Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo dõi VGT trên

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt tận dụng lợi thế của các Hiệp định thương mại (FTA) và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu là giải pháp quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, khôi phục kinh tế sau COVID-19.

Đây là nội dung được nhiều chuyên gia nhấn mạnh tại Diễn đàn xuất khẩu 2020 với chủ đề “Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển bền vững vùng cung ứng nguyên liệu sau COVID-19″ do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, ngày 18/11.

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu - Hình 1
Bưởi đặc sản Đoan Hùng. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Xuất khẩu đối mặt nhiều thách thức

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã tác động tiêu cực chưa từng có tới nhiều mặt của đời sống như y tế, kinh tế, xã hội… trên toàn cầu. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, đại dịch đã tạo ra sự kết hợp giữa các cú sốc cung và cầu trong nước với sự lan tỏa qua biên giới thông qua du lịch, thương mại, tài chính, thị trường hàng hóa và niềm tin của nhà đầu tư.

Cụ thể, dự báo của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) cho thấy, GDP toàn cầu giảm đi 5,2% trong năm 2020 (mức suy thoái sâu nhất trong tám thập kỷ). Thương mại hàng hóa có thể giảm từ 13% đến 32% trong năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người trong năm nay cũng được dự kiến sẽ giảm đi ở 93% các quốc gia, tỷ lệ lớn nhất trong một thế kỷ rưỡi.

Đại dịch COVID-19 cũng làm trầm trọng thêm xu thế của chủ nghĩa bảo hộ hiện hành và kéo theo khuynh hướng thiên về tự lực và tái cân bằng nền kinh tế trong nước của hầu hết các quốc gia trên toàn cầu, thị trường nội địa sẽ được quan tâm nhiều hơn.

Một xu hướng khác là tự động hóa gia tăng và việc thế giới rút lui khỏi các chuỗi giá trị toàn cầu có thể khiến chiến lược sử dụng công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu không còn thực sự hiệu quả với các thị trường mới nổi và các nền kinh tế phát triển.

Theo Ngân hàng Thế giới, mặc dù là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới (độ mở của Việt Nam cao gấp 1,5 lần Thái Lan và gấp 5 lần Trung Quốc) nhưng mức độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực vẫn còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với các nước cùng khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines.

Năm 2018, Việt Nam chỉ tạo ra được 20,4 tỷ USD thông qua việc tham gia vào các chuỗi giá trị, xếp thứ 53 trên tổng số 174 quốc gia. Con số này chưa bằng 1/4 của quốc gia tiếp theo trong khối ASEAN là Philippines với 84,8 tỷ USD (xếp thứ 34). Đồng thời, mức độ tham gia vào các công đoạn tinh vi phức tạp của Việt Nam vẫn còn thấp.

Ông Nguyễn Hữu Tín, Giám đốc ITPC dẫn chứng từ Báo cáo Phát triển Thế giới (WDR) cho hay, năm 2020, mức độ tham gia của Việt Nam hiện nay đang ở cấp độ “chế biến chế tạo mức hạn chế” và cần tiến lên trong chuỗi giá trị để nâng cao năng suất. Một số quốc gia khác trong ASEAN như Malaysia, Thái Lan và Philippines hiện đã ở trình độ “chế biến chế tạo và dịch vụ tiên tiến” (cao hơn một cấp so với Việt Nam).

Theo ông Nguyễn Hữu Tín, chuỗi giá trị toàn cầu hiện chiếm tới 66% giao dịch thương mại. Nhưng mức độ nội địa hóa của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 28% trong tổng kim ngạch thương mại, thấp hơn gần 2 lần so với Trung Quốc. Không những vậy, Việt Nam hiện tập trung quá mức vào một số thị trường, sản phẩm, doanh nghiệp; trong đó, nhóm dệt may, điện tử, hóa chất và kim loại chiếm 2/3 kim ngạch thương mại; 4 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ chiếm tới 60%; 4 tập đoàn hàng đầu Samsung, Foxconn, Intel, Panasonic chiếm 70% kim ngạch thương mại trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phân tích thị trường, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Thương mại Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho biết, hành vi của người tiêu dùng hậu COVID-19 sẽ tập trung vào 5 đặc điểm sau: Tiếp tục tăng cường nhu cầu cho các sản phẩm/dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; đẩy mạnh “số hóa” các hoạt động như truyền thông, học tập, làm việc, du lịch, giải trí…; mở rộng hoạt động mua sắm trực tuyến và sử dụng dịch vụ giao hàng tiện lợi; thận trọng hơn trong các khoản chi tiêu ngắn hạn; quan tâm đến các vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Do đó, nếu không bắt kịp các xu hướng này, hoạt động xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp

