Hỗ trợ doanh nghiệp phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế
Xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội giao thương cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Song song với đó cũng xuất hiện không ít tình trạng lừa đảo, khiến doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại nặng nề.
Chia sẻ tại Hội thảo “ Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) và Bộ Công Thương tổ chức chiều 23/8, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, sau hơn 5 tháng, đến nay, vụ việc các doanh nghiệp Việt Nam bị lừa xuất khẩu hạt điều sang Ý đã được xử lý cơ bản thành công. Từ nguy cơ mất trắng hàng chục container, với trị giá hàng trăm tỉ đồng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã không mất một container nào vào tay những kẻ lừa đảo mặc dù chúng đã chiếm đoạt được gần 40 bộ chứng từ gốc của gần 40 containers.
“Có được kết quả trên trước hết là do sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính; sự vào cuộc tích cực, nhanh chóng của các bộ ngành liên quan để xử lý vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Đặc biệt là nỗ lực to lớn của Đại sứ quán Việt Nam, Thương vụ Việt Nam, cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Italia. Những nỗ lực đó đã khiến các cơ quan công quyền Italia thấy được sự nghiêm trọng của vụ việc, tù đó và cùng phối hợp tham gia hỗ trợ giải quyết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy cơ quan an ninh Italia cùng phối hợp để đưa nhóm lừa đảo ra vành móng ngựa, như lời Thủ tướng Italia Mario Draghi đã khẳng định với Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc điện đàm ngày 20 tháng 4 vừa qua”, ông Bạch Khánh Nhựt cho hay.
Theo đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp bị lừa là quá tin tưởng vào Công ty Môi giới, không kiểm tra thông tin đối tác. Trong thời gian dịch bệnh khó khăn, có được những đơn hàng lớn nên doanh nghiệp mong muốn bán được hàng; nhất là vào thời điểm thị trường ít có giao dịch. Cùng với đó, phương thức thanh toán nhiều rủi ro.
Ông Nguyễn Minh Đức – chuyên gia Ban Pháp chế của VCCI cho biết, theo Hiệp hội Chuyên gia chống lừa đảo toàn cầu, các doanh nghiệp toàn cầu thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì bị lừa đảo, giá trị trung bình một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD, giá trị trung vị là 117 nghìn USD.
Trên toàn cầu, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm kinh tế vào năm 2018 là 49%, năm 2020 là 47% và năm 2022 là 46%.
“Tại Việt Nam, 52% doanh nghiệp tham gia khảo sát của PwC từ Việt Nam cho biết họ trải nghiệm lừa đảo hoặc tội phạm kinh tế khác trong 2 năm trước thời điểm khảo sát. Điều đáng nói, không nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn báo cáo cho cơ quan nhà nước do lo ngại thông tin bị lộ lọt ra công chúng”, ông Nguyễn Minh Đức cho hay.
Để hỗ trợ doanh nghiệp phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế, ông Ngô Khắc Lễ, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, doanh nghiệp nên chỉ định ngân hàng quốc tế có uy tín tại nước nhập khẩu để thu tiền, ký hậu vận đơn, chi phí tăng thêm không đáng kể so với trị giá lô hàng để bảo đảm an toàn.
Video đang HOT
Cùng với đó, theo ông Lễ, doanh nghiệp nên thận trọng hơn. Với đối tác mới giao dịch lần đầu thì cần tìm hiểu, điều tra kỹ thương nhân để có độ an toàn cao nhất. Doanh nghiệp cũng nên chủ động gửi đăng ký kinh doanh của mình trước cho đối tác để có cơ sở đề nghị họ gửi đăng ký kinh doanh và coi đây là việc bình thường khi giao dịch, qua đó biết được thông tin của đối tác.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm hiểu đối tác qua sự giúp đỡ của đại sứ quán, thương vụ Việt Nam ở nước sở tại. Lựa chọn đối tác gần như là khâu quyết định của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đối tác có uy tín, làm ăn lâu năm thì dù giá có tăng hay giảm, họ vẫn duy trì hợp đồng.
“Doanh nghiệp nên dùng Trọng tài giải quyết tranh chấp thay cho Toà án như các doanh nghiệp trong vụ việc này đã thoả thuận trong hợp đồng để linh hoạt và nhanh chóng khi sự việc xảy ra. Đồng thời, phối hợp chặt trẽ, nhanh chóng với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như trong vụ việc này để hạn chế hoặc tránh thiệt hại”, đại diện Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhấn mạnh.
