“Hỗ trợ địa phương trong việc “đánh án” trọng điểm”
Trao đổi với PV Dân trí, ông Mai Lương Khôi – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết năm 2017 sẽ thành lập Tổ công tác hỗ trợ các địa phương trong việc “đánh án” thu hồi tài sản đối với các vụ án lớn, trọng điểm như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Công ty Tài chính II, Vinalines…
Ông Mai Lương Khôi- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp).
- Theo kế hoạch thi hành án dân sự năm 2017 được Bộ Tư pháp phê duyệt, số lượng án được giao thi hành, thu hồi tài sản rất lớn. Làm sao để Tổng cục Thi hành án dân sự đạt được những mục tiêu này?
- Vừa qua chúng tôi đã tổ chức buổi làm việc trực tuyến với 63 Cục Thi hành án dân sự địa phương để quán triệt các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị triển khai công tác tư pháp toàn quốc năm 2017, cũng như chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, trong đó tập trung tổ chức thi hành án ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm công tác, tránh tình trạng “đủng đỉnh, xả hơi”.
Đồng thời chỉ đạo quyết liệt thi hành án các vụ án tham nhũng, cũng như nâng cao hiệu quả thi hành án đối với những việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Chúng tôi sẽ thành lập các Tổ công tác hỗ trợ các địa phương trong việc “đánh án” đối với các vụ án lớn, trọng điểm. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng công tác kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, thiếu sót.
Tổng cục Thi hành án dân sự cũng sẽ tăng cương ky luât, ky cương trong toan hệ thống thi hành án, chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, y thưc trach nhiêm, bản lĩnh nghề nghiệp và xử lý nghiêm, kiên quyết thay thế những cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà, vi phạm đạo đức, lối sống…
- Kết quả thu hồi tài sản trong những vụ án lớn, án tham nhũng trọng điểm có số tiền thu hồi lớn trên cả nước đang gặp muôn vàn khó khăn. Tổng cục Thi hành án dân sự đặt ra những yêu cầu nào trong việc này, đặc biệt khi dư luận bức xúc vì thất thoát tài sản rất lớn nhưng thu hồi được rất nhỏ?
- Thời gian qua nhiều vụ án lớn xâm pham trật tự kinh tế, sở hữu, tham nhũng được đưa ra truy tố, xét xử đã thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng này.
Ngoài việc bị tuyên xử các hình phạt nghiêm khắc (tử hình, chung thân, tù giam), người phải thi hành án trong các vụ án này còn phải thi hành phần trách nhiệm dân sự với giá trị phải thi hành rất lớn, có trường hợp số tiền phải thi hành án lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Chúng tôi nhận thức rõ việc thi hành án để thu hồi tiền, tài sản tham nhũng, tài sản cho nhà nước trong các vụ án đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhằm khắc phục hậu quả do tham nhũng, vi phạm pháp luật gây ra, góp phần đắc lực vào công tác đấu tranh chống tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân. Chính vì thế, thời gian qua, các cơ quan thi hành án dân sự luôn chú trọng, chỉ đạo sát sao các Chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành các vụ việc loại này.
Các cơ quan thi hanh an dân sư va Chấp hành viên cũng đã tích cực đôn đốc, xác minh, áp dụng các biện pháp thi hành án phù hợp để thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước ở mức cao nhất. Nhiều nơi đã thành lập Tổ, Nhóm chỉ đạo thi hành án, lập kế hoạch giải quyết đối với từng vụ việc; nhiều tài sản kê biên để bảo đảm thi hành án đã được tập trung xử lý; định kỳ hàng tháng bao cáo tiến độ, kết quả thi hành án bảo đảm đúng yêu cầu của Tổng cục Thi hành án dân sự…
Video đang HOT
Kết quả thi hành án đã có những chuyển biến nhất định, vi du như vu Huynh Thi Huyên Như đa thi hanh đươc 261 ty 655 triêu đông; vu Công ty Tai chinh II đa thi hanh 29 ty 963 triêu đông; vu Nguyên Đưc Kiên (Bầu Kiên) đa thi hanh đươc 74 ty 102 triêu đông; vu Vinalines đa thi hanh hơn 38 tỷ 904 triêu đông; vu Ngân hang phat triên Đăc Lăc đa thi hanh đươc 605 ty 283 triêu.
Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (Vietinbank) có số lượng tài sản phải thi hành án rất lớn đang khiến cơ quan thi hành án đau đầu.
Mặc đa co nhưng chuyên biên tich cưc nhưng việc thu hồi tài sản tham nhũng, tài sản trong các vụ án tham nhung – kinh tê kết quả đạt được vẫn còn thấp, quá trình tổ chức thi hành án một số việc còn keo dài, số tiền chưa thi hanh đươc chuyển kỳ con nhiêu do những khó khăn, vướng mắc.
Rõ nhất, đa số các vụ việc có số tiền phải thi hành an lớn nhưng tài sản để bảo đảm thi hành án có giá trị rất nhỏ, không đủ thi hành nghĩa vụ mà bản án đã tuyên. Ví dụ như việc thi hành án đối với Dương Chí Dũng trong vụ Vinalines phải nộp 110 tỷ đồng, đên nay mơi thi hanh đươc hơn 22,5 ty đông, trong đo số tiền số tiền bán tài sản đã kê biên chỉ thu được 14 tỷ đồng.
Đối với việc xác minh điều kiện thi hành án, ngoài các tài sản đã được kê biên, được tuyên xử lý trong bản án, quyết định của Tòa, hầu như cơ quan thi hành án dân sự khó có thể xác minh được thêm tài sản hoặc nguồn thu nhập khác, vì tội phạm tham nhũng thường tìm mọi cách để tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản. Trong khi đó, cơ quan thi hành án dân sự chỉ có thể căn cứ vào tình trạng pháp lý hiện hành của tài sản để xử lý mà không có thẩm quyền điều tra, chứng minh nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có.
Năm nay chúng tôi sẽ chỉ đạo thành lâp va đi vao hoat đông co hiêu qua cua cac Tô chi đao giai quyêt cac vu an lơn, như tô chi đao giai quyêt vu Huynh Thi Huyền Như, Vu Công ty tai chinh II, Vu Vinalines… Đồng thời thực hiện thanh tra, kiểm tra theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về thu hôi tai san trong cac vu an tham nhung – kinh tê.
Bên cạnh đó sẽ tiêp tuc chi đao, yêu câu cac Cuc thi hanh an dân sư đinh ky bao cao, câp nhât kêt qua thi hanh an va tiêp tuc lâp danh sach, co kê hoach xư ly tưng vu viêc cu thê. Đê nghi vơi các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sản của người phạm tội trong quá trình tiến hành tố tụng, tránh trường hợp người phạm tội tẩu tán tài sản, đảm bảo khả năng thu hồi được nhiều tài sản nhât.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin để kịp thời nắm bắt diễn biến, kết quả thi hành án đã và sẽ được Tổng cục Thi hành án dân sự triển khai như thế nào, thưa ông?
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành nhiều quyết định, đề án về ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự, với các nhiệm vụ cụ thể theo giai đoạn và hàng năm. Đặc biệt để kịp thời nắm bắt diễn biến, kết quả thi hành án, trong giai đoạn 2015-2020, Tổng cục Thi hành án dân sự đã xây dựng và triển khai phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và thống kê thi hành án. Hiện nay, phần mềm đang hoàn tất việc thí điểm tại TPHCM; quá trình thực hiện cơ bản đáp ứng yêu cầu, trong đó có thể theo dõi diễn biến quá trình thi hành án, trích xuất báo cáo kết quả thi hành án. Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện thí điểm, dự kiến phần mềm sẽ sớm được phát triển để triển khai toàn quốc.