Video đang HOT

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, với vị thế là trung tâm kết nối khu vực, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của TP Hồ Chí Minh đóng góp quan trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của của nước. Trong nhiều năm liền, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố duy trì mức tăng trưởng bình quân 10%/năm, cơ cấu xuất khẩu dịch chuyển đúng hướng, nhóm hàng công nghiệp chiếm trên 80%…

Tuy nhiên, với tác động của dịch COVID-19 và biến động liên tục của các xu hướng thương mại ở nhiều khu vực đã khiến hoạt động xuất khẩu của thành phố chịu ảnh hưởng không nhỏ. Chính vì vậy, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường, chia sẻ cách thức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu một cách hiệu quả cũng như gia tăng tỷ trọng nguyên liệu nội địa trong cơ cấu hàng xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu của thành phố trong việc duy trì tăng trưởng xuất khẩu, phục hồi kinh tế hậu COVID-19.

Ông Nguyễn Hữu Tín cho biết, ITPC đã và đang tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp để có thể tận dụng hiệu quả lợi thế mà các FTA đem lại cũng như nâng cao trình độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

Trong thời gian xảy ra dịch COVID-19, nhiều hoạt động hỗ trợ trực tiếp bị hủy, thay vào đó, ITPC đã nhanh chóng chuyển qua hỗ trợ và kết nối trực tuyến giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin thị trường và tìm kiếm khách hàng.

Nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các FTA, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)… được tổ chức thường xuyên dưới nhiều hình thức giúp doanh nghiệp tiếp cận sâu và tận dụng khá hiệu quả các ưu đãi trong hoạt động xuất khẩu. Thời gian tới, ITPC sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Chia sẻ về lĩnh vực xuất khẩu nông sản, ông Phạm Thiết Hòa, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn cho biết, năm 2020, mặc dù bị tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, nông lâm thủy sản vẫn cho thấy vai trò làm trụ đỡ cho lĩnh vực xuất khẩu khi vẫn duy trì tăng trưởng 1,6% trong 10 tháng. Tuy nhiên, tỷ trọng nông sản chế biến sâu được xuất khẩu của Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ đạt khoảng từ 25 – 30% tổng sản lượng nông sản.

Theo ông Phạm Thiết Hòa, để thúc đẩy đưa nông sản Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trước tiên cần tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bởi các hiệp định này có rất nhiều ưu đãi về thuế quan cho sản phẩm nông sản của Việt Nam. Đơn cử như Hiệp định CPTPP, phần lớn hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (rau quả tươi và rau quả chế biến, gạo, hạt khô…) được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi có hiệu lực hoặc sau 3 – 5 năm. Hay như Hiệp định EVFTA, có thể giúp Việt Nam xuất khẩu 100.000 tấn gạo tấm vào EU hàng năm. Bên cạnh đó, EU cũng cam kết xóa bỏ ngay 94% dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia khuyến nghị, tập trung đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại trong sản xuất và chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hợp tác kết nối với đối tác trong chuỗi cung ứng; tiếp cận và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; tối ưu hóa hiệu quả của dịch vụ logistic; xây dựng và phát triển cơ chế liên kết trong chuỗi giá trị, đồng thời xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia sẽ là những việc mà doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong tất cả các lĩnh vực cần làm ngay để phát huy hết giá trị hàng hóa và nâng cao kim ngạch, tính bền vững cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Toshiba: Từ gã khổng lồ tới người tý hon

Là một trong số những người khổng lồ của ngành sản xuất đồ điện tử tại Nhật Bản bên cạnh những Sharp, Panasonic, Fujitsu... Vào thời kỳ đỉnh cao của mình, Toshiba thống lĩnh thị trường nội địa trên một số lĩnh vực và nổi tiếng thế giới bởi chất lượng sản phẩm của mình.

