hình khó khăn hiện nay sẽ còn kéo dài và khốc liệt. Vì thế, trước khi tìm được vắc xin đặc trị con virus ngang ngược và oái oăm này, mỗi nền kinh tế, mỗi ngành nghề phải thiết lập một lối sống mới, theo cách khác nhau để cùng nhau tồn tại và phát triển.
Riêng lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp không còn cách nào khác ngoài ứng dụng công nghệ thông tin vào bán hàng, cả kể họp online, mở bán sản phẩm qua livestream, bán hàng qua app...
"Dịch bệnh bùng phát, cách ly toàn xã hội mới thấy trước giờ trong hoạt động bất động sản luôn luôn có một lỗ hổng rất lớn, đó là thiếu những giải pháp làm việc trên môi trường online, phụ thuộc quá nhiều vào hình thức hoạt động truyền thống - bán hàng offline", ông Đỗ Đức Huy, kỹ sư công nghệ thông tin đánh giá.
Tuy nhiên, cũng không thể bắt bệnh cả một ngành như cách mà "thầy bói xem voi". Trên thực tế, để đối phó với Corona, đã có một số ít chủ đầu tư sớm mở sàn giao dịch trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong số hiếm hoi các chủ đầu tư làm được điều này chính là Gamuda Land - nổi tiếng với khu đô thị xanh Gamuda Gardens.
Theo tiết lộ từ chủ đầu tư, https://gamudacity.com.vn/gl-onlinedeals, không chỉ đơn thuần là website quảng cáo, mà là một trang giao dịch bất động sản trực tuyến, đảm bảo tương tác nhanh, đáp ứng được hàng ngàn người truy nhập cùng một thời điểm. Khách hàng được cung cấp thông tin hình ảnh chính xác, trung thực. Trang cũng sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin, chính sách bán hàng của dự án tại mỗi thời điểm khác nhau.
Thành công đến với nhà đầu tư biết nắm bắt cơ hội
Dịch bệnh đem đến cả thử thách lẫn cơ hội. Nhưng doanh nghiêp biêt ứng dung công nghê và chuyên môt phân hoat đông sang trưc tuyên đê căt giam chi phí và gia tăng năng lưc canh tranh là chiên lươt khôn ngoan nhât hiên nay. Nhưng doanh nghiêp có sư chuân bi tôt, giư chân đươc nhóm nhân viên xuât săc se có cơ hôi bưc phá manh me khi khó khăn qua đi.
The Zen Residence nằm ở trung tâm Gamuda Gardens gồm 3 tòa căn hộ cao 31, 33 và 35 tầng
Gamuda Land là một tập đoàn hàng đầu về xây dựng và hạ tầng đến từ Malaysia. Bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2007, Gamuda Land hiện đang đầu tư hai khu đô thị đẳng cấp là Gamuda City tại Hà Nội và Celadon City tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 1 của dự án Gamuda City là khu đô thị Gamuda Gardens được quy hoạch hợp lý với diện tích cây xanh chiếm hơn 50% mật độ xây dựng. Cư dân tại đây sẽ được tận hưởng cuộc sống trọn vẹn với toàn bộ tiện ích nội khu dành riêng cho cư dân với khu sinh hoạt cộng đồng tại Clubhouse, bể bơi bốn mùa, sân tennis, phòng tập gyms và hệ thống an ninh đa lớp...
Nhận định về bức tranh tổng quan tình hình đầu tư bất động sản tại Việt Nam thời gian vừa qua, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao, Savills Việt Nam cho biết, đây là thời điểm khó khăn với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nói chung. Mặc dù vậy, đối với một bộ phận nhóm các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư bất động sản không chỉ trong và ngoài nước, thì đây lại là cơ hội rất lớn đối với họ.
DOÃN THÀNH - THU NHUNG
Hàng tỷ USD sẽ được đầu tư vào dự án hạ tầng giao thông? Theo Bộ GTVT, dự kiến, sẽ có hàng nghìn tỷ đồng từ ngân sách nhà nước được đầu tư vào các dự án giao thông. Hàng tỷ USD có thể được giải phóng Bộ GTVT cho biết, sau khi có Chỉ thị 11 của Thủ tướng về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,...