Bên cạnh đó, hiện nay, các cơ quan thi hành án dân sự đều thực hiện đăng tải, cập nhật đầy đủ, kịp thời danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành trên Trang Thông tin điện tử Thi hành án dân sự của các Cục Thi hành án dân sự và tích hợp trên Cổng thông tin điện tử Thi hành án dân sự theo quy định. Đây là cơ sở để người được thi hành án, cá nhân, tổ chức có liên quan giám sát kết quả xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
- Xin cảm ơn ông!
Thế Kha (thực hiện)
Theo Dantri
"Xử nghiêm cán bộ thi hành án nhũng nhiễu người dân"
Trao đổi với PV Dân trí, ông Mai Lương Khôi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) khẳng định quan điểm xử lý nghiêm minh những cán bộ thi hành án có thái độ nhũng nhiễu người dân khi thi hành công vụ.
Ông Mai Lương Khôi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Ảnh: Bộ Tư pháp).
- Tại hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2017 cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nói rằng nhìn vào kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án lớn thì chưa biết khi nào mới kết thúc. Tổng cục Thi hành án dân sự sẽ làm gì để đẩy mạnh việc thu hồi tài sản trong các vụ án này?
- Chúng tôi sẽ phải tiếp tục xác minh điều kiện thi hành án, truy tìm tài sản để thi hành án. Tới giai đoạn thi hành án dân sự thì các chấp hành viên phải đi xác minh tài sản thường xuyên, liên tục. Bất cứ khi nào có manh mối về tài sản của đương sự đều phải đi xác minh. Tuy nhiên, xác minh của chấp hành viên là dân sự nên cần sự phối hợp của nhiều đơn vị và điều đó gây ra chuyện rất mất nhiều thời gian, tiến độ bị chậm, thậm chí gây khó khăn cho chấp hành viên.
Việc thứ hai là tiếp tục xử lý các tài sản đã kê biên và nội dung bản án mà tòa đã tuyên. Từng tài sản có khó khăn, vướng mắc gì đều phải xử lý. Như trong vụ Vinalines có đối tượng thi hành án ở Hải Phòng, khi xác minh mới biết tài sản nằm trong một khu đô thị mới chưa có gì cả nên truy tìm để xử lý mất nhiều thời gian, khó khăn.
Hay vụ Huỳnh Thị Huyền Như (TPHCM), có nhiều tài sản án sơ thẩm tuyên nhưng bây giờ đang ở vào giai đoạn 2 của vụ án, cơ quan điều tra vẫn đang làm, hồ sở ở cơ quan tố tụng, chưa bàn giao cho cơ quan thi hành án nên rất khó dù cơ quan thi hành án đã lập tổ công tác để đẩy nhanh tiến độ, giải quyết từng khó khăn một.
Trước những khó khăn trong việc thu hồi tài sản các vụ án lớn, Tổng cục Thi hành án dân sự cũng đã kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản của người phạm tội trong quá trình tiến hành tố tụng, nhất là ở giai đoạn điều tra nhằm ngăn chặn kịp thời bị can, bị cáo tẩu tán tài sản. Điều này rất quan trọng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nhiều nhất tài sản sau khi bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực và được thi hành án về sau.
- Năng lực, hạn chế của cán bộ thi hành án dân sự có ảnh hưởng tới kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án lớn thời gian qua?
- Có thể khẳng định rằng vài năm trước có chuyện đó nhưng tới giờ này không có vì đã tập trung chỉ đạo rất quyết liệt từ lãnh đạo Bộ Tư pháp, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự tới các Cục Thi hành án dân sự địa phương rồi.
Chúng tôi cập nhật, báo cáo thường xuyên về tiến độ, đeo bám quyết liệt. Khi báo cáo của cơ quan thi hành án địa phương mà không rõ thì Tổng cục Thi hành án dân sự lập tức xuống xác minh tiến độ; thấy không tiến triển lập tức yêu cầu lên họp xem vướng mắc ở đâu, thẩm quyền của ai...