Tuy nhiên cũng như những doanh nghiệp nêu trên, sự chậm chạp trong việc thay đổi cũng như những gian lận tài chính gần như đã đánh gục người hùng một thời của đất nước mặt trời mọc.

Những bước đi đầu tiên đầy khó khăn

Một trong hai công ty tiền thân của Toshiba được thành lập vào tháng 7 năm 1875 dưới cái tên Tanaka Seisakusho bởi Tanaka Hisashige - một trong những nhà phát minh nổi tiếng thời bấy giờ và là công ty đầu tiên tại Nhật Bản sản xuất các thiết bị về điện báo. Ngoài ra, họ còn kinh doanh các thiết bị điện khác cho tới năm 1881, khi người sáng lập công ty qua đời. Lúc này, công ty trở thành một phần của công ty điện General Electric và bắt đầu sản xuất các loại ngư lôi và thủy lôi theo yêu cầu của Hải quân Nhật Bản. Điều này đã giúp công ty trở thành doanh nghiệp sản xuất lớn nhất thế giới tại thời điểm bấy giờ.

Song điều này không duy trì được lâu, khi hải quân nước này bắt đầu lựa chọn các nhà thầu khác có mức giá thấp hơn và thậm chí còn tự sản xuất được các loại hàng hóa mà Toshiba đang sản xuất. Công ty bắt đầu thua lỗ kể từ đây và bị vỡ nợ vào năm 1893; chủ nợ chính của doanh nghiệp, Ngân hàng Mitsui, đã tái cơ cấu và đổi tên thành Shibaura Seisakusho.

Doanh nghiệp tiền thân thứ hai của Toshiba là Tokyo Denki (Công ty điện Tokyo) hình thành trong những năm 90 của thế kỷ 19. Ban đầu, công ty này bán bóng đèn sử dụng sợi tre và rất nổi tiếng ở Nhật Bản nhờ sản phẩm này. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi Nhật Bản mở cửa giao thương với châu Âu, công ty đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nhập khẩu. Bóng đèn của họ đắt hơn khoảng 60% so với hàng hóa châu Âu nhưng có chất lượng thấp hơn rất nhiều.

Toshiba: Từ gã khổng lồ tới người tý hon - Hình 1

Nhà máy của Tokyo Denki những năm 1890 (Ảnh: Toshiba)

Do đó, tới năm 1905, công ty bị General Electric mua lại 51% cổ phần và bắt đầu bán các sản phẩm của hãng sản xuất thiết bị điện tới từ Mỹ này. Năm 1939, Tokyo Denki và Shibaura Seisakusho hợp nhất, tạo thành Toshiba ngày nay, dù phải tới năm 1978, cái tên này mới chính thức được đặt cho công ty.

Sự thành lập và phát triển mạnh mẽ của Toshiba

Ngay sau khi hai công ty sáp nhập, Toshiba nhanh chóng mở rộng và phát triển thông qua việc mua lại các công ty trong ngành công nghiệp nặng tại Nhật Bản. Lần lượt các công ty hóa chất, điện, điện tử và tàu sân bay của Toshiba được thành lập và phát triển một cách nhanh chóng, đưa công ty lên vị thế hàng đầu tại Nhật Bản.

Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra, công ty đã phát triển nhanh chóng bằng cách thực hiện các đơn đặt hàng của nhà nước đối với đài, ống chân không và các vật tư quân sự khác, đồng thời sản xuất máy phát điện. Tuy nhiên họ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ khi các nhà máy bị bắn phá sau chiến tranh.

Nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc, hoạt động sản xuất của công ty được phục hồi. Ban đầu, Toshiba tập trung vào sản xuất các loại máy móc điện hạng nặng và sau đó quay trở lại sản xuất các thiết bị điện nhỏ hơn khi quá trình tái thiết đất nước và các ngành công nghiệp được tiến hành. Toshiba cũng thành lập nhiều công ty con để tăng cường khả năng bán hàng và bắt đầu xuất khẩu sản phẩm của mình sang Đông Nam Á.