Còn theo ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam, trong kinh doanh quốc tế, vai trò của môi giới là rất quan trọng nhưng doanh nghiệp cần có sự kiểm tra đối tác một cách độc lập. Ở đây, vai trò của các Thương vụ tại nước sở tại là rất quan trọng. Đồng thời, doanh nghiệp cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường từ đối tác; mặc dù, kẻ lừa đảo thường dùng các thủ đoạn rất tinh vi; nên dùng các phương thức thanh toán an toàn hơn.
Đồng thời, doanh nghiệp nên trao đổi thông tin với đồng nghiệp để phát hiện các dấu hiệu lừa đảo và cần nhanh chóng báo cáo, nhờ sự trợ giúp của Hiệp hội ngành nghề khi xảy ra vụ việc.
Ở góc độ Hiệp hội, ông Nhựt nhấn mạnh, hiệp hội sẽ thường xuyên tiếp xúc, trao đổi thông tin với Hội viên, doanh nghiệp để phát hiện kịp thời các khó khăn, vướng mắc từ đó có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời. Đồng thời, triển khai các hoạt động kịp thời, đồng bộ; kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các bộ, ngành liên quan; với Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu với các cơ quan báo chí bởi đây thực sự là lực lượng quan trọng, hoạt động hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ việc.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong hoạt động thương mại quốc tế, vụ việc tương tự cũng có thể xảy ra. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro như vụ việc vừa qua, hành trang mà các doanh nghiệp cần trang bị khi bước vào tiến trình hội nhập là hết sức quan trọng; trong đó, có những cái việc cần phải tìm hiểu khách hàng, đối tác một cách kĩ lưỡng trước khi tiến hành giao dịch. Đặc biệt, với khách hàng giao dịch lần đầu, kể cả có giao dịch 1, 2 lần nhưng doanh nghiệp vẫn phải lưu ý kiểm tra các lý lịch, khả năng thanh toán của khách hàng. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng có thể thông qua các cơ quan của Việt Nam và nước ngoài, cơ quan Thương vụ nhờ kiểm tra cũng là yếu tố rất tốt.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng dịch vụ của những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về các thông tin doanh nghiệp. Đáng lưu ý, khi doanh nghiệp tìm được bạn hàng, khâu ký kết hợp đồng cũng là một khâu mà giúp đảm bảo được lợi ích, doanh nghiệp nên giành cái quyền soạn thảo hợp đồng về phía mình để có thể đảm bảo được điều khoản ở trong đó phản ánh được tốt nhất.
Đặc biệt, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ bảo hiểm để có thể hạn chế tối đa rủi ro. Bởi nếu như xảy ra biến cố, doanh nghiệp vẫn có thể thu hồi được lại một phần lợi ích vật chất trong những trường hợp rủi ro.
Vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy: Các hãng tàu nước ngoài phối hợp với chủ hàng để giải quyết
Liên quan tới vụ việc các doanh nghiệp Việt Nam mất quyền kiểm soát 36 bộ chứng từ gốc trong số 100 container xuất sang Italy, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, ngay sau khi có thông tin trên cùng văn bản kiến nghị của Hiệp hội Điều Việt Nam và sự chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, các đơn vị chức năng của Cục Hàng hải Việt Nam đã liên lạc với đại diện hãng tàu nước ngoài đang vận chuyển những container này.
Cục Hàng hải Việt Nam đã liên hệ với 4 hãng tàu tham gia vận chuyển những container này gồm: COSCO, YANGMING, HNM và ONE. Nhìn chung, các hãng tàu cho biết đã phối hợp tích cực với chủ nhà để giải quyết.
Ông Hoàng Hồng Giang cho biết thêm, ngày 17/3, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản số 768/CHHVN-VTDVHH gửi 4 hãng tàu này đề nghị các hãng tàu này hướng dẫn, hỗ trợ tối đa cho người gửi hàng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp chính đáng cho chủ hàng Việt Nam đối với các lô hàng đang vận chuyển.
Đại diện Phòng Vận tải (Cục Hàng hải Việt Nam) phân tích, theo thông lệ thương mại quốc tế và hợp đồng ký kết giữa hãng tàu và khách hàng. Khi hàng đến cảng, người có hồ sơ gốc (vận đơn gốc) đến nhận hàng thì các hãng tàu buộc phải giao hàng. Trong trường hợp không giao sẽ phát sinh kiện tụng và chi phí lưu kho.
"Nếu yêu cầu hãng tàu giữ lại hàng chỉ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của cảng nước sở tại. Do vậy, chủ hàng Việt Nam phải làm việc với cơ quan có thẩm quyền đề yêu cầu giữ lại khi hàng đến cảng", đại diện Phòng Vận tải cho hay.
