Hỗ trợ người lao động ở khu vực phong tỏa, bị mất việc làm do dịch COVID-19
Ngày 2/8, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho biết, đã thành lập 4 Trạm hỗ trợ phòng, chống COVID-19 và Tổ hỗ trợ phòng, chống COVID-19 (gọi chung là Tổ hỗ trợ phòng, chống COVID-19) nhằm hỗ trợ cho người lao động ở các khu vực phong tỏa, cách ly y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Ngày 14/7/2021, tại đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hoà, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã khai trương quầy hàng nông sản giá 0 đồng, phục vụ miễn phí cho người dân gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Lực lượng tham gia các Tổ hỗ trợ phòng, chống COVID-19 là cán bộ Công đoàn và người lao động tình nguyện, mỗi tổ có từ 10 – 15 thành viên. Trong 4 tổ nêu trên, 3 tổ được đặt tại thành phố Biên Hòa gồm: khu vực Hóa An – Tân Hạnh và các phường lân cận; khu vực Trảng Dài – Tân Phong và các phường lân cận; khu vực Long Bình – Long Bình Tân và các phường lân cận. Tổ còn lại đặt tại khu vực Bắc Sơn – Hố Nai 3 và các xã lân cận thuộc huyện Trảng Bom.
Các Tổ hỗ trợ phòng, chống COVID-19 có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản hàng hóa thiết yếu do Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cung cấp, đồng thời tiếp nhận sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân; khảo sát, thống kê và trực tiếp hỗ trợ các loại thực phẩm cho công nhân ở các khu nhà trọ bị phong tỏa, cách ly; tuyên truyền, vận động công nhân chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai Tăng Quốc Lập cho biết, địa bàn Đồng Nai có 1,2 triệu lao động đang làm việc, trong đó có hàng trăm nghìn công nhân đang ở các khu nhà trọ. Từ đầu tháng 7 đến nay, nhiều xã, phường ở huyện Trảng Bom và thành phố Biên Hòa, nơi tập trung đông công nhân nhất của Đồng Nai phải phong tỏa, cách ly y tế để phòng, chống dịch, đời sống người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Các tổ hỗ trợ sẽ khảo sát, nắm chính xác số lượng công nhân đang ở trọ trong khu vực phong tỏa, cách ly để hỗ trợ các loại hàng hóa, đặc biệt là gạo, mì gói, thịt, rau củ quả… Từ đó, giúp công nhân không thiếu đói, yên tâm ở lại, không rời khỏi nơi tạm trú để về quê, góp phần phòng, chống dịch hiệu quả.
Theo ông Tăng Quốc Lập, các Tổ hỗ trợ phòng, chống COVID-19 mới đi vào hoạt động vào ngày 1 và 2/7 nhưng hiện đã có hơn 7.000 công nhân ở trọ đăng ký, xin hỗ trợ các loại thực phẩm.
Để chăm lo đời sống của người lao động, từ giữa tháng 7/2021, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai đã triển khai chương trình “Nghĩa tình Công đoàn”, đến nay, chương trình đã hỗ trợ hơn 50 tấn rau củ quả, gạo, thịt, mì gói, rau củ quả cho hơn 6.000 công nhân ở các nhà trọ trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế.
Video đang HOT
* Ngày 2/8, UBND tỉnh Tiền Giang đã chuyển số nông sản trị giá gần 1 tỷ đồng, gồm: gạo thóc, thanh long, rau củ và một số nông sản thiết yếu khác trao tặng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm giúp giảm bớt khó khăn, nâng cao quyết tâm và hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19.
Chuyển hàng hóa xuống tàu cao tốc để vận chuyển đến TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Minh Trí/TTXVN
Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Đặng Văn Tuấn, số hàng hóa trên được vận chuyển bằng tàu cao tốc đưa đến hai đầu mối là UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Đồng hương tỉnh Tiền Giang. Từ hai đầu mối trên, các cơ quan sẽ phân phối đến những địa chỉ cụ thể.
Số nông sản trên được UBND tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang thu mua từ các doanh nghiệp, hợp tác xã… trên địa bàn.
Cùng với nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19, công tác vận động, quyên góp, hỗ trợ bà con trong tỉnh giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống cũng được UBND tỉnh Tiền Giang quan tâm và đã nhận được sự hưởng ứng, đóng góp tích cực của các nhà hảo tâm, doanh nhân; trong đó, nổi bật có Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại – dịch vụ HK (thành phố Mỹ Tho). Vừa qua, doanh nghiệp HK đã ủng hộ, trao tặng số quà gồm gạo thóc, nhu yếu phẩm trị giá trên 100 triệu đồng tặng nhân dân trong các khu phong tỏa, cách ly tại Tiền Giang.
* Ngày 2/8, thông tin từ Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị đang triển khai hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do dịch COVID-19 ở các cơ sở lưu trú từ 20 phòng trở lên, đơn vị lữ hành, khu điểm du lịch thuộc quản lý của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng gồm: Khu Du lịch Bà Nà Hills, Điểm du lịch Nhà trưng bày Hoàng Sa.
Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân tại điểm chốt phòng chống dịch trên các tuyến đường. Ảnh minh họa: Trần Lê Lâm/TTXVN
Theo đó, các đối tượng trên là người lao động đang cư trú hợp pháp tại địa phương, sẽ được nhận mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/lần và được chi trả 1 lần. Người lao động có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ có xác nhận của doanh nghiệp nơi làm việc và địa phương cư trú về Sở Du lịch Đà Nẵng tại địa chỉ: Tầng 16 Trung tâm Hành chính thành phố, 24 Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Thời gian tiếp nhận hồ sơ đến hết ngày 31/8/2021.
