Hỗ trợ doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN cũng như số thu ngân sách, Cục Thuế TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ vừa hỗ trợ DN, người nộp thuế (NNT) vượt qua khó khăn để tiếp tục duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa nuôi dưỡng nguồn thu.
Hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế ảnh hưởng bởi Covid-19
Theo đại diện Cục Thuế TP Hà Nội, thống kê cho thấy, dịch Covid-19 đã tác động xấu trên diện rộng đến hầu hết các DN, hộ kinh doanh, làm hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT bị ngưng trệ,… khiến số thu ngân sách trên địa bàn sụt giảm. Kết quả thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2020 do Cục Thuế TP Hà Nội thực hiện 84.847 tỷ đồng, đạt 32,6% dự toán, bằng 103,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đáng chú ý, thu từ khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh đạt thấp, tương đương 29,5% dự toán, bằng 88,8% so cùng kỳ.
Khách hàng giao dịch tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: Chiến Công
Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội Mai Sơn cho biết, trước mắt, Cục đã và đang tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các gói hỗ trợ và chính sách tháo gỡ khó khăn cho DN, NNT. Cục cũng chủ động đánh giá, phân loại mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, DN, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh. Ngay khi Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020, Nghị quyết 42/NQ-CP, ngày 9/4/2020, Cục Thuế TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho NNT, phân công nhiệm vụ cụ thể tới các đơn vị trực thuộc.
Đồng thời, Cục tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuế một cách thực chất và hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn DN, NNT thực hiện đúng các quy định theo chính sách, pháp luật thuế. Kịp thời hỗ trợ, giải đáp vướng mắc nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho DN, NNT khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh.
Để gói hỗ trợ của Chính phủ thiết thực, hiệu quả đối với cộng đồng DN, NNT trên địa bàn, Cục Thuế đã triển khai tuyên truyền kịp thời, hiệu quả; xây dựng cơ sở dữ liệu NNT thuộc trường hợp được gia hạn, được hỗ trợ; tập trung rà soát các điều kiện gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất; Xây dựng quy trình thực hiện, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn, đề nghị hỗ trợ của NNT trong nội bộ cơ quan thuế; xây dựng các giải pháp quản lý rủi ro, các biện pháp kiểm tra, giám sát để đảm bảo chính sách gia hạn được áp dụng đúng đối tượng, nhanh chóng, hiệu quả. Tránh các trường hợp lợi dụng chính sách gia hạn của Chính phủ để vi phạm pháp luật.
Video đang HOT
Trong quá trình thực hiện, Cục Thuế tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sản suất, kinh doanh của NNT, kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc để hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện đúng các quy định…
Theo đó, đến ngày 11/5/2020, Cục Thuế TP Hà Nội đã tiếp nhận 27.261 giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất của NNT trên địa bàn, với tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được đề nghị gia hạn là hơn 8.623,6 tỷ đồng. Trong đó, gia hạn đối với tổ chức, DN là hơn 8.604,5 tỷ đồng, gia hạn đối với cá nhân kinh doanh là 19,1 tỷ đồng (thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân).
Đồng bộ các giải pháp thu ngân sách
Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Mai Sơn cho hay, thực hiện chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ về công tác thu ngân sách với tinh thần phấn đấu thu ở mức cao nhất, phát huy hết dư địa các khoản thu; mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế… Cục Thuế TP Hà Nội tiếp tục bám sát các chỉ đạo của T.Ư và TP trong công tác thu NSNN để triển khai nhiều nội dung.
Cụ thể, Cục đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai và yêu cầu các Phòng, các Chi cục Thuế thường xuyên cập nhật diễn biến tình dịch Covid-19 trong nước và quốc tế để đánh giá, dự báo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, NNT trên địa bàn. Cơ quan thuế cũng đánh giá tác động tới nguồn thu từ việc áp dụng các chính sách hiện hành để chủ động xây dựng kịch bản, giải pháp thu ngân sách phù hợp với từng thời kỳ nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu được giao.
Các giải pháp quản lý thuế nhằm mở rộng, chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận cũng được triển khai. Quản lý đầy đủ, kịp thời các đối tượng thu, khoản thu phải nộp ngân sách theo đúng quy định. Đồng thời, chủ động nắm bắt danh sách các đối tượng được áp dụng và số thuế, tiền thuê đất được gia hạn thời hạn nộp thuế theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ để có các biện pháp theo dõi, đôn đốc kịp thời ngay khi kết thúc thời hạn được gia hạn, hạn chế tối đa nợ mới phát sinh.
Cục Thuế cũng tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, chính quyền các quận, huyện, thị xã trên địa bàn nhằm giải quyết dứt điểm các vướng mắc của DN, chủ đầu tư liên quan đến khoản nợ (chờ xử lý) về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trước ngày 30/6/2020. Đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải quyết các thủ tục liên quan đến xác định nghĩa vụ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để DN, chủ đầu tư nộp ngân sách trong thời gian sớm nhất.
Đồng thời, Cục Thuế TP Hà Nội đẩy mạnh việc triển khai áp dụng Đề án hóa đơn điện tử, mục tiêu đến ngày 30/9/2020 đạt tỷ lệ 100% DN, tổ chức trên địa bàn sử dụng hóa đơn điện tử. Chủ động đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc đa dạng các hình thức thu nộp tiền thuế không dùng tiền mặt (thực hiện qua các hệ thống thanh toán điện tử như: Thanh toán điện tử bằng thẻ, thanh toán qua ví điện tử, sử dụng cổng thanh toán điện tử…).
Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất: Doanh nghiệp chưa "mặn mà"
Chính sách về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất được cho là "liều thuốc" trợ lực tài chính, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, sau hơn một tháng triển khai, mới có hơn 12% doanh nghiệp gửi giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất đến cơ quan thuế. Điều này cho thấy doanh nghiệp còn chưa "mặn mà" với sự hỗ trợ này.
Cơ quan thuế tiếp nhận giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất của cá nhân, doanh nghiệp.
Mới có 27.935 tỷ đồng tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn
Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất đã được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 8-4-2020 nhằm hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo tính toán, có khoảng 98% tổ chức, doanh nghiệp (khoảng 740.000 đơn vị) và hầu hết hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh được gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất 5 tháng, với giá trị khoảng 180.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau hơn một tháng triển khai chính sách này, mới có hơn 12% doanh nghiệp gửi giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Số liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho thấy, tính đến ngày 18-5, có 105.083 đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất được gửi đến cơ quan thuế, trong đó có 92.988 doanh nghiệp; 12.095 cá nhân, hộ kinh doanh.
Cũng tính đến thời điểm trên, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất gia hạn là 27.935 tỷ đồng. Trong đó, gia hạn đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp là 24.499 tỷ đồng; gia hạn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân 125 tỷ đồng; gia hạn tiền thuê đất của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân là 3.311 tỷ đồng.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền hỗ trợ (Tổng cục Thuế) Nguyễn Đức Huy cho hay, để doanh nghiệp, người nộp thuế được hưởng quyền lợi từ chính sách trên, ngành Thuế đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ và hướng dẫn người nộp thuế. Tại nhiều chi cục thuế, cán bộ thuế gọi điện đến từng doanh nghiệp trên địa bàn thông báo về chính sách, giải đáp thắc mắc và đôn đốc doanh nghiệp gửi giấy đề nghị gia hạn. Vì vậy, cơ bản giấy đề nghị gửi đến cơ quan thuế là được phê duyệt, rất ít doanh nghiệp gửi đề nghị mà không đáp ứng điều kiện.
Đi tìm những nguyên nhân chính
Giải thích tình trạng mới có hơn 12% doanh nghiệp đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, ông Nguyễn Đức Huy cho rằng, nguyên nhân chính là do thời hạn gửi giấy đề nghị còn dài nên nhiều doanh nghiệp chưa vội làm.
Cùng quan điểm trên, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc cho rằng, thủ tục gửi giấy gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất nhanh gọn, doanh nghiệp chỉ cần gửi một lần đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ được gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng cho 4 tháng (tháng 3, 4, 5, 6) và thuế thu nhập doanh nghiệp của quý I, quý II-2020. Trong khi đó, thời hạn gửi giấy đề nghị gia hạn thuế và tiền thuê đất là đến hết ngày 30-7-2020. Vì thế, nhiều doanh nghiệp có thể đến gần cuối thời hạn mới triển khai.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp nằm trong diện được gia hạn thuế chưa làm thủ tục đề nghị còn vì đang tập trung phục hồi sản xuất, kinh doanh sau thời gian giãn cách xã hội. Ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị điện N.V.H (quận Hoàng Mai) cho biết, công ty chưa làm thủ tục đề nghị gia hạn nộp thuế vì tập trung chuẩn bị đơn hàng giao cho một dự án lớn tại miền Trung, dù biết rằng doanh nghiệp có lợi nếu được gia hạn tiền thuế hay tiền thuê đất.
Ngoài ra, có một nguyên nhân khác, đó là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh nghiệp không có doanh thu nên không "mặn mà" làm thủ tục gia hạn. Theo ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hanoi Redtours (quận Hoàn Kiếm), dịch Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành bị ảnh hưởng nặng nề. Những tháng qua, Hanoi Redtours hầu như không có doanh thu. Vì vậy, chính sách gia hạn thuế quý I, quý II-2020 không có nhiều ý nghĩa. "Với doanh nghiệp lữ hành như Hanoi Redtours, việc gia hạn thuế nếu được kéo dài đến hết năm 2020 và nửa đầu năm 2021, thay vì 5 tháng như hiện nay, mới thực sự có tác dụng", ông Nguyễn Công Hoan kiến nghị.
Theo ông Nguyễn Đức Huy, hiện ngành Thuế tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn và đôn đốc người nộp thuế làm thủ tục gia hạn thuế và tiền thuê đất. Bên cạnh đó, ngành Thuế cũng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khác, như rà soát, thống kê mức độ ảnh hưởng do dịch Covid-19 của từng doanh nghiệp; ghi nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, từ đó báo cáo, đề xuất cơ chế phù hợp, hiệu quả vừa để tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp phục hồi, vừa để nuôi dưỡng nguồn thu trong thời gian tới.
Khoảng 60% doanh nghiệp du lịch tại TPHCM hoạt động trở lại Hiện có khoảng 60% doanh nghiệp du lịch tại TPHCM đã mở cửa trở lại sau thời gian tạm ngưng hoạt động vì dịch Covid-19. Đa số doanh nghiệp ngành này đang cần hỗ trợ về chính sách tài chính để duy trì hoạt động. Đây là thông tin được bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM trao...