Hỗ trợ nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp
Các sản phẩm trưng bày tại Gian hàng “Hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm Việt Nam – Hàn Quốc” là những sản phẩm tiêu biểu của các doanh nghiệp tham gia, đều đạt chất lượng và được chú trọng đầu tư phát triển thiết kế, mẫu mã; nhờ đó nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp.
Với kinh nghiệm lâu năm của các chuyên gia thiết kế hàng đầu Việt Nam và Hàn Quốc, gian hàng là sự kết hợp của không gian thiết kế chuyên nghiệp, sáng tạo, ấn tượng với những sản phẩm, thương hiệu trưng bày được chọn lọc, bảo đảm về thiết kế và chất lượng tốt. Ngoài ra, ngay tại Gian hàng, các chuyên gia thiết kế hàng đầu của Việt Nam và Hàn Quốc sẽ thực hiện chương trình tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp Việt Nam về thiết kế và phát triển sản phẩm như: thiết kế sản phẩm, thương hiệu, bao bì…
Cục trưởng Xúc tiến thương mại Bùi Huy Sơn cho biết: Gian hàng “Hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm Việt Nam – Hàn Quốc” được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện tiếp cận với những kiến thức và xu hướng mới trên thị trường về thiết kế, phát triển sản phẩm; được làm việc trực tiếp với các chuyên gia thiết kế, từ đó có được những chia sẻ, góp ý về ý tưởng cải tiến, đổi mới thiết kế nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần mở rộng và phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội giúp các doanh nghiệp trong nước kết nối được với các tập đoàn đa quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp này.
Video đang HOT
Có bốn doanh nghiệp của Việt Nam được lựa chọn để tham gia trưng bày tại Gian hàng lần này. Trong đó, Công ty TNHH Kona với dây chuyền sản xuất hiện đại, chuyên nghiệp và nguyên liệu nhập khẩu 100% Hàn Quốc, đã mang đến cho khách hàng các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm chất lượng đỉnh cao trong nhiều năm qua. Công ty Kinh doanh đà điểu, cá sấu (Khatoco) là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi và phát triển đà điểu – cá sấu tại Việt Nam. Hằng năm, Khatoco cung ứng hơn 40 nghìn đà điểu thương phẩm và 20 nghìn cá sấu thương phẩm cho thị trường trong nước và quốc tế. Công ty TNHH Phong Châu là một trong những nhà xuất khẩu lớn về giày dép của Việt Nam với các sản phẩm giày vải, giày thể thao, dép đi trong nhà… Sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu sang các thị trường các nhau như Mexico, Đan Mạch, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Đông… Công ty CP Bao bì Tín Thành là một trong những công ty sản xuất bao bì nhựa mềm phức hợp hàng đầu với dây chuyền in và sản xuất bao bì hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề. Công ty hiện là đối tác của các nhãn hiệu lớn như Nestle, Dupont, CP, Trung Nguyen, Kinh Do, Vifon… Về phía Hàn Quốc, các công ty tham gia Gian hàng đều là những công ty làm về lĩnh vực thiết kế và tư vấn thiết kế thương hiệu, bao bì sản phẩm, như Công ty 250 Design, Công ty Vidastory, Công ty TNHH Codia và Công ty DesignX2.
Được biết, Gian hàng “Hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm Việt Nam – Hàn Quốc” nằm trong khuôn khổ hoạt động của Dự án “Nâng cao năng lực thiết kế Việt Nam – Hàn Quốc” với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc. Dự án này được Cục Xúc tiến thương mại và KIDP hợp tác thực hiện từ năm 2010 nhằm tăng cường hiểu biết và hợp tác song phương giữa hai nước trong lĩnh vực thiết kế, giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngành và quốc gia. Trong đó, Gian hàng “Hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm Việt Nam – Hàn Quốc” năm 2015 đã được tổ chức rất thành công với hơn hai nghìn lượt khách thăm quan; hơn 600 giao dịch được thực hiện, đồng thời tìm kiếm được hàng chục các đối tác tiềm năng đến từ trong và ngoài nước.
