Hỗ trợ người dân các địa phương phía Nam gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh
Sáng 25/8, Công an tỉnh An Giang tổ chức ra quân thực hiện chương trình “ Hạt gạo nghĩa tình với nhân dân” lần thứ 3, trao tặng 200 tấn gạo, 27 tấn cá tươi và 18 tấn rau, củ, quả cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 tại các địa phương trong tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Công an Đồng Nai tổ chức “ Gian hàng 0 đồng” lưu động. Ảnh: Công Phong/TTXVN
Ban Giám đốc Công an tỉnh An Giang yêu cầu Công an các địa phương vừa kết hợp công tác tuần tra, kiểm soát và tuyên truyền phòng chống dịch theo quy định, vừa thực hiện việc cấp phát lưu động gạo và các nhu yếu phẩm đến tận nhà cho bà con.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình ghi nhận và đánh giá cao kết quả lực lượng Công an toàn tỉnh đạt được trong công tác đảm bảo an ninh trật tự; phòng, chống dịch COVID-19 và chăm lo cho người dân gặp khó khăn, các đối tượng yếu thế trong xã hội. Đồng thời, gửi lời cảm ơn các nhà hảo tâm, các tổ chức, tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã đồng hành cùng chính quyền địa phương chung tay hỗ trợ những phần quà ý nghĩa, giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, không để ai bị thiếu đói, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ngành tiếp tục phối hợp tốt với các tổ chức, tôn giáo trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, chung tay phòng, chống dịch COVID-19; huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ người dân gặp hoàn cảnh khó khăn, qua đó góp phần thắt chặt thêm sự đoàn kết, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tiến tới kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, sớm trở lại cuộc sống bình thường mới.
* Ngày 25/8, Công an tỉnh Đồng Nai đưa “Gian hàng 0 đồng” hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn vào hoạt động.
Video đang HOT
Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19, “Gian hàng 0 đồng” được Công an Đồng Nai tổ chức theo hình thức lưu động, các suất thực phẩm được lực lượng công an vận chuyển đến trao trực tiếp cho người dân. Trong ngày đầu tiên, đã có 500 suất thực phẩm được trao đến người dân trong các khu phong tỏa, cách ly y tế; mỗi suất gồm thịt lợn, gạo và nhu yếu phẩm, trị giá 500.000 đồng.
Dự kiến, mô hình “Gian hàng 0 đồng” của Công an tỉnh Đồng Nai được triển khai từ nay đến hết tháng 9/2021. Các suất thực phẩm sẽ được đưa đến những địa phương đang gặp khó khăn vì dịch COVID-19. Nguồn kinh phí thực hiện “Gian hàng 0 đồng” là do cán bộ, chiến sĩ Công an Đồng Nai và các “mạnh thường quân” đóng góp.
Theo Đại tá Trần Tiến Đạt, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, để kịp thời giúp đỡ những người dân gặp khó khăn trong đại dịch, ổn định cuộc sống, góp phần cùng chính quyền các địa phương đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh trật tự tại các địa bàn, Công an tỉnh đã triển khai mô hình “Gian hàng 0 đồng” phát miễn phí nhu yếu phẩm cho người dân. Quá trình triển khai mô hình “Gian hàng 0 đồng”, cán bộ, chiến sĩ phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Hiện Đồng Nai là một trong 4 tỉnh, thành ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất cả nước. Đến sáng 25/8, toàn tỉnh có gần 20.000 người dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 150 người tử vong. Từ tháng 7 đến nay, tỉnh Đồng Nai thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Tỉnh cũng phong tỏa, cách ly y tế nhiều phường, xã, đời sống người dân gặp khó khăn, đặc biệt là thiếu lương thực, thực phẩm.