Theo thông tin Cục Hàng hải Việt Nam, hiện 11 container đã được chủ hãng làm việc với chính quyền để giữ lại hàng, 9 container đã được chủ hàng Việt Nam thu hồi lại được vận đơn gốc, số container còn lại đang trên đường đến cảng, dự kiến từ ngày 22 - 27/3 này sẽ đến cảng. Vì vậy trong thời gian này, chủ hãng phải gấp rút làm việc với cơ quan có thẩm quyền nhờ can thiệp để giữ lại hàng.
Trong khi đó, thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Italy cho biết, hiện chỉ còn khoảng 30 container hạt điều xuất khẩu sang Italy bị mất kiểm soát với bộ chứng từ, trị giá mỗi container khoảng 200 nghìn USD, tổng cộng khoảng 6 triệu USD, tương đương khoảng 130 tỷ đồng.
Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Italy, ngay sau khi có doanh nghiệp trình báo sự việc về lô hàng container xuất khẩu hạt điều sang Italy có dấu hiệu bị lừa đảo ngày 5/3 vừa qua, Thương vụ đã đến cảng biển Genova, phía Bắc Italy để làm việc với hãng tàu COSCO và các cơ quan liên quan.
Đáng lưu ý, khi Thương vụ có mặt đã có vài container hạt điều của Việt Nam cập cảng, người mua đã trả phí cảng và nộp bộ chứng từ gốc để đòi nhận những container này.
Hãng vận tải cho hay, theo Luật thương mại quốc tế hãng phải giao hàng cho người nhận có bộ chứng từ gốc để tránh bị kiện. Trước tình hình đó, Thương vụ đã giải thích về việc doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị lừa do chưa nhận được tiền mà người mua đã lấy được bộ chứng từ gốc theo một cách nào đó ở bên Italy.
Đặc biệt, Tham tán thương mại Việt Nam tại Italy đã trực tiếp đến nhanh để ngăn chặn vụ việc trên. Hãng tàu COSCO đã tin tưởng Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Italy và tham vấn với các luật sư nên đồng ý dừng ngay việc giao lô hàng cho người mua.
Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã gửi Công hàm tới các Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh Tài, Bộ Kinh tế phát triển, các cơ quan cảng biển, hải quan, cảnh sát kinh tài, phòng thương mại khu vực, Hãng vận tải DHL, ngân hàng... để thông báo vụ việc lừa đảo lớn này và phối hợp hỗ trợ.
Tuy nhiên, đến ngày 8/3 Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Italy mới nhận được công văn của Hiệp hội Điều Việt Nam về vụ việc này.
Tại Việt Nam, Thương vụ đề nghị Hiệp hội và doanh nghiệp làm việc để Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Tòa Kinh tế TP Hồ Chí Minh ra phán quyết khẩn cấp yêu cầu các hãng tàu tạm dừng việc giao hàng đã đến cảng Italy cho người có chứng từ gốc.
Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại việc này chưa xử lý tại Việt Nam khiến khối lượng công việc mà Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Italy phải xử lý khá lớn; trong đó, có việc gặp các hãng tàu ở Italy và các cơ quan liên quan để đề nghị dừng giao hàng.
Trước việc xử lý kịp thời, các doanh nghiệp Việt Nam đã dừng không giao bộ chứng từ gốc, đòi được một số bộ chứng từ chuyển ngược lại Việt Nam. Do đó, chỉ còn khoảng 30 bộ chứng từ của 30 container trong tổng số 100 container là bị mất kiểm soát chứng từ.
Ngày 10/3, Thương vụ tiếp tục về phía Nam Italy để làm việc với các ngân hàng, Hãng vận tải DHL, quân cảnh, cảng Napoli... để truy tìm chứng từ và tìm hiểu nguyên nhân thất thoát chứng từ vào tay nhóm lừa đảo.
Hiện tại, chỉ còn khoảng 30 container bị mất kiểm soát với bộ chứng từ. Dù vậy, vẫn còn nhiều rủi ro liên quan lô hàng này vì phải đòi được chứng từ gốc hoặc phải có phán quyết của các cơ quan Tòa án Italy mới có thể trả lại sở hữu cho doanh nghiệp Việt Nam và bán cho người mua khác bởi hạt điều không thể để quá lâu ở cảng tốn phí lưu kho bãi và hàng hóa hư hỏng.
Ngày 17/3, Thương vụ sẽ lên cảng phía Bắc La Spezia, một cảng khác của Italy để làm việc và dừng các container sẽ cập cảng trong vài ngày tới...
Vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy: Những tiến triển ban đầu Vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy đã có những tiến triển ban đầu quan trọng. Tính đến ngày 3/4, các doanh nghiệp Việt Nam đã giành quyền kiểm soát được 12/35 container bị mất chứng từ gốc, trong khi tái xuất được 18 container sang Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ và chuyển về Việt Nam 4 container hàng có...