Hỗ trợ kinh phí cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Ngày 9/12, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước tổ chức buổi gặp mặt và trao kinh phí hỗ trợ học sinh người dân tộc thiểu số năm học 2021 – 2022.
Đại diện lãnh đạo tỉnh trao hỗ trợ kinh phí cho học sinh dân tộc thiểu số.
Thực hiện Quyết định số 35/2021/QĐ-UBND ngày 15/9/2021 của UBND tỉnh Bình Phước về chính sách hỗ trợ cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2020 – 2021, Ban Dân tộc tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 105 lượt sinh viên người dân tộc thiểu số với kinh phí gần 600 triệu đồng. Trong hai năm học 2020 – 2021 và 2021 – 2022, Ban Dân tộc đã hỗ trợ 74 sinh viên với tổng kinh phí hơn 509 triệu đồng.
Cùng với các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên theo các văn bản của Trung ương, các chính sách hỗ trợ đặc thù từ nguồn ngân sách tỉnh, sinh viên người dân tộc thiểu số được hỗ trợ theo Quyết định số 35/2021/QĐ-UBND thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, sinh viên có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại các xã thuộc vùng khó khăn, các xã, thôn đặc biệt khó khăn, xã biên giới trên địa bản tỉnh. Qua đó, nhằm tạo điều kiện tốt nhất giúp người dân ở vùng, đồng bào dân tộc thiểu số từng bước tiếp cận, nâng cao và thu hẹp khoảng cách mặt bằng dân trí với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh bình Phước.
Video đang HOT
Hỗ trợ kinh phí sinh hoạt, chi phí tàu, xe, khen thưởng thành tích học tập cho sinh viên người dân tộc thiểu số là chính sách đặc thù thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, động viên của lãnh đạo tỉnh Bình Phước; giúp các em học sinh dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học trong cả nước có thêm chi phí chi tiêu sinh hoạt trong cuộc sống và có thêm điều kiện hoàn thành các chương trình học tập.
Đại diện lãnh đạo tỉnh trao hỗ trợ kinh phí cho học sinh dân tộc thiểu số.
Phó Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước Điểu Nen cho biết: Trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình học sinh, sinh viên chưa nắm bắt được thông tin về chính sách hỗ trợ của tỉnh nên chưa tiếp cận được.
Tuy nhiên, có thể khăng định đây là chính sách thể hiện sự quan tâm chia sẻ, động viên của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh với sự phối hợp đồng bộ của các sở, ngành có liên quan với Ban Dân tộc tỉnh nhằm góp phần giúp cho sinh viên người dân tộc thiểu số có thêm điều kiện tham gia hoàn thành chương trình học tại các trường Đại học, Cao đẳng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Chương trình góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số của tỉnh cũng như nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trong tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững trên cơ sở nguyên tắc “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ”.
Tỉnh Bình Phước có 40 thành phần dân tộc thiểu số như S’tiêng, Khmer, Mnông, Tày, Nùng… chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh.
Huyện Đông Anh - Hà Nội thu ngân sách từ đấu giá đất cao nhất thành phố
Theo UBND huyện Đông Anh (Hà Nội), tính đến giữa tháng 11/2022, địa phương này đã tổ chức thành công 21 phiên đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích hơn 36.401 m2 (tương ứng 324 thửa), thu về cho ngân sách nhà nước của huyện gần 1.800 tỷ đồng.
Đông Anh là địa phương dẫn đầu thành phố Hà Nội về số thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất.
Buổi đấu giá ô đất ký hiệu X7, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, ngày 19/11.
Riêng ngày 19/11, UBND huyện Đông Anh tổ chức đấu giá chức đấu giá thành công ô "đất vàng" ký hiệu X7, được chia thành 27 thửa đất có diện tích từ hơn 100 đến hơn 200 m2, thu về hơn 400 tỷ đồng cho ngân sách. Mức trúng đấu giá cao nhất là hơn 168 triệu đồng/m2, còn giá trúng bình quân là 120 triệu đồng/m2. Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, sở dĩ gọi khu đất đấu giá trên là "đất vàng" do nằm ngay trung tâm hành chính của huyện Đông Anh đã và đang được huyện đầu tư hoàn thiện các hạ tầng xã hội theo quy hoạch, hướng tới việc chuyển từ huyện thành quận vào năm 2023.
Đáng chú ý, ở tất cả các khu đất đấu giá, huyện Đông Anh đã hoàn thiện vỉa hè, cây xanh, điện, nước, chiếu sáng; có thiết kế đô thị về màu sắc, kiến trúc mặt tiền của từng thửa đất, tạo sự hài hòa đồng bộ với cảnh quan khu vực.
Ô đất đấu giá có ký hiệu X7 thuộc xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh đã cơ bản được đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng xã hội, điện nước, cây xanh, chiếu sáng. Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN
Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết thêm, các hạ tầng xã hội của huyện như: đường giao thông, chợ, nhà văn hóa, khu thể thao... đều được đầu tư quy mô hiện đại theo tiêu chuẩn cấp thành phố trực thuộc theo định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nguồn ngân sách thu được từ các phiên đấu giá đất sẽ cơ bản được huyện đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội phục vụ đời sống nhân dân.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, riêng trong năm 2023, huyện đã được thành phố Hà Nội giao thực hiện nhiều dự án đầu tư công liên quan đến lĩnh vực văn hóa - xã hội, như: Dự án cải tạo khu di tích Cổ Loa; xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền; dự án xây dựng trường học liên cấp được thiết kế hiện đại, quy mô... với tổng mức dự toán trên 1.000 tỷ đồng. Các dự án trên hoàn thành sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo của Đông Anh và hoàn thành các tiêu chí để xây dựng huyện thành quận.
Đề nghị địa phương bố trí ngân sách xóa lối đi tự mở qua đường sắt Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố đề nghị triển khai Đề án đảm bảo trật tự an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 385). Bộ Giao thông vận tải vừa có văn...