Hỗ trợ DNNVV: Cho cần câu hay con cá?
Trong 3 năm gần đây, mỗi một năm có khoảng 60.000-70.000 DNNVV phá sản hoặc ngừng hoạt động. Nếu sau một năm có 60.000 DNNVV dừng hoạt động, thì chúng ta sẽ tổn thất một nguồn lực xã hội là vô cùng lớn lên đến 6.000 tỷ đồng.
Cần tránh tư duy bao cấp
Tại buổi tọa đàm “Đối thoại góp ý Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV” diễn ra sáng 21/06, ông Nguyên Hoa Cương – Pho Cuc trương Cuc Phat triên DN, Bô KH&ĐT, pho Ban soan thao Dư thao Luât – cho biết, co luông y kiên phê binh Dư thao Luât Hô trơ DNNVV mang năng tinh bao câp, luông y kiên thư hai cho răng hiên tai DNNVV đang găp rât nhiêu kho khăn và sẽ không thể tồn tại nêu nha nươc không hô trơ.
“Hô trơ DN cũng chinh la hô trơ nên kinh tê, gop phân tạo công ăn việc làm, ôn đinh xa hôi. Cac nươc co nên kinh tê phát triên như My, Nhât Ban, EU đêu co chinh sach hô trơ DNNVV tư 60-70 năm nay va hiện giờ ho vân duy tri,” ông Nguyễn Hoa Cương nói.
Tuy nhiên, theo Luât sư Lê Anh Văn, Giam đôc Trung tâm Hô trơ phap luât va Phat triên nguôn nhân lưc, thuôc Hiêp hôi DNNVV Viêt Nam, hoat đông hô trơ DNNVV không chi la cua nha nươc, ban thân cac DN muôn nâng cao năng lưc cũng phai tư vân đông, bởi nguôn lưc nha nươc la co han. Ông Văn cung băn khoăn việc hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV co vi pham cac quy đinh trong cam kêt hôi nhâp WTO va cac FTA ma Viêt Nam đa ky kêt hay không cũng như dễ nảy sinh cơ chế xin – cho.
“Cơ chế của chúng ta rất phức tạp vì nó liên quan đến ngân sách. Hàng năm cơ quan nào chủ trì sẽ phải đề xuất xây dựng ngân sách, sau đó phân bổ cho các bộ ngành, làm nảy sinh cơ chế xin cho và triệt tiêu tính sáng tạo,” ông Lê Anh Văn nói.
Còn ông Nguyên Hoa Cương cho rằng, các DN thông thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính, nhưng DNNVV gặp khó khăn hơn rất nhiều bởi phần lớn họ không có tài sản thế chấp, sổ sách kế toán chưa đạt tiêu chuẩn, ý tưởng kinh doanh có thể tốt nhưng việc chuẩn bị phương án kinh doanh chưa thực sự tốt. Vì vậy, để hỗ trợ tiếp cận tài chính đối với DNNVV có rất nhiều việc, bao gồm tăng cường năng lực cho DNNVV, xây dựng phương án kinh doanh tốt, có các chế độ kế toán, số sách phù hợp với năng lực và số nhân viên hạn chế của DNNVV để họ có ý tưởng kinh doanh khả thi, để có được liên kết với các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính khác nhau.
Còn theo ông Nguyễn Anh Tú, Vu trương Vu Phap luât dân sư – kinh tê (Bô Tư phap), Pho Trương ban quan ly chương trinh hô trơ DNNVV, cho rằng, nhà nước với vai trò kiến tạo chỉ tạo ra đường lối chính sách, chứ không thể cầm tay chỉ việc đối với từng trường hợp cụ thể.
“Hiện nay chúng ta đang hỗ trợ DNNVV nhưng chỉ đưa vào lợi ích kinh tế trực tiếp cho DNNVV, điều này có thể vi phạm các cam kết hội nhập. Vì vậy, Dự thảo Luật chỉ tập trung chủ yếu vào hỗ trợ cung cấp thông tin, làm sao cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, qua đó DN tiếp cận được nguồn lực và thị trường, làm hạn chế rủi ro DN có thể gặp phải trong bối cảnh hội nhập”.
Không nên chỉ hô hào
Video đang HOT
Tại buổi Tọa đàm, bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập và phát triển, thuộc Hiệp hội DNNVV Việt Nam, đã đưa ra con số cụ thể khiến nhiều người không khỏi giật mình: Trong 3 năm gần đây, mỗi một năm có khoảng 60.000-70.000 DNNVV phá sản hoặc ngừng hoạt động. Để đầu tư cho một DNNVV tham gia thị trường sẽ cần số tiền khoảng 100 triệu đồng cho năm đầu tiên, bao gồm các loại phí liên quan đến tư vấn và thành lập doanh nghiệp. Con số này là kết quả được Hiệp hội DNNVV khảo sát đối với gần 1.000 DN.
“Chúng tôi tính khoảng 10 triệu đồng cho chi phí pháp lý, một DN thành lập cần có chi phí văn phòng, thuê nhân sự…, do vậy khoảng 100 triệu đồng là con số tính tương đối sát. Nếu sau một năm có 60.000 DNNVV dừng hoạt động, thì chúng ta sẽ tổn thất một nguồn lực xã hội là vô cùng lớn lên đến 6.000 tỷ đồng,” bà Phạm Thị Lý nói.
