Hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ: Để món quà được trọn vẹn, ý nghĩa
Từ sau bão số 9 đến nay, hàng trăm tổ chức, cá nhân ở khắp mọi miền của Tổ quốc hướng về Quảng Ngãi để giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại. Cán bộ từ tỉnh đến cơ sở đã nỗ lực quản lý, phân phối để quà của các tổ chức, cá nhân đến được với người dân một cách trọn vẹn, ý nghĩa.
Món quà thiết thực
Bão, lũ đã khiến nhiều gia đình vốn đã nghèo nay lại càng thêm khốn khó. Món quà cũng như tấm lòng sẻ chia yêu thương của các tổ chức, cá nhân gửi đến người dân trong lúc này quý hơn bao giờ hết. Nửa tháng qua, cán bộ từ tỉnh đến cơ sở làm công tác tiếp nhận, phân bổ tiền, hàng cứu trợ làm việc không có ngày nghỉ. Họ lên rừng, xuống biển, đi khắp mọi nơi trong tỉnh đưa các đoàn đến tận nơi tặng quà cho người dân. Phải là những cán bộ có trách nhiệm, tâm huyết mới làm được việc lo cho cộng đồng, tuy vậy họ cũng rất lo lắng và nỗ lực việc tiếp nhận và trao quà hỗ trợ đến người dân một cách trọn vẹn, ý nghĩa, đúng như tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tính kịp thời, công bằng, hợp lý, tạo được sự đồng thuận trong dân.
Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh tặng quà người dân bị thiệt hại do bão, lũ.
Tính đến thời điểm này, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã kết nối với 22 đoàn, hỗ trợ hơn 5 nghìn hộ dân bị thiệt hại do bão, lũ với tổng trị giá hơn 4,1 tỷ đồng; hiện đang kết nối với 20 đoàn với tổng trị giá hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng. Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay: Món quà các tổ chức, cá nhân gửi đến người dân dù ít hay nhiều đều rất quý, bởi vậy phải cố gắng trao tận tay người dân và đảm bảo đúng đối tượng. Tùy vào nhu cầu của người dân mà cân nhắc điều phối hàng cứu trợ phù hợp, với những hộ có nhà bị sập, tốc mái thì hỗ trợ tiền, tôn để lợp lại nhà; đồng bào ở vùng cao trong điều kiện giao thông cách trở, bị chia cắt cần hỗ trợ nhu yếu phẩm, quần áo ấm…
Video đang HOT
Công khai, minh bạch nguồn tài trợ
Việc tiếp nhận và trao quà cứu trợ đều được Hội Chữ thập đỏ tỉnh công khai trên trang thông tin của Hội; đồng thời thường xuyên thông tin báo cáo với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh để việc điều phối tiền, hàng cứu trợ tránh trùng lắp, nơi quá nhiều, chỗ thì ít… “Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở các địa phương rất quan tâm nên khâu tiếp nhận, tặng quà được thực hiện rất chặt chẽ, thuận lợi, tạo được niềm tin đối với các nhà tài trợ”, ông Hiệp cho biết.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sơn Hà Đỗ Văn Triều cho hay: Đến nay, đơn vị đã tiếp nhận và trao hơn 2.900 suất quà cho người dân gồm các nhu yếu phẩm, bình quân mỗi suất trị giá 400 nghìn đồng; hỗ trợ số tiền hơn 900 triệu đồng. Nguồn tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ người dân đều được công khai, minh bạch, đảm bảo tính công bằng, trong đó ưu tiên hỗ trợ các hộ gia đình bị thiệt hại nặng do bão.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bùi Đức Thọ, hiện đã có 83 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ủng hộ và đăng ký ủng hộ khắc phục hậu quả bão, lũ cho Quảng Ngãi, với tổng số tiền hơn 69,8 tỷ đồng, cùng với nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã và đang khẩn trương trao tiền, hàng cứu trợ đến người dân. Thời gian qua, hầu hết các đoàn thiện nguyện hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão, lũ đều thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội các cấp trong tỉnh. Nhờ đó, đã xác định đúng đối tượng cần được hỗ trợ, việc phân bổ tiền, hàng đảm bảo đúng đối tượng, công bằng, hợp lý.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần sớm có giải pháp để ổn định cuộc sống người dân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương có giải pháp cụ thể, đề phòng, khắc phục, xử lý kịp thời hơn để ổn định đời sống người dân.