THÁI LINH
Theo_Báo Nhân Dân
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm đặc sản vùng miền
Sáng 27-11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp UBND TP Hà Nội tổ chức hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm đặc sản vùng miền Việt Nam".
Hội thảo Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm đặc sản vùng miền, sáng 27-11.
Với mục tiêu tăng cường gắn kết giữa các địa phương trong việc thống nhất về cách nhìn nhận mang tính khoa học và đề ra những sáng kiến để xúc tiến sản phẩm hiệu quả, hội thảo lần này tập trung ghi nhận những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, đại diện lãnh đạo địa phương để cùng tìm ra những biện pháp cụ thể và hiệu quả hỗ trợ, mở rộng kênh phân phối trong nước, liên kết vùng ngày càng chặt chẽ hơn. Cùng tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm đặc sản vùng miền tại thị trường trong nước và quốc tế một cách ổn định, bền vững.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng: Là một nước nông nghiệp truyền thống, Việt Nam có nhiều sản vật ở hầu hết các vùng miền, không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn đang được xuất khẩu mạnh mẽ ra thị trường thế giới với vị thế dẫn đầu. Theo khảo sát của Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, từ năm 2008, nước ta đã có trên 40 mặt hàng đạt tiêu chí chỉ dẫn địa lý quốc gia và trên 750 các mặt hàng đặc sản khác nhau. Thực tế, các mặt hàng đặc sản vùng miền đem lại thu nhập và việc làm cho trên 10 triệu lao động ở các vùng nông thôn của Việt Nam.
Mặc dù tiềm năng cũng như nhu cầu đối với các đặc sản vùng miền Việt Nam rất lớn nhưng việc phát triển các sản phẩm này hiện còn nhiều hạn chế. Rõ nét nhất là nhận thức và đánh giá về việc phát triển sản phẩm và thương hiệu đặc sản cho mỗi địa phương. Bên cạnh đó, một nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của các sản phẩm vùng miền là việc thiếu liên kết mang tính hệ thống trong quy trình bảo đảm chất lượng sản phẩm, thiếu sự đa dạng trong liên kết và phát triển sản phẩm. Đặc biệt là thiếu liên kết liên khu vực để xây dựng hệ thống cung ứng, phân phối tại thị trường trong nước cũng như quốc tế. Trong đó có vai trò rất quan trọng của các tổ chức xúc tiến thương mại.
Thứ trưởng Bộ Công thương hy vọng, thông qua hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm đặc sản vùng miền thông qua liên kết vùng" ngày hôm nay sẽ tạo ra được sự thống nhất về nhận thức và tăng cường sự gắn kết giữa các địa phương, nhất là các đơn vị trong hệ thống xúc tiến thương mại, để hình thành khuôn khổ và phương thức triển khai hiệu quả các định hướng và kế hoạch phát triển đặc sản vùng miền và chỉ dẫn địa lý tại các địa phương, góp phần phát triển kinh tế - thương mại và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống mang đặc trưng các vùng miền trên cả nước.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin, Hội chợ đặc sản vùng miền 2015 do UBND TP Hà Nội chỉ đạo tổ chức từ ngày 27 đến 1-12-2015 sẽ chính thức được khai mạc vào tối nay (27-11) tại Khu đô thị Royal City, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2015 có quy mô hơn 200 gian hàng, thu hút 150 doanh nghiệp đến từ 40 tỉnh, thành phố. Hội chợ giới thiệu các sản phẩm đặc sản tiêu biểu của cả ba miền bắc - trung - nam.
T.TR
Theo_Báo Nhân Dân
Xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Ai hỗ trợ, hỗ trợ ai? Trong khi doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang chờ các chính sách hỗ trợ để lớn lên, thì câu hỏi ai hỗ trợ và hỗ trợ ai vẫn tiếp tục nóng trong các cuộc thảo luận. Lại bàn doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì Khi cuộc họp Ban soạn thảo Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)...