Hỗ trợ sửa chữa, xây mới hơn 1.000 căn nhà cho người có công
Sáng 27/7, UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị tổng kết Kế hoạch hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng và hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2015.
Tặng bằng khen cho các tập thể (Ảnh: Khánh Hồng)
Tặng nhà tình thương cho bà Nguyễn Thị Ân (Ảnh: Khánh Hồng)
Theo đó, tổng số nhà được thực hiện sửa chữa, xây mới năm 2015 là 1.188 nhà (xây mới 201 nhà, sửa chữa 987 nhà), vượt so với kế hoạch 156 nhà, tỷ lệ 15,12%.
Trong đó, đối tượng chính sách: 1.052 nhà (xây mới 188 nhà, sửa chữa 864 nhà); đồng bào dân tộc: 136 nhà (xây mới 13 nhà, sửa chữa 123 nhà).
Video đang HOT
Mức hỗ trợ được UBND TP Đà Nẵng thống nhất hỗ trợ là 60 triệu đồng cho nhà xây mới và 20 triệu đồng cho nhà sửa chữa. Ngoài ra, còn hỗ trợ thêm 5 hoặc 10 triệu đồng cho nhà sửa chữa nếu nhà hư hỏng nhiều, gia đình khó khăn.
Tại buổi lễ, UBND TP Đà Nẵng cũng đã tặng bằng khen của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho 35 tập thể và 24 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng và hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2015; tặng nhà tình thương cho bà Nguyễn Thị Ân (trú Hòa Khương, Hòa Vang), bệnh binh 1/3 vừa trở về với gia đình sau bao nhiêu năm được công nhận là liệt sĩ; tặng các gia đình thuộc diện được sửa chữa, xây mới nhà trong năm 2015 mỗi gia đình một chiếc ti vi.
Khánh Hồng
Theo dantri
Ngày không thể quên, không được quên!
Để đất nước được độc lập, tự do, bao nhiêu mồ hôi, máu và nước mắt đã đổ xuống trên mảnh đất quê hương. Biết bao người con ưu tú đã ngã xuống, bao người trở về không còn lành lặn...
Đoàn viên, thanh niên thắp nến tri ân liệt sỹ. Ảnh: Minh Châu
Chiến tranh đã đi qua nhiều năm, nhưng những hậu quả mà chiến tranh để lại vẫn còn hiện hữu. Để đất nước độc lập, tự do, bao nhiêu mồ hôi, máu và nước mắt đã đổ xuống trên mảnh đất quê hương. Biết bao người con ưu tú đã ngã xuống, bao người trở về không còn lành lặn, mãi mãi mang thương tật trong mình... Hàng triệu thân nhân liệt sĩ, những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ, người con đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình.
Những câu hát đầy xúc động: "Ba lần tiễn con đi/Hai lần khóc thầm lặng lẽ/Các anh không về/ Mình mẹ lặng im..., những câu thơ đầy tình nghĩa tặng những người con đã "nằm xuống": "Đò lên Thạch Hãn xin... chèo nhẹ / Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm..." luôn làm nao nao những trái tim khi nghĩ về một thời khói lửa.
Khắc ghi công lao to lớn ấy, 68 năm qua, dù khó khăn đến đâu, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách ưu đãi về cả vật chất lẫn tinh thần đối với người có công, cũng như gia đình và con em họ. Ngoài chế độ trợ cấp, Nhà nước đã triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chế độ ưu đãi như: Chế độ hỗ trợ người có công về nhà ở; đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với người có công và con của họ; chế độ chăm sóc sức khỏe; đẩy mạnh công tác vận động xã hội, tham gia thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sĩ được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm thực hiện. Điều đáng mừng, phong trào Đền ơn đáp nghĩa đã trở thành hoạt động thường xuyên của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp xã hội, trở thành nét đẹp của văn hóa con người Việt Nam.
Cần phải khẳng định, chúng ta đã làm được nhiều việc có ý nghĩa, nhưng vẫn chưa thể bù đắp hết những công lao hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, thương binh đã hy sinh cả cuộc đời mình, tính mạng mình vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Tháng 7 về! Trong những ngày này, các nghĩa trang liệt sỹ dù lớn hay nhỏ trên cả nước luôn tấp nập những đoàn người đến thăm, thắp một nén nhang tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với những liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9 và vô vàn các nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước, khi đứng trước hàng ngàn ngôi mộ, lần theo từng dòng tên tuổi, quê quán, ngày nhập ngũ, ngày hy sinh..., từ tâm khảm mỗi người đều dâng trào lên niềm xúc động, nén lòng để đừng bật khóc... nhưng sống mũi vẫn cay, vẫn có những tiếng nấc nghẹn ngào, những giọt nước mắt rơi...
Những ngày tháng 7 thiêng liêng này, hãy đến với các nghĩa trang liệt sỹ, tin rằng, mỗi người dân Việt Nam, nhất là các bạn trẻ sẽ nhận ra rằng, những gì mà mình biết về cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc còn quá ít ỏi so với những khốc liệt mà cha anh đã thực sự nếm trải, càng tự hào trước sự hy sinh lớn lao của những liệt sĩ đã ngã xuống cho nền hòa bình, tự do của Tổ quốc. Hãy đến để thấy tình yêu đất nước được nhân lên, thấy như mình được tiếp thêm năng lượng và tự nhủ bản thân, cần sống tốt hơn để xứng đáng với những hi sinh, mất mát của cha anh...
Ngày 27/7, biết bao gia đình đã lấy làm ngày giỗ cho những liệt sỹ vô danh. Cũng có nhiều gia đình, dù đã biết ngày hy sinh của liệt sĩ, nhưng trong những ngày này vẫn khói hương, cúng giỗ, coi đó là ngày giỗ chung, ngày cả nước hướng về các Anh, những người đã hy sinh vì dân, vì nước, cống hiến tuổi thanh xuân cho độc lập, tự do của dân tộc.
Ngày 27/7 là một ngày không thể quên, không được quên!
Xin thành kính gửi những tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đến các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh, bệnh binh, các thân nhân liệt sĩ, các gia đình có công với nước!
Xin được thắp nén hương tri ân tới các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc!
Theo Kim Thanh
Báo Đảng Cộng sản Việt Nam
"Liệt sĩ" trở về sau mấy chục năm thất lạc Sau bao nhiêu năm tìm kiếm trong vô vọng, năm 2006, gia đình nhận được bằng Tổ Quốc ghi công công nhận liệt sĩ Nguyễn Thị Ân đã hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đầu tháng 7 năm này, gia đình bất ngờ nhận được thông tin bà Ân vẫn còn sống. Mấy ngày nay, ngôi nhà của chị luôn...