Chiều 1/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp bàn giải pháp khắc phục hậu quả bão số 9 với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan và lãnh đạo các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, TP Đà Nẵng.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Điều quan trọng nhất là bàn biện pháp thiết thực để xử lý tình hình khi mà thiệt hại về người và tài sản rất lớn, vẫn còn nhiều người mất tích chưa tìm thấy. Cảnh "màn trời chiếu đất" của người dân vẫn đang đặt ra yêu cầu phải có biện pháp mạnh mẽ, kịp thời hơn nữa, vẫn có nơi còn bị cô lập, trẻ em chưa thể đến trường.
Thủ tướng đặt vấn đề: Trước tình hình bão lũ lớn như thế, địa chất công trình thay đổi thì về lâu dài, phải xử lý vấn đề quy hoạch thế nào để bảo đảm an toàn cho người dân trong tương lai, chứ không phải "nóng đâu, phủ đó". Bên cạnh đó, cuộc họp cần thảo luận về huy động các nguồn lực cần thiết, hệ thống chính trị vào cuộc, để làm sao sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường.
Báo cáo về tổng hợp tình hình thiệt hại do bão số 9 gây ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định: "Đây là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua. Bão số 9 đi nhanh, thời gian đổ bộ vào đất liền từ lúc ở Biển Đông chưa đến 40 tiếng, song cả hệ thống chính trị, các lực lượng và người dân đã vào cuộc đồng bộ. Chính vì vậy, đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra".
Với sức tàn phá của cơn bão có cường độ rất mạnh và thời gian lưu bão dài 6 đến 7 tiếng, mặc dù đã chuẩn bị ứng phó quyết liệt khẩn trương, nhưng cơn bão và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại rất lớn cho nhiều địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nghe báo cáo về tình hình tiếp cận tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở tại Nam Trà Mi và Phước Sơn.(Ảnh VGP/Quang Hiếu)
Tính đến ngày 31/10, bão số 9 và hoàn lưu sau bão đã làm 29 người chết, 51 người mất liên lạc. Riêng tại Quảng Nam có 45 người bị chết và mất tích do sạt lở đất; 727 nhà sập hoàn toàn; 176.797 nhà ở bị hư hỏng. Theo số liệu các tỉnh báo cáo thiệt hại ước tính 10.000 tỷ đồng.
Hiện tại, công tác cứu nạn cứu hộ vẫn đang được tích cực triển khai. Trong đó, đối với sự cố 2 tàu Bình Định, ngay sau khi nhận được tin báo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung cao nhất cho công tác tìm kiếm. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các lực lượng đã điều động 3 tàu kiểm ngư, 2 tàu hải quân, 2 thủy phi cơ tiếp cận 1 tàu và cứu được 14 ngư dân. Còn 2 tàu với 23 ngư dân vẫn đang mất liên lạc.
Với sự cố sạt lở ở Quảng Nam, ngay sau khi nhận được tin báo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ huy tiền phương và lãnh đạo tỉnh, Quân khu 5 và toàn bộ lực lượng quân đội trên địa bàn để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng triển khai. Đồng thời thành lập sở chỉ huy tiền phương tại hiện trường do Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách. Đến nay đã thông đường và có 532 cán bộ chiến sĩ, 3 chó nghiệp vụ cùng xe máy, thiết bị đang tập kết để tìm kiếm người mất tích.
Ngoài ra, các địa phương cũng đang tập trung chỉ đạo lực lượng hỗ trợ dân sơ tán quay lại nhà ở an toàn; chỉ đạo tổng lực các lực lượng của địa phương, lực lượng vũ trang để ứng phó hỗ trợ dân dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường; sửa chữa khẩn cấp hệ thống điện và đóng điện trở lại.
Sau khi bão đi qua, các địa phương gồm: Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định đề xuất được hỗ trợ trước mắt 2.500 tấn gạo; 6 tỉnh gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, BÌnh Định, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Kon Tum đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ với tổng kinh phí 800 tỷ đồng cùng thuốc lọc nước, vắc xin và hóa chất khử trùng để khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra.
Quảng Ninh ủng hộ 2 tỷ đồng cho Quảng Nam khắc phục thiệt hại do bão lũ Sáng ngày 30/10, Ủy ban MTTQ tỉnh - Ban Cứu trợ tỉnh có Quyết định số 235/QĐ-MTTQ-BCTr về việc hỗ trợ nhân dân tỉnh Quảng Nam khắc phục thiệt hại do mưa lũ, bão trong năm 2020. Ủy ban MTTQ tỉnh - Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận tiền ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục thiệt hại mưa lũ, tháng 10/2020....