Hỗ trợ kịp thời vật liệu cát cho một số dự án vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 2/6, Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh An Giang về hỗ trợ vật liệu cát phục vụ thi công một số dự án tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, hiện dự án tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên cần 1,41 triệu m3 để phục vụ thi công nền đường. Được tỉnh An Giang hỗ trợ, các nhà thầu đã tiếp cận 3 nguồn cát với trữ lượng 0,66 triệu m3, nên UBND tỉnh An Giang tiếp tục hỗ trợ 0,75 triệu m3 còn thiếu để đẩy nhanh thi công dự án.
Ông Thi cũng thông tin: đối với tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, tỉnh An Giang thống nhất cung cấp 800.000 m3 cát và đến nay đã có 530.000 m3 cát về công trường. Do tiến độ thi công dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ hiện rất cấp bách, phải đắp xong toàn bộ cát nền đường và gia tải trong tháng 6/2022.
Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đề nghị UBND tỉnh An Giang có ý kiến với các đơn vị khai thác sớm thực hiện thủ tục cấp cát cho dự án, bảo đảm tổng công suất của 3 mỏ từ 7.000 – 10.000 m3/ngày. Cùng đó, tỉnh tăng công suất đối với các mỏ các trên địa bàn tỉnh đang khai thác lên 150%; xem xét sớm đưa vào các mỏ khai thác cát mỏ đã quy hoạch; trong đó, có mỏ cát núi Xuân Tô và Núi Cấm.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang cho biết, năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, An Giang sẽ cung cấp khoảng 2,2 triệu m3 cát cho dự án tuyến tránh Long Xuyên và cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ như đã cam kết.
Hiện trên địa bàn An Giang có một số mỏ đã hết trữ lượng khai thác. Những mỏ còn trữ lượng đang phục vụ cho hai dự án tuyến tránh Long Xuyên, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và dữ trữ cho dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Nếu tăng công suất khai thác cát chỉ có thể thực hiện được ở một số mỏ, với công suất chỉ có thể đáp ứng được 1,1 triệu m3…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, hiện Chính phủ đang triển khai hàng loạt các dự án công trình giao thông trọng điểm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, có các tuyến cao tốc nên nhu cầu sử dụng vật liệu là rất lớn.
“Tại An Giang đang triển khai dự án tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh Long Xuyên dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8/2023. Hiện, Bộ đang tập trung chỉ đạo nhà thầu, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận quyết tâm triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ đề ra”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm thông tin.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm, kế hoạch năm 2023, Bộ Giao thông vận tải sẽ khởi công 12 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam; trong đó, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có dự án thành phần cao tốc Cần Thơ – Cà Mau nên nhu cầu vật liệu cho dự án là rất lớn khoảng 18 triệu m3.
Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 3 dự án cao tốc trục ngang; trong đó có dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng với chiều dài 188 km. Vì vậy, nhu cầu sử dụng vật liệu cát cho các dự án này là rất lớn nên An Giang cần nâng công suất khai thác các mỏ cát lên 50% để hỗ trợ, cung cấp nguồn vật liệu này cho các dự án trọng điểm của vùng.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cam kết tỉnh sẽ hỗ trợ tối đa nguồn cát cho hai dự án tuyến nối Quốc lộ 91, tuyến tránh Long Xuyên và dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang giao Sở Giao thông vận tải và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang phối hợp với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đẩy nhanh thủ tục xin nâng công suất khai thác ở các mỏ cát trên địa bàn tỉnh để trình Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài nguyên Môi trường, trình Chính phủ theo đúng thẩm quyền nhằm hỗ trợ kịp thời các công trình trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vì sao tiến độ thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ bị chậm?
Theo tin từ Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), đến nay, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đã đạt sản lượng thi công khoảng 16,6% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên theo kế hoạch đề ra, dự án vẫn bị chậm tiến độ.
Đại diện Cục Quản lý xây dựng và chất lương công trình giao thông cho hay, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ được khởi công xây dựng tháng 1/2021, dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Tính đến nay, việc giải phóng mặt bằng dự án đã được chính quyền địa phương bàn giao 21,2km, đạt 92,3%. Phần mặt bằng còn lại của dự án dự kiến hoàn thành bàn giao 100% trong tháng 10/2021.
Dự án có 3 gói thầu xây lắp, đến nay, sản lượng thi công đạt 16,6% giá trị hợp đồng, tăng hơn 7% so với đầu tháng 8/2021 nhưng vẫn chậm 3% so với kế hoạch.
Lý giải nguyên nhân chậm tiến độ, theo đại diện Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, tiến độ thi công chưa đạt tiến độ đề ra do gặp khó khăn về vật liệu cát đắp nền đường mới được giải quyết trong tháng 7/2021 và ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên sản lượng thi công trong tháng 8/2021 có chuyển biến, nhà thầu đã triển khai thêm các mũi cắm bấc thấm, bù lại tiến độ chậm, đảm bảo trong tháng 10/2021 hoàn thành cắm bấc thấm, đắp cát gia tải chờ lún.
Để đảm bảo tiến độ thi công dự án, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận tiếp tục làm việc với các địa phương để giải quyết dứt điểm những tồn tại về mặt bằng, ưu tiên tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 cho cán bộ, người lao động trên công trường.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài gần 23km đi qua hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long. Giai đoạn 1, dự án đầu tư xây dựng 4 làn xe, nền đường rộng 17m; giai đoạn 2, xây dựng 6 làn xe cao tốc, nền đường 32,25m. Giai đoạn 1 của dự án có tổng mức đầu tư khoảng 4.826 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Dự án được Bộ Giao thông Vận tải giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận làm đại diện chủ đầu tư.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vượt khó thi công trong bão dịch Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng để đảm bảo tiến độ dự án, từ tháng 7/2021 đến nay, Ban Quản lý dự án (BQLDA) Mỹ Thuận (đại diện chủ đầu tư) đã huy động các nhà thầu, cán bộ, kỹ sư tư vấn, giám sát, người lao động vượt khó thi công, tăng tốc trên công trường cao tốc. Theo...