* UBND tỉnh Long An vừa có quyết định về việc tiếp nhận gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Long An sẽ phân bổ 807 tấn gạo cho hơn 5.500 hộ nghèo, 12.100 hộ cận nghèo với 53.800 nhân khẩu theo định mức mỗi nhân khẩu sẽ được nhận 15kg gạo. Số gạo trên được phân bổ cho tất cả 15 địa phương cấp huyện trong tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các huyện, thị xã và thành phố thực hiện tiếp nhận gạo từ Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ cho người dân. Đồng thời, chịu trách nhiệm cấp phát cho người dân đảm bảo kịp thời, đúng số lượng, đối tượng theo quy định.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định xuất cấp hơn 130.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 24 tỉnh, thành phố để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 năm 2021; trong đó, tỉnh Long An được cấp 807 tấn.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, người lao động gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn hiện có khoảng 160.000 người lao động đang sinh sống ở các khu nhà trọ đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tác động của dịch bệnh. Do đó, Long An kiến nghị Chính phủ tiếp tục cấp thêm 3.000 tấn gạo để hỗ trợ cho nhóm đối tượng này trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Áp dụng mô hình bán hàng theo combo tại các quầy lưu động
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với chủng loại Delta lây lan nhanh, một số siêu thị ở Cần Thơ đã áp dụng mô hình bán hàng thông minh, cho phép người mua hàng theo combo tại các quầy bán lưu động ở khu vực thoáng khí và hạn chế tối đa tiếp xúc.
Người dân mua hàng tại gian hàng "0 đồng" ở quận Bình Thủy do Bộ Tham mưu Quân khu 9 tổ chức. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Theo ghi nhận của Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương, việc các siêu thị tận dụng khu vực sảnh, hành lang, khuôn viên trung tâm thương mại để bày bán các mặt hàng đã giãn cách, hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa người mua. Đây là mô hình thông minh, cần được cân nhắc áp dụng với các địa phương khác có dịch, với biến chủng Delta có nguy cơ lây lan nhanh.
Thành phố Cần Thơ cũng đã áp dụng các biệt pháp phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được 21 ngày, thị trường khá ổn định, nguồn cung đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Trong ngày 8/8, giá cả các mặt hàng thiết yếu nhìn chung ổn định; trong đó, sức mua một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích tăng 10% so với ngày 7/8.
Hiện tại, lượng hàng hóa thiết yếu được nhập về để phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn thành phố là 89.915 tấn; trong đó, thịt lợn là 15.335 tấn, thịt gia cầm 6.681 tấn, trứng gia cầm 23.712 vỉ (mỗi vỉ 6 trứng), thủy hải sản các loại 11.153 tấn và rau củ quả 56.746 tấn.
Ngoài ra, Sở Công Thương Cần Thơ đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức và bố trí các điểm bán hàng bình ổn, "mô hình mang chợ ra không gian thoáng" và các hình thức bán hàng hợp lý khác nhằm phục vụ cho người dân từng khu vực.
Mặt khác, thành phố đã triển khai được 47 điểm chợ và siêu thị, điểm bán thông minh theo hình thức giãn cách, không tiếp xúc nên hàng hoá cũng như giá cả trên địa bàn thành phố nhìn chung ổn định, chưa có biến động.
Sau khi làm việc với Sở Công Thương Cần Thơ, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương đánh giá cao mô hình "mang chợ ra không gian thoáng" của tỉnh và lưu ý Sở Công Thương Cần Thơ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nông sản; phối hợp với lực lượng quản lý thị trường theo dõi kiểm tra chặt chẽ chất lượng an toàn thực phẩm và giá cả hàng hoá.
Ngoài ra, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương cũng vận động thêm các doanh nghiệp vận tải ủng hộ miễn phí, hoặc giảm giá tham gia để giảm chi phí và gánh nặng bảo đảm bình ổn thị trường.
Gian hàng 0 đồng ấm lòng người nghèo vùng biên giữa mùa dịch COVID-19 Trong những ngày qua, người dân nghèo huyện biên giới Bù Gia Mập (Bình Phước) cảm thấy ấm lòng khi nhận sự hỗ trợ kịp thời từ gian hàng 0 đồng tại xã Phú Nghĩa. Người dân đến nhận nhu yếu phẩm tại gian hàng. Cứ vào các ngày, thứ 3, 5 và 7 hàng tuần, gian hàng 0 đồng do Huyện đoàn...