Sở Du lịch sẽ thông báo bằng tin nhắn qua điện thoại của người lao động khi nhận được hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, Sở sẽ thông báo đề nghị bổ sung.
Ngoài ra, người lao động tự do làm việc ở các khu điểm du lịch (ngoại trừ Khu Du lịch Bà Nà Hills và Điểm du lịch Nhà trưng bày Hoàng Sa), cơ sở lưu trú (quy mô dưới 20 phòng), các điểm kinh doanh dịch vụ tại các bãi tắm thì liên hệ UBND phường, xã nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể về việc được hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng.
Doanh nghiệp ở Tiền Giang kêu cứu vì bị ngừng sản xuất đột ngột
Nhiều doanh nghiệp tại Tiền Giang kêu cứu khi đang sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ" và đáp ứng tốt các điều kiện phòng chống dịch lại bị yêu cầu dừng sản xuất.
Ngày 29/7, UBND tỉnh Tiền Giang quyết định cho tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp kể từ ngày 5/8 cho đến khi có thông báo mới.
Sau đó, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức (Tiền Giang) gửi đơn kêu cứu tới Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan xin được tiếp tục sản xuất đối với doanh nghiệp thực hành sản xuất tốt "3 tại chỗ". Công ty này chuyên nuôi trồng, sản xuất cá tra và thực phẩm chế biến tại cụm công nghiệp Song Thuận (huyện Châu Thành, Tiền Giang).
"Đây thực sự là cú sốc lớn cho doanh nghiệp. Chúng tôi đã chi hàng chục tỷ đồng để bố trí sản xuất 3 tại chỗ. Mỗi tháng còn chi phí thêm hàng chục tỷ đồng để giữ được chuỗi cung ứng, giữ chân người lao động, giữ khách hàng", bà Trương Thị Lê Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Đức, nói.
Tỉnh Tiền Giang hiện có 71 doanh nghiệp đang áp dụng "3 tại chỗ", chiếm 38,17% tổng số doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp đã thực hiện phương án này. Ảnh: Hoàng Hà.
Ngoài ra, theo Công ty Vạn Đức, việc này trên làm đứt gãy chuỗi cung ứng, cá tra nuôi bị quá lứa, trong khi việc sản xuất "3 tại chỗ" mới chỉ đạt 50% công suất, nếu dừng hẳn sẽ gây thiệt hại kép đến toàn chuỗi cung ứng; cá tra nuôi quá lứa không bán được, doanh nghiệp phải đền hợp đồng.
Nếu lúc này phải dừng sản xuất đột ngột, người lao động cũng không thể về quê vì hầu hết chưa được viêm vaccine và tất cả địa phương đều giãn cách xã hội. Doanh nghiệp giữ lao động ở lại nhà máy mà không sản xuất được sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn về tâm lý, hành vi và sau này khó lòng kêu gọi công nhân quay trở lại sản xuất.
Từ thực tế đó, Công ty Vạn Đức kiến nghị Bộ trưởng Bộ NNPTNT có ý kiến đến Thủ tướng và UBND tỉnh Tiền Giang để công ty được tiếp tục sản xuất để thực hiện mục tiêu kép và không làm đứt gãy chuỗi cung ứng.
Theo Công ty Vạn Đức, doanh nghiệp nào làm sai thì nên xử lý doanh nghiệp đó, không thể khiến những doanh nghiệp khác phải tạm dừng sản xuất khi họ đã tốn kém nhiều chi phí cho sản xuất "3 tại chỗ".
Bên cạnh Công ty Vạn Đức, Công ty TNHH MNS Feed Tiền Giang (một thành viên của Tập đoàn Masan) cũng vừa có đơn gửi đến Thủ tướng, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động "3 tại chỗ".
Ông Phạm Trung Lâm, Chủ tịch MNS Feed Tiền Giang, cho biết để thực hiện sản xuất "3 tại chỗ" từ ngày 15/7, công ty đã áp dụng nhiều giải pháp nghiêm ngặt để phòng chống dịch như thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện chống dịch, tổ chức quản lý chặt chẽ người lao động. Đến nay, chưa phát hiện ca lây nhiễm nào trong khu vực nhà máy.
MNS Feed Tiền Giang cho rằng việc tạm dừng sản xuất nhà máy thức ăn chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung thức ăn chăn nuôi của nông hộ, trang trại, những người đang duy trì sản xuất trong điều kiện khó khăn để cung ứng thực phẩm cho xã hội.
Trong khi đó, theo quy định của Bộ Công Thương, nhóm hàng thức ăn chăn nuôi được xếp vào nhóm hàng thiết yếu, được phép hoạt động, lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Tàu cao tốc lao "như bay" trên sông đưa 20 tấn rau củ miền Tây về TPHCM Chiều 19/7, hai chuyến tàu cao tốc đầu tiên đã cập bến Bạch Đằng sau 10 tiếng di chuyển đường sông để đưa gần 20 tấn thực phẩm từ miền Tây về cung ứng cho TPHCM. Tàu cao tốc lao "như bay" trên sông đưa 20 tấn rau củ miền Tây về TPHCM Chiều 19/7, 2 tàu cao tốc của Công ty TNHH...