Cuối những năm 1950, nền kinh tế Nhật Bản phục hồi hoàn toàn sau chiến tranh và bắt đầu phát triển thần tốc. Điều này hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng trong các ngành công nghiệp máy móc điện nặng, điện tử và truyền thông tại nước này, cũng là những ngành mà Toshiba tập trung vào phát triển. Cũng như nước Nhật, doanh thu và lợi nhuận của Toshiba tăng như vũ bão với những sản phẩm mới và những công nghệ do họ phát minh. Số lượng nhà máy của công ty được xây mới tăng trưởng nhanh chóng; những nhà xưởng cũ liên tục được mở rộng và số lượng sản phẩm được xuất ra nước ngoài ngày một nhiều hơn.

Trong giai đoạn từ sau năm 1973 tới những năm 2000, Toshiba có những nước đi vô cùng hợp lý, trong đó đáng kể nhất là việc họ tăng cường chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Nhờ đó mà nhiều công nghệ và sản phẩm mới lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới được chính Toshiba phát minh và ứng dụng vào các sản phẩm của mình, trong đó phải kể đến hệ thống MRI, đầu DVD, máy đánh chữ Nhật Bản... Cũng trong giai đoạn này, công ty là một trong những nhà sản xuất máy tính xách tay lớn nhất tại Nhật Bản và trên thế giới.

Toshiba: Từ gã khổng lồ tới người tý hon - Hình 2

Máy đánh chữ Nhật Bản đầu tiên do Toshiba sản xuất

Những sai lầm và sự dối trá

Sau một giai đoạn dài thành công, Toshiba đi lệch hướng với hàng loạt những sai lầm không thể tha thứ vào những năm đầu của thế kỷ 21. Đầu tiên, thay vì tập trung phát triển dòng TV LCD từ sớm, hãng vẫn cố gắng bám trụ với TV CRT và thậm chí còn tăng cường sản xuất loại TV này, dù những công nghệ được sử dụng đã lỗi thời.

Tiếp đó, hãng thực hiện thương vụ đấu thầu và mua lại nhà máy điện hạt nhân Westinghouse với giá 5.4 tỷ USD vào năm 2006. Với việc thắng thầu, Toshiba nắm giữ 77% cổ phần tại nhà máy này và được kỳ vọng sẽ thu lời lớn trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới muốn phát triển điện hạt nhân..

Tuy nhiên, kết quả mà họ nhận được đều là những trái đắng. Thảm họa của Toshiba bắt đầu bằng việc đóng cửa các nhà máy sản xuất TV CRT truyền thống tại Mỹ, Malaysia và Nhật Bản sau khi những nỗ lực của họ về việc phát triển dòng TV này dẫn đến việc thua lỗ nặng nề với sự vươn lên của TV LCD. Đầu năm 2015, Toshiba đã thông báo ngừng sản xuất TV trong các nhà máy của chính mình. Việc sản xuất của hãng được chuyển hoàn toàn sang cho các công ty là Compal tại Mỹ và Vestel tại châu Âu đã cho thấy sự thất bại nặng nề của Toshiba trong lĩnh vực này.

Vậy còn nhà máy Westinghouse? Sau khi tiếp quản nhà máy này, Toshiba đã tiến hành xây dựng nhà máy hạt nhân Vogtle Electric Generating Plant. Việc xây dựng nhà máy này đã khiến cho Toshiba chịu những khoản thua lỗ nặng nề. Việc xây dựng cực kỳ chậm chạp dẫn đến chi phí liên quan tăng cao. Trong khi đó, công ty lại ký hợp đồng thi công cố định mức giá với Georgia Power đã khiến Toshiba phải gánh khoản nợ khổng lồ cho công ty con. Kết quả, Westinghouse đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 vào ngày 29 tháng 3 năm 2017, với dự kiến sẽ gây ra khoản thua lỗ hàng năm lên tới 9 tỷ USD cho Toshiba. Một năm sau, Toshiba thông báo hoàn tất việc bán công ty mẹ của Westinghouse cho Brookfield Business Partners và một số đối tác với giá 4,6 tỷ USD - tức thấp hơn mức giá mà họ đã mua nhà máy này 12 năm trước đó.

