Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn
Thời gian qua, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn do tác động chung của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường và ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước ngọt do hạn hán và xâm nhập mặn trên diện rộng.
Với tình cảm “Tương thân, tương ái”, tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, TP Hà Nội vừa gửi tặng Quỹ “Cứu trợ” của tỉnh Bến Tre 1,5 tỷ đồng và tỉnh Kiên Giang 500 triệu đồng, góp phần chia sẻ, giúp nhân dân hai tỉnh khắc phục hậu quả của hạn hán, xâm nhập mặn.
Công nhân Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau lắp đặt đường ống dẫn nước cho các hộ dân ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: VÕ THẢO
Chiều 9-4, Thường trực MTTQ tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương này đã vận động được tổng cộng hơn 10,3 tỷ đồng từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Trong đó, tiếp nhận tiền mặt hơn 3,3 tỷ đồng, còn lại là vật chất quy ra tiền, như: bồn chứa nước, ống nhựa, giếng nước khoan, hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt, khẩu trang y tế, nhu yếu phẩm, khẩu trang y tế, nước sát khuẩn…
ến nay, tỉnh Kiên Giang đã gieo sạ hơn 74.550 ha lúa hè thu, đạt 26,2% kế hoạch, tập trung ở các huyện: Giang Thành, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Hòn ất, Gò Quao và TP Rạch Giá. Ngành chức năng tỉnh đang phối hợp các địa phương quản lý, vận hành đóng mở cống thủy lợi phù hợp, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất, hạn chế tình trạng thiếu nước đầu vụ, nạo vét những kênh mương để tăng khả năng trữ nước ngọt bơm tưới cho lúa.
Tại tỉnh Cà Mau, do ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn, đến nay toàn tỉnh có hơn 20.500 ha lúa và rau màu bị thiệt hại do hạn mặn; trong đó, có gần 6.850 ha lúa bị thiệt hại từ 30 đến 70%, hơn 13.600 ha lúa thiệt hại từ 70% trở lên. Cùng với đó, hiện có hơn 20.850 hộ dân thiếu nước sinh hoạt do hạn hán diễn ra trên diện rộng. Tỉnh Cà Mau đang tích cực triển khai các giải pháp ứng phó.
Video đang HOT
Ngày 9-4, UBND huyện ịnh Quán (ồng Nai) cho biết, nhằm hạn chế thiệt hại do mực nước hồ Trị An đang xuống thấp, cùng với thay đổi thời tiết giao mùa, không để tình trạng cá chết xảy ra hàng loạt, thực hiện đề án quản lý, sắp xếp, ổn định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An, địa phương đang phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành di dời 168 hộ nuôi cá bè trên sông La Ngà. ược biết, từ ngày 31-3 đến 10-4, lực lượng chức năng đã thực hiện dán thông báo đến tận từng lồng bè để các hộ dân thực hiện di dời đến vùng nuôi theo quy hoạch…
Ngày 9-4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện nay lượng nước trữ của hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đều ở mức thấp. Trong đó, nhiều hồ chứa nước đạt thấp so dung tích thiết kế như: An Thọ 46%, Sở Hầu 39%, Liệt Sơn 21%, Thới Lới 17%, Hóc Dọc 7%; khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong vụ hè thu năm nay rất cao. Tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ để thực hiện phòng, chống hạn và xâm nhập mặn, phục vụ dân sinh, sản xuất.
Tỉnh Lâm ồng đang ở trong giai đoạn cao điểm mùa khô hạn, nhiều địa phương đã xảy ra hạn hán cục bộ khiến cây trồng bị chết khô, nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt. UBND tỉnh Lâm ồng đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương cùng các huyện và hai thành phố: à Lạt, Bảo Lộc triển khai chín giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước. Trong đó, tổ chức theo dõi, cập nhật sát thông tin dự báo khí tượng thủy văn để xây dựng kế hoạch sử dụng nước; chủ động, linh hoạt bố trí cơ cấu sản xuất mùa vụ…
Tại tỉnh Hà Giang, hiện nay sâu keo mùa thu đã xuất hiện, phá hoại gần 30 ha cây trồng (chủ yếu là cây ngô) và có nguy cơ lây lan nhanh thành dịch. Các địa phương trong tỉnh đã đôn đốc cơ quan chuyên môn phối hợp chính quyền cơ sở thường xuyên kiểm tra, phát hiện ổ dịch cục bộ, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Hơn 115.000 ha lúa đông xuân ở Thanh Hóa đang trong giai đoạn đứng cái, ôm đòng, trỗ bông. Tuy nhiên, hiện có hơn 337 ha lúa ở địa phương này đang bị các loại sâu, bệnh gây hại, chuột cắn phá; trong đó có hơn 200 ha lúa bệnh khô vằn mức độ nhẹ đến trung bình. Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị các đơn vị liên quan cử cán bộ xuống cơ sở điều tra sâu bệnh gây hại, để có biện pháp phòng, trừ hiệu quả.
