Hỗ trợ ngư dân miền Trung thiệt hại do thủy hải sản chết: Cho vay mới hơn 306 tỷ đồng
Tính đến ngày 15/9/2016, các ngân hàng thương mại đã hỗ trợ ngư dân khắc phục thiệt hại với tổng số tiền cho vay mới 306,8 tỷ đồng cho 3.825 lượt khách hàng; dư nợ được cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ là 112,8 tỷ đồng cho 1.279 khách hàng…
Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại do hiện tượng cá chết hàng loạt thời gian qua tại 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu các tổ chức tín dụng và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố có xảy ra hiện tượng cá chết bất thường để chỉ đạo thành lập tổ công tác thường trực của ngành Ngân hàng trên địa bàn để triển khai hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong việc lên phương án khoanh nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi, cho vay mới để giúp người dân khắc phục khó khăn, tiếp tục sản xuất, đồng thời nghiên cứu phương án hỗ trợ ngư dân vay vốn khi có nhu cầu chuyển đổi sang làm nghề mới.
Dư nợ được miễn, giảm lãi là 892,4 tỷ đồng
Các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh NHNN tại các tỉnh bị ảnh hưởng phối hợp với các sở, ban, ngành đánh giá, xác định mức độ thiệt hại từ nguồn vốn vay ngân hàng để báo cáo những vấn đề cần xử lý, định kỳ báo cáo về NHNN vào ngày 1 và 15 hàng tháng.
(ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Video đang HOT
Theo thống kê của NHNN chi nhánh các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, đến nay tổng dư nợ bị ảnh hưởng là 2.181,9 tỷ đồng với 8.874 khách hàng.
Cụ thể mức độ thiệt hại tại từng tỉnh như sau: Tại Hà Tĩnh: Tổng dư nợ vay bị ảnh hưởng ước tính là 226,3 tỷ đồng đối với 1.714 khách hàng; tại Quảng Bình: Tổng dư nợ vay bị ảnh hưởng là 1.414 tỷ đồng với 5.026 khách hàng; tại Quảng Trị: Tổng dư nợ cho vay bị ảnh hưởng là 320 tỷ đồng với 864 khách hàng; tại Thừa Thiên Huế: Tổng dư nợ cho vay bị ảnh hưởng là 221,63 tỷ đồng với 1.270 khách hàng.
Theo NHNN, việc thống kê mức độ thiệt hại, nhất là thiệt hại gián tiếp như đánh bắt, thu mua, bảo quản và các dịch vụ liên quan khác như du lịch, nhà hàng… là rất khó do chưa có bộ tiêu chí đánh giá thống nhất.
Hiện nay, các NHTM trên địa bàn đã thực hiện các giải pháp miễn, giảm lãi và cơ cấu nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng và đang tích cực triển khai các gói tín dụng ưu đãi để hỗ trợ cho các khách hàng tại địa phương để triển khai phương án sản xuất kinh doanh mới (Agribank triển khai gói tín dụng 500 tỷ, BIDV triển khai gói tín dụng 1.500 tỷ đồng với lãi suất ngắn hạn 6%, trung dài hạn 8%; Vietinbank triển khai gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất ngắn hạn 6%, trung dài hạn 7%; Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai gói tín dụng 125 tỷ đồng …).
Tính đến ngày 15/9/2016, các ngân hàng đã hỗ trợ ngư dân khắc phục thiệt hại với tổng số tiền cho vay mới 306,8 tỷ đồng cho 3.825 lượt khách hàng; dư nợ được cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ là 112,8 tỷ đồng cho 1.279 khách hàng và dư nợ được miễn, giảm lãi là 892,4 tỷ đồng cho 563 khách hàng (số tiền lãi được miễn, giảm là 2,7 tỷ đồng) và đang đề nghị khoanh nợ số tiền 891 triệu đồng cho 44 khách hàng (số liệu khoanh nợ phát sinh tại Ngân hàng Chính sách xã hội).
Cho vay 208,93 tỷ đồng thu mua 7.302 tấn hải sản
Về cho vay thu mua, tạm trữ hải sản tại 4 tỉnh miền Trung do hiện tượng cá chết bất thường, NHNN hướng dẫn 4 NHTM Nhà nước triển khai việc cho vay thu mua, tạm trữ hải sản trên địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Thời hạn giải ngân cho vay từ 5/5 đến ngày 5/7/2016, thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất tối đa 6 tháng, lãi suất áp dụng là lãi suất cho vay ngắn hạn thấp nhất áp dụng cho các khoản vay cùng kỳ hạn thuộc các lĩnh vực ưu tiên nhưng không vượt quá 7%/năm và được NHNN hỗ trợ 100% lãi suất vay trong thời gian khách hàng vay thu mua, tạm trữ hải sản.
Theo chỉ đạo của NHNN, 4 NHTM đều có công văn chỉ đạo các chi nhánh tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khẩn trương triển khai chương trình.
Đến thời điểm kết thúc chương trình (5/7/2016), các ngân hàng đã cho vay 208,93 tỷ đồng để thu mua 7.302 tấn hải sản; trong đó Vietinbank cho vay nhiều nhất là 101,26 tỷ đồng để thu mua 1.419 tấn hải sản, Agribank cho vay 67,81 tỷ đồng để thu mua 2.222 tấn hải sản. Hương Thủy
Theo_Hà Nội Mới
Hà Nội công khai 77 doanh nghiệp nợ thuế quá hạn 90 ngày
Cục Hải quan TP Hà Nội vừa công bố danh sách 77 doanh nghiệp nợ thuế quá hạn với tổng số tiền nợ thuế gần 72,5 tỷ đồng.
Cụ thể, theo danh sách nợ thuế mà Cục Hải quan TP. Hà Nội công bố, có rất nhiều doanh nghiệp có số thuế nợ lên đến hàng chục tỷ đồng. Đứng đầu là Công ty TNHH Công nghiệp và Thương mại Toàn Thắng với số tiền nợ thuế gần 21 tỷ đồng; tiếp đến là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam và Công ty TNHH thương mại tổng hợp Hương Thành còn nợ thuế trên 7 tỷ đồng...
Trong 77 doanh nghiệp nợ thuế, doanh nghiệp có số tiền nợ thuế thấp nhất là Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Tân việt Á châu với số nợ hơn 135.000 đồng; tiếp đến là Công ty cổ phần Tư vấn và thiết bị công nghiệp với số nợ hơn 1 triệu đồng...
Cục Hải quan TP. Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp trong danh sách công bố nợ thuế lần này thuộc diện nợ thuế quá hạn quá 90 ngày.
Trước đó, vào hồi đầu năm 2016, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. HCM) cũng đã công bố danh sách sách 64 doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ nhiều năm liền, với tổng số nợ gần 3,4 tỷ đồng.
Theo Thu Trang
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hà Nội: Một cá nhân bị phạt nặng do thao túng chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đối với ông Trần Thanh Hữu có địa chỉ tại Hà Nội vì có hành vi thao túng giá cổ phiếu, với tổng số tiền phạt lên đến 705 triệu đồng. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra của Ủy ban chứng khoán Nhà nước...