Hỗ trợ doanh nghiệp nắm chắc quy định về phòng vệ thương mại trong RCEP
Thời gian tới, Cục Phòng vệ Thương mại sẽ phối hợp với các hiệp hội và địa phương phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ các quy định về phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Thông tư số 07/2022/TT-BCT nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng trong quá trình tham gia Hiệp định.
Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Nội dung này được đưa ra tại Thông tư hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong RCEP mà Bộ Công Thương vừa ban hành nhằm quy định về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được nêu tại Chương 7; trong đó, có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp.
Cụ thể như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về 0 (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.
Hiệp định RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand ký vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022.
Theo đó, Hiệp định RCEP đã tạo nên một thị trường rộng lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và GDP lên tới 26.200 tỷ USD tương đương 30% GDP toàn cầu.
Video đang HOT
Hơn nữa, RCEP sẽ loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ.
Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang các nước RCEP đạt 132,32 tỷ USD, tăng khoảng 16% so với năm 2020 và nhập khẩu 238,5 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2020.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, sau khi RCEP có hiệu lực, Việt Nam sẽ là nước có mức tăng trưởng thương mại và thu nhập cao nhất trong số các thành viên của Hiệp định.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà Hiệp định mang lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như nhập siêu từ khối này còn lớn, nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN, khả năng hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng biện pháp PVTM và các rào cản kỹ thuật khác.
Cho đến nay, Việt Nam đã chịu 93 biện pháp phòng vệ thương mại do các thành viên RCEP điều tra, tác động đến các ngành hàng như thép, sợi, gỗ …
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại đối với các nước RCEP, chủ yếu trong các ngành kim loại, sợi, chất tạo ngọt.
Hơn nữa, quy định về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được nêu tại Chương 7;trong đó có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về 0 (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.
Để triển khai các quy định này, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi của Hiệp định cũng như chủ động bảo vệ sản xuất trong nước trong quá trình thực thi, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT gồm 4 Chương 15 Điều hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP.
Rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ phân bón DAP và MAP nhập khẩu
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 117/QĐ-BCT về việc rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 2/3/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 686/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam có mã HS: 3105.10.20; 3105.10.90; 3105.20.00; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00 trong 2 năm.
Ngày 3/3/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 715/QĐ-BCT gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu.
Ngày 20/10/2021, căn cứ điều 69 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, Cục Phòng vệ thương mại có Thông báo số 24/TB-PVTM về việc tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp. Thông báo được đăng tải công khai trên website của Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) và Bộ Công Thương.
Kế đó, ngày 19/11/2021, Cục Phòng vệ thương mại nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam. Vì vậy, Cục Phòng vệ thương mại có Công căn số 961/PVTM-P2 đề nghị bên yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Sau khi Cục Phòng vệ thương mại nhận được các thông tin bổ sung của bên yêu cầu và sau đó Cục Phòng vệ thương mại ban hành Công văn số 1046/PVTM-P2 về việc xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, sau khi thẩm định hồ sơ, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 117/QĐ-BCT về việc rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu.
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương, thời hạn điều tra rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ là không quá 6 tháng kể từ ngày có Quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 6 tháng.
Do đó, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị, tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền lợi liên quan trong vụ việc có thể đăng ký với Cơ quan điều tra để trở thành bên liên quan.
Đáng lưu ý, bên liên quan sẽ được tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình điều tra, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến việc hàng hóa thuộc đối tượng rà soát. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ cân nhắc ý kiến của tất cả các bên liên quan một cách khách quan trong quá trình điều tra.
Nguyên đơn giấu tên, Mỹ không điều tra pin năng lượng mặt trời của Việt Nam Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định về việc không điều tra sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Cụ thể, theo thông tin từ DOC cho biết, nguyên đơn gồm các doanh nghiệp giấu tên, gọi là American Solar Manufacturers Against Chinese Circumvention - A-SMACC. Do nhóm doanh nghiệp...