Hỗ trợ doanh nghiệp: Tạo chuyển biến mạnh mẽ
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả, thông qua việc xác định doanh nghiệp (DN) là đối tượng hỗ trợ từ hệ thống cơ quan quản lý là nội dung hội thảo “Triển khai Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phối hợp với Văn phòng Chính phủ, tổ chức ngày 18-5 tại Hà Nội. Đây là yêu cầu không dễ thực hiện, đòi hỏi sự quyết tâm của các ngành; tinh thần chủ động yêu cầu được phục vụ hiệu quả, thay vì thụ động chờ đợi của các DN.
Theo Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung, môi trường đầu tư, kinh doanh đã cải thiện, được cộng đồng DN ghi nhận và đó là chuyển biến rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, với yêu cầu ngày càng cao về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, giữa yêu cầu của DN và khả năng đáp ứng của các cơ quan chức năng vẫn còn khoảng cách. Một số chỉ tiêu quan trọng như cấp phép xây dựng, tiếp cận nguồn tín dụng, đăng ký tài sản của nhà đầu tư, giải quyết tranh chấp theo hợp đồng… cải thiện chậm, là nguyên nhân khiến chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam còn khoảng cách đáng kể so với các nước Singapore, Thái Lan và Malaysia – ông Cung nhấn mạnh.
Doanh nghiệp cần chủ động đặt ra các “yêu cầu” với các cơ quan hành chính để được phục vụ hiệu quả hơn nữa. Ảnh: Nhật Nam
Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ (NQ 19) xác định mục tiêu Việt Nam đạt mức trung bình về chất lượng môi trường kinh doanh của ASEAN-4 vào năm 2017 và ASEAN-3 (Thái Lan, Singapore và Malaysia) vào năm 2020. Chính phủ sẽ tham chiếu các chỉ số của Ngân hàng Thế giới; hệ thống chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới; đánh giá toàn diện năng lực cạnh tranh, so sánh với hơn 140 nền kinh tế. NQ 19 cũng xác lập nhiệm vụ, trách nhiệm của 17 bộ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội…
Xét từ góc độ địa phương, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hoàng Minh cho biết, việc triển khai NQ 19 cần có sự theo dõi sát sao từ cấp vĩ mô, qua từng cấp quản lý, để bảo đảm hiệu quả thực tế. Sự vào cuộc phải đồng bộ, cầu thị và không né tránh. Đặc biệt, ông Minh cho rằng, yếu tố quyết định sự thành bại là ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức có đạt yêu cầu hay không. Nếu không hành động xuất phát từ lợi ích DN thì không đạt kết quả. Ông Minh cũng nhất trí quan điểm duy trì việc chính quyền đối thoại với DN, lắng nghe, giải quyết các vấn đề phát sinh.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, NQ 19 đặt ra yêu cầu không dễ thực hiện, đòi hỏi sự quyết tâm, nghiêm túc của các ngành. Riêng lĩnh vực hải quan, Bộ sẽ đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, đủ đáp ứng yêu cầu kiểm tra tại cửa khẩu, bố trí nhân sự có trình độ tương xứng với đòi hỏi của công việc. Ông Tuấn xác nhận, việc đổi mới, cải cách hành chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng là thách thức đối với cơ quan quản lý. Đơn cử, hiện 35% hàng hóa xuất – nhập khẩu được kiểm tra trong quá trình thông quan tại cửa khẩu, nhưng sẽ giảm xuống 15% vào cuối năm nay. Đây là khối lượng công việc rất lớn, là áp lực đối với ngành hải quan và minh chứng cho nhận thức quá trình cải cách thủ tục là không có điểm dừng… Nếu chỉ riêng ngành hải quan không thể quyết định kết quả cuối cùng, cần có sự hợp tác, giải quyết đồng bộ của các ngành như y tế, nông nghiệp, môi trường.
Video đang HOT
Với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, lấy người dân và DN là đối tượng phục vụ, Chính phủ là nhà kiến tạo, DN cần hiểu rõ quyền lợi chính đáng của mình, yêu cầu được phục vụ hiệu quả thay vì thụ động chờ đợi. Bên cạnh đó, người dân và DN cũng cần giám sát, đánh giá chất lượng phục vụ của các cơ quan quản lý. Vì sự hài lòng của DN chính là thước đo chất lượng phục vụ, mức độ hoàn thành công việc của cán bộ, công chức.