Chiều 9-4, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có mưa kéo dài khoảng một giờ ở nhiều khu vực thuộc các quận 1, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh… ây được xem là cơn mưa đầu mùa năm 2020 trên diện rộng tại TP Hồ Chí Minh. Theo dự báo của ài Khí tượng – Thủy văn khu vực Nam Bộ, trong tháng 4 này sẽ xuất hiện nhiều cơn mưa dông diễn ra vào chiều tối ở TP Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung.
PV VÀ CTV
Vẫn giữ nguyên đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề xuất xuất khẩu khoảng 800.000 tấn gạo trong tháng 4 - 5/2020.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã gửi báo cáo về tình hình xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trước đó.
Theo đó, Bộ Công thương đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trong đó lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn.
Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4. Ảnh: I.T
Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ ngành, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.
'Về cơ bản đề xuất mới nhất của Bộ trưởng Bộ Công Thương giống với báo cáo và đề xuất của đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh báo cáo với Thủ tướng ngày 28/3" - ông Nam cho biết.
Trước đó, theo báo cáo số 2237/2020 gửi Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát, đánh giá về tình hình sản xuất, tồn kho gạo trong nước, kiến nghị phương án xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn của Bộ Công Thương, sản xuất năm 2020 ước đạt 43,5 triệu tấn thóc, trong đó vụ đông xuân sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc, sản lượng vùng ĐBSCL ước đạt 10,8 triệu tấn.
Về tác động của hạn mặn, theo báo cáo của Bộ NNPTNT, diện tích lúa vụ đông xuân bị thiệt hại năm 2020 không đáng kể do Bộ và các địa phương chỉ đạo xuống giống sớm.
Bên cạnh đó, vụ đông xuân được mùa, năng suất bình quân gần 7 tấn/ha nên bù đắp được tác động do hạn mặn gây ra. Sản lượng thóc gạo tại ĐBSCL dự kiến tương đương năm 2019.
Về nhu cầu tiêu dùng, dự trữ, Bộ NNPTNT dự báo nhu cầu tiêu thụ trong nước năm 2020 đã bao gồm dự trữ là 29,96 triệu tấn thóc. Cụ thể, tiêu thụ của người dân là 14,26 triệu tấn; phục vụ chế biến là 7,5 triệu tấn; phục vụ chăn nuôi 3,4 triệu tấn; dùng làm giống và giống dự phòng 1 triệu tấn; dự trữ trong nước 3,8 triệu tấn.
Như vậy, lượng thóc còn dư để xuất khẩu khoảng 13,5 triệu tấn thóc, tương đương 6,5-6,7 triệu tấn gạo.
Lượng gạo xuất khẩu dự kiến trong tháng 4, tháng 5/2020 vào khoảng 800.000 tấn, trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400.000 tấn.
Vào tuần cuối cùng tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo tháng 5.
Về quản lý số lượng được phép xuất khẩu, Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý số lượng 400.000 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 thông qua cộng dồn và trừ lùi số lượng theo tờ khai hải quan.
Anh Thơ
5 cụ bà neo đơn gom hết tiền 'hậu sự' ủng hộ chống dịch, chống hạn 5 cụ già ở Cà Mau hoàn cảnh neo đơn, không nơi nương tựa, già yếu, bệnh tật... nhưng đã gom hết tiền tiết kiệm dành lo "hậu sự" để ủng hộ chống dịch COVID-19 và chống hạn mặn. Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân trao bằng khen cho cụ bà dành dụm tiền "hậu sự" ủng hộ phòng...