Đại diện Hội DNNVV tỉnh Nghệ An, ông Phan Thanh Miện, Chủ tịch Hội, cho rằng cái mất 100 triệu chỉ là số tiền ban đầu, còn mất tiền tỷ mới là câu chuyện phổ biến và còn “đau” hơn nhiều. Theo ông Miện, cái mà DN thiếu nhất hiện nay chính là trí tuệ.
“Có những người ôm tiền tỷ từ đền bù đất đai để thành lập DN, nhưng vì thiếu trí tuệ nên chỉ một thời gian là mất vốn luôn. 100 triệu đồng chỉ là tiền ban đầu thôi, còn mất tiền tỷ là chuyện phổ biến và còn đau hơn nhiều. Vì vậy, hỗ trợ DN là cần phải hỗ trợ trí tuệ, tăng cường trí tuệ cho DN mới mang tính bền vững,” ông Miện nói.
Để bù đắp sự thiếu hụt này của DN, công tác đào tạo phải được tổ chức bởi các ngành dọc, ông Phan Thanh Miện cho rằng chính sách cần phải đúng, đủ và kịp thời và hiệu quả chứ không chỉ hô hào như hiện nay.
“Mỗi tháng tôi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An một lần, nhưng việc giải quyết những khó khăn cho DN lại bị vướng mắc bởi những quy định từ trên Bộ. Những kiến nghị về thuế thì Bộ Tài chính đổ cho Tổng Cục thuế hoặc do Chính phủ, cuối cùng DN chẳng biết kêu ai,” ông Miện nói.
Theo ông Nguyễn Hoa Cương, phải có sự hỗ trợ cụ thể cho DNNVV, tất nhiên không thể bao bao cấp cho DN, cũng không nên có hỗ trợ mang tính trợ giá cho sản phẩm bởi như vậy là bóp méo thị trường, không đem lại năng lực cạnh tranh cho DN.
“Chẳng hạn DN sản xuất một chiếc điện thoại thì nhà nước sẽ cung cấp cho DN thông tin là có những công nghệ này để DN có thể nghiên cứu, có những nhà cung cấp giải pháp này để DN có thể xem xét hợp tác, và trực tiếp DN phải làm để giảm giá thành sản phẩm chứ nhà nước không thể hỗ trợ trực tiếp cho DN,” ông Nguyễn Hoa Cương nói.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Trọng Toàn – Viện trưởng Viện Phát triển Văn hóa kinh doanh – cho rằng bao cấp sẽ tạo ra sự trì trệ, có thể hỗ trợ DN về chi phí đăng ký phát minh sáng chế, chi phí tư vấn pháp lý… chứ không thể hỗ trợ bằng cách trợ giá.
Theo_24h
Góc nhìn kỹ thuật phiên 15/6: Xung lực tăng tích cực đang được duy trì
Với kết thúc tăng nhẹ, rõ ràng xung lực tăng tích cực đang được duy trì và trạng thái hồi phục của ATR cũng ủng hộ cho biến động theo xu hướng của VN-Index.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS
ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 15/6.
CTCK FPT - FPTS
VN-Index hồi phục nhẹ và đóng cửa tại mức 625,43 điểm, phiên giao dịch ngày 14/6 bắt đầu ghi nhận dấu hiệu tích cực trở lại của sàn HOSE. Mô hình nến ngày 14/6 có mức thấp nhất đo được tại 619,13 điểm và đà hồi phục xuất hiện cuối phiên cho thấy những dấu hiệu của phiên test cung tại ngưỡng hỗ trợ.
Cụ thể, ngưỡng 620 điểm chính là khu vực vận động của đường MA20 với vai trò là ngưỡng hỗ trợ động cho nhịp tăng từ phiên 30/5 đến nay. Thanh khoản phiên này sụt giảm về dưới mức bình quân 20 phiên cho thấy bên cầm cổ không muốn bán ra trong vùng giá hiện tại và ưu thế đang thuộc về bên mua.
Đánh giá về khả năng hỗ trợ, khu vực 615 - 620 điểm đang là sự hội tụ của nhiều lực đỡ và nó đã góp phần ổn định xu hướng trong phiên hôm nay. Cụ thể, VN-Index cũng có dấu hiệu kiểm tra thành công đường xu hướng tăng đi qua các đáy trong tháng 4 và 5/2016.
Với kết thúc tăng nhẹ, rõ ràng xung lực tăng tích cực đang được duy trì và trạng thái hồi phục của ATR cũng ủng hộ cho biến động theo xu hướng của VN-Index.
Do đó, nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào một diễn biến dừng giảm và bật tăng trở lại sau khi VN-Index kiểm tra thành công khu vực hỗ trợ dưới. Tuy nhiên, sẽ là cần thiết để khối lượng giao dịch giữ ở mức thấp nếu đà tăng mạnh không sớm xuất hiện bởi nếu khối lượng duy trì quá cao tại vùng hỗ trợ có thể sẽ gây ra áp lực bán mạnh hơn sau đó.
CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS
VN-Index hình thành cây nến xanh với thân nến rỗng, bóng nến dưới ngắn cho thấy tâm lý mua vào đang quay trở lại sau 2 phiên điều chỉnh liên tiếp. Thanh khoản mặc dù vậy sụt giảm tương đối. RSI cho tín hiệu quay lại đường 70, MACD chưa cho tín hiệu tăng trở lại rõ ràng. Vùng kháng cự 630 điểm. Vùng hỗ trợ 620 điểm.
HNX-Index hình thành cây nến doji ngay sau cây nến đỏ với thanh khoản sụt giảm, cho thấy tâm lý lưỡng lự của nhà đầu tư sau khi chỉ số vượt qua được ngưỡng kháng cự 84 điểm. RSI đang nằm trong vùng quá bán, MACD vẫn đang cho tín hiệu tăng tích cực, rủi ro có thể xuất hiện trở lại. Vùng hỗ trợ 83,5 điểm.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS
CTCK MB - MBS
Về mặt kỹ thuật, 2 chỉ số hồi phục trở lại sau khi chạm ngưỡng hỗ trợ 620 điểm ( tương ứng với đường trung bình MA20 ngày) với VN-Index và 83,5 điểm với HNX-Index. Trong những phiên tới, các chỉ số có thể kiểm nghiệm lại vùng kháng cự 627-630 điểm với VN-Index và 85-86 điểm với HNX-Index. Nhà đầu tư tận dụng những nhịp hồi của thị trường để cơ cấu lại danh mục, có thể xem xét giảm tỷ trọng cổ phiếu khi đà hồi phục của thị trường suy yếu tại vùng đỉnh cũ.
CTCK Bảo Việt - BVSC
VN-Index cho phản ứng hồi phục tăng điểm về cuối phiên khi lùi về đưỡng hỗ trợ SMA20 (tương ứng 618-620 điểm). Cây nến trắng được hình thành với thanh khoản giảm mạnh xuống dưới mức trung bình, còn độ rộng thị trường bị áp đảo bởi sắc xanh. Diễn biến này cho thấy động lực bán đã bị triệt tiêu đáng kể trước sự nâng đỡ tích cực của lực cầu tại vùng hỗ trợ đáng chú ý quanh 618 điểm. Sự chủ động đẩy vùng giá giải ngân lên mức cao hơn của bên mua cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang có sự lạc quan, kỳ vọng nhất định vào xu hướng tăng điểm của thị trường trong ngắn hạn.
Về mặt xu hướng, chỉ số vẫn duy trì được xu hướng tăng điểm với sự hỗ trợ từ nhóm MA ngắn hạn. Các chỉ báo MFI và RSI đang hướng lên và cho thấy tín hiệu hướng về vùng quá mua trong thời gian tới. Đường Momentum cũng đang dần xác lập lại đà tăng điểm sau khi tạo 2 đáy tại ngưỡng 100. Đây là những tín hiệu hỗ trợ cho đà đi lên của chỉ số với đích đến kỳ vọng 635-640 điểm trong thời gian tới. Mặc dù vậy, việc dải BB đang có xu hướng đi ngang trong biên độ hẹp trong khi đường ADX vẫn đang dao động quanh ngưỡng 25 có thể khiến chỉ số cần thêm thời gian tích lũy, trước khi được kỳ vọng sẽ hướng đến các mốc điểm cao hơn. Chỉ báo STO đang lao dốc mạnh sau khi rời khỏi vùng quá bán, còn đường MACD cũng cắt xuống dưới đường tín hiệu ở dưới ngưỡng 0 sẽ là những yếu tố có thể tạo rủi ro điều chỉnh đối với đường giá.
Trên khung thời gian intraday, cây nến đảo chiều hammer xuất hiện và được xác nhận bởi cây nến trắng dài sau đó giúp chỉ số hồi phục trở lại từ vùng hỗ trợ 618-622 điểm. Đường giá sẽ tiến đến thử thách đường SMA20 trong phiên kế tiếp. Nếu chỉ số vượt lên trên đường SMA20 (628 điểm) thành công thì xu hướng tăng sẽ được xác lập lại. Trong kịch bản ngược lại, nếu đường giá xuyên thủng vùng hỗ trợ trên thì nguy cơ sụt giảm mạnh của chỉ số nhiều khả năng sẽ được hình thành.
Vùng kháng cự gần của VN-Index được điều chỉnh lên vùng 635-640 điểm. Đây được xem là điểm bán giảm tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn đang nắm giữ về mức thấp.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nhận định thị trường phiên 14/6: Hạ tỷ trọng Trong tuần này, các chỉ số sẽ có nguy cơ bị nhiễu mạnh bởi kỳ hạn hoàn thành cơ cấu danh mục của các ETFs vào cuối tuần. Do đó, chiến lược đầu tư trong bối cảnh này nên tận dụng các phiên tăng giá để hạ tỷ trọng với nhóm cổ phiếu đã tăng nóng vừa qua, đặc biệt là nhóm có...