Toshiba: Từ gã khổng lồ tới người tý hon - Hình 3

Nhà máy Westinghouse là một nỗi hổ thẹn của Toshiba

Với nhiều sai lầm mang tính hệ thống như vậy, doanh thu của Toshiba liên tục giảm. Nếu như năm 2014, họ có được mức doanh thu lên tới 63.8 tỷ USD; thì tới năm 2019, mức doanh thu của Toshiba chỉ đạt 33 tỷ USD, tức hơn một nửa so với chỉ cách đó 5 năm. Một sự sụt giảm khủng khiếp chỉ trong một thời gian ngắn đã cho thấy mức độ khủng hoảng lớn đến thế nào tại công ty này.

Toshiba: Từ gã khổng lồ tới người tý hon - Hình 4

Doanh thu của Toshiba giảm liên tục từ năm 2013 tới nay

Tuy nhiên điều tồi tệ hơn cả là Toshiba đã che giấu những khoản lỗ của mình trong báo cáo tài chính năm 2016. Sau những cáo buộc về gian lận trong báo cáo tài chính đã xuất hiện từ đầu năm 2015, chủ tịch công ty là ông Hisao Tanaka đã buộc phải thừa nhận điều này và cúi đầu xin lỗi. Trong năm tài chính tính đến tháng 3 năm 2017, công ty đã phải thừa nhận khoản lỗ do suy giảm lợi thế thương mại là 712,5 tỷ yên (6,9 tỷ USD) đối với các hoạt động điện hạt nhân và khoản lỗ ròng của tập đoàn là 390 tỷ yên (3,8 tỷ USD). Cổ phiếu của công ty rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử, đánh dấu một bước lùi đáng kể của Toshiba.

Toshiba: Từ gã khổng lồ tới người tý hon - Hình 5

Chủ tịch Toshiba xin lỗi về việc gian lận báo cáo tài chính của công ty

Trong những sai lầm lớn của mình, Toshiba vẫn thu được thành công từ mảng chip nhớ khi hãng mua lại mảng kinh doanh HDD của Fujitsu, cũng là một ông lớn khác của Nhật Bản. Mặc dù các mảng kinh doanh khác của công ty tương đối bết bát, tuy nhiên mảng thiết bị nhớ của Toshiba vẫn được đánh giá rất cao. Những nhân vật chủ chốt của công ty yêu cầu tách riêng mảng này thành một doanh nghiệp riêng nhằm tránh cho ông lớn của Nhật Bản khỏi bị phá sản. Vào ngày 20 tháng 9 năm 2017, hội đồng quản trị của Toshiba đã thông qua thỏa thuận bán mảng kinh doanh chip nhớ của mình cho một tập đoàn do Bain Capital dẫn đầu với giá 18 tỷ USD, với sự hỗ trợ tài chính của các công ty như Apple, Dell... Công ty độc lập mới được đặt tên là Toshiba Memory Corporation và sau đó được đổi tên thành Kioxia.

Toshiba: Từ gã khổng lồ tới người tý hon - Hình 6

Nhà máy sản xuất chip nhớ tại Nhật Bản của Toshiba

Năm 2016, Toshiba bán mảng đồ gia dụng cho Midea với giá 53.7 tỷ yên (520 triệu USD) và bán mảng thiết bị y tế cho Canon với giá 665.5 tỷ yên (6.4 tỷ USD). 2 năm sau, Toshiba tiếp tục bán 80.1% cổ phần của bộ phận kinh doanh máy tính cá nhân cho Sharp. Đến tháng 6 năm 2020, Sharp hoàn tất mua lại 100% mảng này của công ty; Toshiba chính thức chia tay mảng kinh doanh laptop.

Như vậy, những mảng kinh doanh nòng cốt và là niềm tự hào của Toshiba ngày nào đã hoàn toàn thuộc về các công ty khác. Những sai lầm và sự chậm chạp của ban lãnh đạo trong việc sản xuất kinh doanh đã đưa Toshiba từ một trong những công ty đa ngành lớn nhất tại Nhật Bản phải bán đi hầu hết những thành tựu được gây dựng lâu năm của mình. Và có lẽ, ngày mà chúng ta nhìn thấy Toshiba hùng mạnh đã chấm dứt và không bao giờ quay trở lại. Từ một người khổng lồ, giờ đây Toshiba chỉ là một gã tý hon khi so sánh với bản thân những năm trước đây; và ngày trở lại của họ dường như còn rất rất xa