Hồng Sơn
Theo_Hà Nội Mới
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Coi doanh nghiệp là đối tác
Phát biểu với hàng trăm doanh nghiệp có mặt tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cam kết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn là người bạn đồng hành, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Là Bộ trưởng đầu tiên đăng đàn tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của quốc gia chỉ có được khi chúng ta có một lực lượng doanh nghiệp phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng; có nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, năng suất lao động cao.
"Khu vực doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực cũng như các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Các yếu tố này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cả quốc gia", Bộ trưởng Dũng nói.
Chính bởi vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7% giai đoạn 5 năm tới đang đặt ra cho Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, qua đó cải thiện năng lực cạnh tranh của quốc gia lên một bước.
Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định, chất lượng, hiệu quả phải bắt đầu từ chính mỗi doanh nghiệp, mỗi cán bộ và cả nền hành chính. Và hành động lúc này là có giải pháp cụ thể tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển.
"Trong bối cảnh những lợi thế so sánh truyền thống đang mai một dần, dư địa để phát triển không còn nhiều, chúng ta cần phải tạo ra động lực mới cho tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu, dựa trên đổi mới sáng tạo, nền tảng tri thức và công nghệ, trong đó khu vực doanh nghiệp là yếu tố then chốt. Chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của khu vực doanh nghiệp - phải coi đó chính là nền tảng, là động lực tạo sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Cũng chính với ý nghĩa đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tổ chức Hội nghị hôm nay như một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ nhiệm kỳ mới", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Đồng thời Bộ trưởng cũng cam kết coi phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ ưu tiên bằng cách triển khai tích cực các hành động cụ thể nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển.
Tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dù là DNNN, doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước đều được tiếp cận công bằng, minh bạch tới các nguồn lực về đất đai, tài nguyên và vốn của quốc gia; đảm bảo nguồn lực được phân bổ tới người sử dụng hiệu quả nhất. Đặt DNNN cạnh tranh bình đẳng cùng doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác.
Trong giai đoạn 2016-2020 Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong triển khai thực thi những tư tưởng đổi mới rất mạnh mẽ đã được thể hiện trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; áp dụng triệt để, nhất quán tinh thần của Hiến pháp 2013 về việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện đúng quan điểm "Người dân được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm".
Trong đó, ngoài các giải pháp hỗ trợ căn bản về môi trường đầu tư kinh doanh, thông tin, thị trường, mặt bằng sản xuất, tín dụng... dự thảo Luật còn đưa ra các chương trình hỗ trợ DNNVV theo mục tiêu như: hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo thông qua các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, quỹ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm; hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành; hỗ trợ các cá nhân, nhóm cá nhân hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội.
Cùng với nỗ lực chung của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ tiếp tục giữ vững ngọn lửa đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu giúp Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong cải cách môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo đó, thay đổi quan điểm từ hỗ trợ chung chung, đại trà tất cả các doanh nghiệp sang hỗ trợ có lựa chọn theo ngành, lĩnh vực và mục tiêu dài hạn nhất định. Ưu tiên tập trung vào khu vực các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh quốc gia, có ứng dụng đổi mới sáng tạo, định hướng xuất khẩu, doanh nghiệp liên kết trong các chuỗi giá trị, cụm liên kết tạo giá trị gia tăng cao. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo chất lượng, hiệu quả và bền vững.
"Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định luôn là người bạn đồng hành, và đối tác tin cậy và có trách nhiệm đối với các doanh nghiệp", Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Theo Gia Huy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Muốn cải thiện môi trường kinh doanh, phải truy trách nhiệm đến cùng Quan điểm trên được TS Nguyễn Đình Cung- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh tại hội nghị triển khai Nghị quyết 19/2016/NĐ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, diễn ra sáng nay (18-5). Sẽ truy đến cùng trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương không thực hiện quyết liệt Nghị quyết...