Hỗ trợ nhiều nhất một triệu đồng/tháng cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp học nghề
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề cho lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, mức hỗ trợ học nghề nhiều nhất cho nhóm đối tượng này là một triệu đồng/người/tháng.
Tư vấn cho người lao động của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (Ảnh minh họa: HEIC).
Đối tượng áp dụng là người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đáp ứng đầy đủ điều kiện được hỗ trợ học nghề theo Điều 55 của Luật Việc Làm.
Mức hỗ trợ học nghề tối đa là một triệu đồng/người/tháng, áp dụng cho các nghề được người lao động đăng ký học. Mức hỗ trợ học nghề được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.
Trường hợp tham gia khóa học nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ trên, người lao động tự chi trả phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề.
Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10-2-2015, nhưng quy định hỗ trợ trên được áp dụng ngay từ ngày 1-1-2015, thời điểm Luật Việc làm có hiệu lực.
Video đang HOT
Quy định này cũng có hiệu lực đối với người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trước ngày 1-1-2015 và có nhu cầu học nghề sau ngày 1-1-2015 thì được áp dụng các quy định trên.
Trường hợp người lao động đã có quyết định hỗ trợ học nghề trước ngày 1-1-2015 sẽ không áp dụng các quy định trên.
Quyết định số 77/2014 thay thế Quyết định số 55/2013 quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Luật Việc làm chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 quy định, đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương tháng của người lao động. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Theo NTD
Hà Nội: Dịch vụ công giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Chiều 25/8 tại Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức công bố bộ dịch vụ công gồm 11 thủ tục giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thí điểm cơ chế một cửa tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội.
Các đại biểu tham quan nơi tiếp nhận thủ tục hành chính một cửa về BHTN.
Tại buổi công bố, ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - nhấn mạnh, một trong những tiêu chí đánh giá chỉ số cạnh tranh của Thủ đô chính là việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trong đó có việc thực hiện giải quyết chế độ chính sách BHTN.
Bộ dịch vụ công gồm 11 thủ tục hành chính mới ban hành trong giải quyết chế độ BHTN, gồm: Đăng ký BHTN, đề nghị hưởng BHTN, thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng, hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề...
Được biết, TP Hà Nội là nơi thí điểm đầu tiên cơ chế một cửa trong việc giải quyết chính sách BHTN.
Trung tâm GTVL Hà Nội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) là đơn vị thực hiện, tiếp nhận và giải quyết dịch vụ công theo cơ chế một cửa tại các điểm giao dịch, chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp thường xuyên cập nhật, rà soát nội dung bộ dịch vụ công.
Cơ chế một cửa trong giải quyết chính sách BHTN sẽ giúp người dân hạn chế việc đi lại tới các cơ quan chức năng, giảm thời gian chờ đợi, có thông tin minh bạch về lộ trình giải quyết chế độ BHTN của mình.
Theo ông Nguyễn Toàn Phong - GĐ Trung tâm GTVL Hà Nội - Trung tâm hiện có 9 địa điểm hướng dẫn người lao động đăng ký và làm thủ tục hồ sơ hưởng BHTN.
Từ 1/7, Trung tâm GTVL Hà Nội đã tiếp nhận 4.000 lượt người lao động đến giao dịch làm thủ tục đăng ký hưởng BHTN, gần 10.000 lượt người đến báo cáo tình trạng việc làm hàng tháng và tìm việc làm.
Ông Phong thừa nhận: "Trước ngày áp dụng cơ chế một cửa, người lao động phải đi lại nhiều lần, qua nhiều bộ phận của Trung tâm. Điều này mất nhiều thời gian chờ đợi, công tác giám sát thái độ và chất lượng phục vụ của cán bộ còn khó khăn".
Dự kiến, sau khi áp dụng cơ chế một cửa, người lao động chỉ cần đến một điểm với 1 đầu mới. "Thời gian giảm bình quân từ 3-5 ngày trong tổng số 20 ngày theo quy định" - ông Phong cho biết thêm.
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Công nhân mất việc được hưởng 6 tháng bảo hiểm thất nghiệp Sáng 24.5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Bình Dương đã tiếp xúc, đối thoại với trên 400 doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng do hành vi đập phá của một số đối tượng quá khích trong thời gian qua để tiến hành các thủ tục chi trả tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đại diện doanh nghiệp đối thoại...