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chấn động vụ đánh ghen ngay tại rạp Việt dịp Tết, tình tiết y hệt phim Trấn Thành khiến 3,6 triệu người quá sốcChấn động vụ đánh ghen ngay tại rạp Việt dịp Tết, tình tiết y hệt phim Trấn Thành khiến 3,6 triệu người quá sốc
21:52:25 02/02/2025
Chê phim Tết nhạt, Quốc Thuận bị đào lại phát ngôn về đàn em sao hạng A, "nói nhiều miệng không kịp kéo da non"Chê phim Tết nhạt, Quốc Thuận bị đào lại phát ngôn về đàn em sao hạng A, "nói nhiều miệng không kịp kéo da non"
21:56:12 02/02/2025
Ảnh hiếm của diễn viên Việt bên chồng ngoại quốc, vẫn giữ 1 nguyên tắc dù từng vướng nghi vấn làm vợ 2Ảnh hiếm của diễn viên Việt bên chồng ngoại quốc, vẫn giữ 1 nguyên tắc dù từng vướng nghi vấn làm vợ 2
23:30:59 02/02/2025
Diễn viên Xuân Nghị gầy sọp sau biến cố, tìm tới Phật pháp và ăn chayDiễn viên Xuân Nghị gầy sọp sau biến cố, tìm tới Phật pháp và ăn chay
21:35:07 02/02/2025
Lê Giang lộ diện sau ồn ào Quốc Thuận chê Bộ Tứ Báo Thủ, Trấn Thành nói đúng 1 câuLê Giang lộ diện sau ồn ào Quốc Thuận chê Bộ Tứ Báo Thủ, Trấn Thành nói đúng 1 câu
22:09:17 02/02/2025
Lê Giang bật khóc trước hàng trăm khán giả giữa lùm xùm phim Trấn Thành nhận bão chê baiLê Giang bật khóc trước hàng trăm khán giả giữa lùm xùm phim Trấn Thành nhận bão chê bai
21:49:40 02/02/2025
Vợ chồng Việt Hương - Hoài Phương đón tết trong căn biệt thự 'khủng'Vợ chồng Việt Hương - Hoài Phương đón tết trong căn biệt thự 'khủng'
23:25:16 02/02/2025
Độc lạ có thật 100%: Sao nam Vbiz đi bộ hơn 100km, suốt 20 tiếng về diện kiến gia đình bạn gái!Độc lạ có thật 100%: Sao nam Vbiz đi bộ hơn 100km, suốt 20 tiếng về diện kiến gia đình bạn gái!
23:36:10 02/02/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Mùng 3 Tết, vừa nghe bạn nhậu gọi, chồng tôi vội vàng đánh xe đi theo tiếng gọi của anh em bất chấp người vẫn đang nồng nặc mùi rượu

Mùng 3 Tết, vừa nghe bạn nhậu gọi, chồng tôi vội vàng đánh xe đi theo tiếng gọi của anh em bất chấp người vẫn đang nồng nặc mùi rượu

Góc tâm tình

07:17:35 03/02/2025
Chẳng lẽ ngày Tết tôi lại kể ra chuyện không ra thể thống gì của nhà mình nhưng mà hơn chục năm qua tôi nín nhịn đến mức sắp sửa nổ tung mất rồi rồi.
Tài xế ô tô chờ 7 tiếng chưa qua được phà Cát Lái tối mùng 5 Tết

Tài xế ô tô chờ 7 tiếng chưa qua được phà Cát Lái tối mùng 5 Tết

Tin nổi bật

07:16:43 03/02/2025
Nhiều tài xế né kẹt xe trên cao tốc chuyển lộ trình về hướng phà Cát Lái để qua TPHCM khiến bến phía Đồng Nai ùn tắc kéo dài, chiều ngày 2/2 (mùng 5 Tết)
Vấn nạn doanh nghiệp 'ma': Thách thức đối với kinh tế và pháp luật

