Hỗ trợ người bệnh tại 50 bệnh viện và trung tâm y tế trong điều trị hen và COPD ở cộng đồng
Hen và và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang là các bệnh hô hấp mạn tính đứng hàng đầu trong mô hình bệnh tật, đang là gánh nặng cho y tế, xã hội và là vấn đề khó khăn của người bệnh trong thời gian dịch bệnh COVID-19.
Nhằm tăng cường tuân thủ quản lý và điều trị hen và COPD, Hội Phổi Việt Nam tổ chức chương trình hỗ trợ người bệnh tại 50 bệnh viện và trung tâm y tế trên toàn quốc. Tại đây, hàng tháng nhân viên y tế sẽ tư vấn cho người bệnh hen, COPD tại phòng tư vấn, sau đó người bệnh tiếp tục được theo dõi gọi điện thoại tư vấn nhắc bệnh nhân tái khám theo lịch hẹn, mỗi lần đến khám được các nhân viên y tế tư vấn, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm các chỉ số và nhận thuốc uống theo đúng phác đồ điều trị, nhờ vậy nhiều người bệnh đã thuyên giảm tình trạng bệnh, kiểm soát được các cơn hen và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giảm tần suất phải nhập viện cấp cứu và điều trị.
Tư vấn, khám sàng lọc người bệnh hen,COPD.
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam cho biết: Qua tư vấn của các y, bác sĩ, nhiều bệnh nhân đã biết cách phòng tránh các yếu tố nguy cơ, phòng tránh đợt cấp của bệnh, bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, thuốc lào, cải thiện môi trường sống, hạn chế tiếp xúc các yếu tố khói, bụi, ô nhiễm… Không những thế, các bệnh nhân còn được tham gia các câu lạc bộ người bệnh do các bệnh viện, trung tâm y tế thành lập, được các bác sỹ, điều dưỡng có chuyên môn hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng hô hấp, các bài tập thở, tập ho để thông khí, long đờm, cách sử dụng thuốc hít, thuốc xịt… nhờ vậy mà nhiều người bệnh đã biết cách tự chăm sóc và luyện tập để thở dễ dàng hơn trước. Nhờ thế tình trạng sức khỏe của người bệnh cải thiện rõ rệt, họ lạc quan và tin tưởng vào bệnh viện, trung tâm y tế cơ sở.
Video đang HOT
Ngoài làm tốt công tác tư vấn, quản lý hỗ trợ người bệnh, Hội Phổi Việt Nam còn tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, xuất bản tài liệu, hướng dẫn, đào tạo về phổi, ung thư phổi, lao,…trên các phương tiện truyền thông số đến các văn phòng đại diện Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu khoa học, các chi hội tỉnh nhằm tăng cường kiến thức chuyên môn cho các nhân viên y tế trên toàn quốc và cộng đồng.
Trước tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp như hiện nay, mô hình tư vấn người bệnh COPD và hen tại các bệnh viện, trung tâm y tế tỉnh sẽ là giải pháp hiệu quả, mang lại lợi ích lớn cho người bệnh. Việc duy trì, mở rộng mô hình, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời cho người bệnh sẽ góp phần không nhỏ làm giảm gánh nặng bệnh tật, tiết kiệm chi phí cho người bệnh và gia đình, tăng cường chất lượng cuộc sống.
Trao 1.400 túi thuốc, tiếp sức Bình Tân vững thành trì chống dịch
Với gần 9.000 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà trên địa bàn quận Bình Tân, những túi thuốc trao tặng sẽ giúp người bệnh, đội ngũ y tế bớt đi phần lo lắng, áp lực, vững tâm hơn trên hành trình chống dịch.
Tại buổi lễ tiếp nhận có sự tham dự của ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM
Sáng 8-9, thông qua chương trình "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19", đại diện "Sài Gòn thương nhau" đã trao tặng 1.400 túi chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà cho Trung tâm Y tế (TTYT) quận Bình Tân.
Cụ thể, 1.400 túi này bao gồm hai gói thuốc nhóm A và B, là các gói thuốc điều trị bệnh nhân F0 tại nhà theo hướng dẫn từ Sở Y tế TP.HCM. Bệnh cạnh đó, còn có dung dịch sát khuẩn tay, dung dịch nước muối, nhiệt kế T1803, máy đo SpO2, khẩu trang y tế để các F0 có đầy đủ các thiết bị tự chữa trị COVID-19 tại nhà.
Giám đốc TTYT quận Bình Tân - ông Trương Đình Nhẫn cho biết hiện nay Bình Tân là một trong những quận có số lượng bệnh nhân F0 rất lớn, riêng số F0 đang cách ly, điều trị tại nhà khoảng 9.000 người. Chính vì thế, số lượng nhân, vật lực cần thiết cho công tác theo dõi, điều trị người bệnh là rất lớn.
"Việc có thêm nhiều túi thuốc cho F0 chữa trị tại nhà là điều rất quý lúc này. Ngay chiều nay, TTYT sẽ chuyển thuốc đến 42 trạm y tế lưu động trên địa bàn quận. Từ đây, dựa vào danh sách F0 mà các trạm này đang quản lý, các túi thuốc sẽ chuyển ngay đến người bệnh, đảm bảo kịp thời, hiệu quả và không bỏ sót ai", ông Nhẫn chia sẻ.
Phát biểu tại buổi trao tặng, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - nhấn mạnh chiến lược lâu dài của TP trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 là triển khai hiệu quả chiến lược cách ly, điều trị F0 tại nhà, tránh để bệnh nhân chuyển biến nặng, phải nhập viện, gây áp lực lớn cho các khu điều trị tầng trên.
"Những túi thuốc F0 có ý nghĩa rất lớn trong giai đoạn chống dịch hiện nay tại TP.HCM. Sự chung tay của cộng đồng, doanh nghiệp là một động lực lớn, góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công trong chiến lược điều trị F0 tại nhà", ông Thượng phát biểu.
Ông Võ Đỗ Minh Hoàng - đại diện chương trình "Sài Gòn thương nhau" - cho biết 1.400 túi thuốc trao tặng cho quận Bình Tân nằm trong 50.000 túi thuốc F0 mà chương trình đã và đang trao tặng cho TP.
"Hy vọng các túi thuốc phần nào làm bớt đi lo lắng của người bệnh, cũng như giảm bớt gánh nặng của TP trong việc chuẩn bị lượng lớn túi thuốc F0 cho người bệnh trên địa bàn toàn thành", ông Hoàng chia sẻ.
Mỗi túi thuốc bao gồm 2 loại thuốc A và B cùng một số thiết bị y tế khác, hỗ trợ F0 vững tâm tự chăm sóc sức khỏe tại nhà
Ngay sau khi tiếp nhận, Trung tâm Y tế quận Bình Tân đã tiến hành phân phát xuống 42 trạm y tế lưu động trên địa bàn quận
Điều tra nghi vấn có người giả bác sĩ vào khu cách ly ở TP.HCM chữa cho F0 Hiện tại, Sở Y tế TP.HCM đã nhận được thông tin về sự việc và đang phối hợp với các đơn vị liên quan để điều tra, xác minh. Ảnh "bác sĩ" Khiêm được đăng trên một tờ báo về sức khỏe trước đó Theo thông tin trên báo Pháp luật TP.HCM, vào tháng 7/2021, tại khu cách ly trường Cao đẳng Điện...