Vấn nạn doanh nghiệp 'ma': Thách thức đối với kinh tế và pháp luật

Pháp luật

07:13:25 03/02/2025
Theo chuyên gia, việc thành lập các doanh nghiệp ma nhằm trốn thuế và bán hóa đơn khống đang trở thành vấn đề nhức nhối và gây nhiều tổn thất nghiêm trọng.
Bận đi công tác xuyên Tết, mẹ gửi con về quê nhờ ông bà chăm, sau vài ngày đón về mà ngã ngửa

Bận đi công tác xuyên Tết, mẹ gửi con về quê nhờ ông bà chăm, sau vài ngày đón về mà ngã ngửa

Netizen

07:08:25 03/02/2025
Câu chuyện kể về một người mẹ nó ở Trung Quốc, đúng ngày Tết lại có chuyến công tác đột xuất nên đành gửi con về cho bố mẹ ở quê chăm nom giúp.
Hàn Quốc thành lập bộ tư lệnh hạm đội mới đối phó với Triều Tiên

Hàn Quốc thành lập bộ tư lệnh hạm đội mới đối phó với Triều Tiên

Thế giới

07:06:49 03/02/2025
Hạm đội mới trực thuộc Hải quân Hàn Quốc sẽ được trang bị các tàu khu trục tiên tiến để đối phó tốt hơn với các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Sao Việt là bạn thân Trấn Thành: "Tôi xem phim thấy dở thì tôi nói là 'dở', chứ mắc gì tôi phải khen nó hay?"

Sao Việt là bạn thân Trấn Thành: "Tôi xem phim thấy dở thì tôi nói là 'dở', chứ mắc gì tôi phải khen nó hay?"

Sao việt

07:00:07 03/02/2025
Hoa hậu Vbiz này thẳng thắn lên tiếng chia sẻ quan điểm xoay quanh ồn ào MC Quốc Thuận nghi chê bai phim Trấn Thành.
Triệu Lộ Tư lộ diện với tình trạng bất ngờ giữa lúc hàng triệu người đuổi khỏi showbiz vì marketing lố bệnh tật

Triệu Lộ Tư lộ diện với tình trạng bất ngờ giữa lúc hàng triệu người đuổi khỏi showbiz vì marketing lố bệnh tật

Sao châu á

06:52:28 03/02/2025
Studio cập nhật hình ảnh mới của Triệu Lộ Tư giữa lúc cô bị công chúng xứ tỷ dân tẩy chay vì marketing bệnh tật quá đà, phản cảm
Ngắm vịnh Bái Tử Long kỳ ảo khi xuân về

Ngắm vịnh Bái Tử Long kỳ ảo khi xuân về

Du lịch

06:46:44 03/02/2025
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng Quảng Ninh một vịnh Hạ Long kiều diễm, lại hào phóng tặng thêm một vịnh Bái Tử Long trong trẻo kế bên
Pep Guardiola tiết lộ Busquets từ chối cơ hội thay thế Rodri

Pep Guardiola tiết lộ Busquets từ chối cơ hội thay thế Rodri

Sao thể thao

06:40:29 03/02/2025
Manchester City đã bận rộn trên thị trường chuyển nhượng tháng giêng nhưng Pep Guardiola thừa nhận ông không thể đạt thỏa thuận chiêu mộ cậu học trò cũ Sergio Busquets trong bối cảnh Rodri chấn thương.
Con gái nuôi Phi Nhung trở lại 'Solo cùng bolero' khiến Quang Lê phấn khích

Con gái nuôi Phi Nhung trở lại 'Solo cùng bolero' khiến Quang Lê phấn khích

Tv show

06:30:30 03/02/2025
Trở lại Solo cùng bolero để hỗ trợ cho thí sinh Nhất Minh, Quỳnh Trang được Quang Lê và dàn giám khảo khen ngợi vì sự trưởng thành sau thời gian hoạt động nghệ thuật.
Bữa sáng dinh dưỡng với bánh mì kẹp bò ngò tươi thơm ngon, nóng hổi

Bữa sáng dinh dưỡng với bánh mì kẹp bò ngò tươi thơm ngon, nóng hổi

Ẩm thực

06:29:30 03/02/2025
Bánh mì giòn tan, phủ sốt mayonnaise béo ngậy, cùng thịt bò đậm đà và rau củ tươi ngon sẽ khiến bất kỳ thực khách khó tính nào cũng phải xiêu lòng.