Cũng có những khó khăn khách quan mà mình phải chờ, như vụ Huỳnh Thị Huyền Như đang phải chờ cơ quan tố tụng giải quyết tiếp giai đoạn 2 của vụ án, hồ sơ chưa chuyển giao cho cơ quan thi hành án được nên cái đó phải chấp nhận.
- Nhưng thưa ông, con số 96 cán bộ thi hành án dân sự bị kỷ luật trong năm 2016 và 14 trường hợp khác vi phạm nghiêm trọng đã được Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự các địa phương đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự hoặc cơ quan điều tra phát hiện, đang xem xét trách nhiệm hình sự cũng nói lên khá nhiều điều về ý thức trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ thi hành án?
Bên cạnh việc tăng cường nâng cao hiệu quả, trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị, Cục trưởng và Chi cục trưởng thi hành án phải chịu trách nhiệm về đơn vị mình, phải đeo bám quyết liệt, xem xét kỹ lưỡng từng hồ sơ, giai đoạn, vụ vướng mắc khó khăn phải lập tổ công tác, lên tiến độ công việc, vướng tới đâu giải quyết tới đó. Nếu vướng mắc ngoài thẩm quyền phải báo cáo lên Tổng cục Thi hành án, lãnh đạo Bộ Tư pháp để họp liên ngành giải quyết, tháo gỡ khó khăn và nâng cao hiệu quả công việc.
Thứ hai, chắc chắn là tăng cường công tác kiểm tra. Kết quả xử lý kỷ luật năm 2016 có nhiều tín hiệu đáng mừng, ở chỗ các đơn vị đã tự kiểm tra, xử lý nghiêm để răn đe và càng ngày càng siết chặt hơn.
Chúng tôi đã chấn chỉnh rất nhiều, đổi mới rất nhiều trong việc này. Đoàn kiểm tra đã về kiểm tra một Chi cục thi hành án rồi thì phải có bản đánh giá thực trạng, án đúng, án sai, cái gì phải chấn chỉnh, khắc phục ngay... Đoàn kiểm tra đã đưa ra kết luận rồi mà sau đó phát sinh "vấn đề" thì đoàn kiểm tra cũng phải chịu trách nhiệm về đánh giá của mình vì không hoàn thành trách nhiệm. Nhiều ràng buộc trách nhiệm như vậy để việc kiểm tra đi vào thực chất.
- Như vậy có thể hiểu quan điểm của lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự là xử nghiêm đối với những cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà người dân bị báo chí, dư luận phản ánh hoặc bị người dân khiếu nại, tố cáo?
- Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm cán bộ thi hành án nhũng nhiễu người dân. Trách nhiệm chính thuộc về Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự ở địa phương. Cục trưởng không xử lý dứt điểm, không nghiêm thì chúng tôi sẽ truy trách nhiệm luôn.
Rất nhiều vụ việc có thông tin từ lãnh đạo Bộ Tư pháp, từ các ngành, ý kiến của đại biểu Quốc hội hay thông tin từ báo chí đều phải xử lý rốt ráo.
Hiện nay xử lý thông tin từ báo chí được Bộ Tư pháp chỉ đạo xử lý rất nghiêm. Mỗi ngày chúng tôi đều có điểm tin, tập hợp xem có bao nhiêu vấn đề liên quan đến thi hành án dân sự được báo chí phản ánh để yêu cầu cơ quan thi hành án địa phương báo cáo sự việc, xem đúng sai ra sao nhằm có hướng xử lý đến nơi đến trốn. Giao ban hàng tháng cũng đều có kết quả thống kê xử lý như thế nào, tới đâu, rất chặt chẽ, minh bạch.
- Xin cảm ơn ông!
Thế Kha (thực hiện)
Theo Dantri
Những đại án nghìn tỷ khó thu lại được tiền thiệt hại Hơn 1.100 tỷ đồng phải thu hồi trong vụ Vinashin, 360 tỷ với vụ án Dương Chí Dũng hay 14.000 tỷ đồng tại vụ Huỳnh Thị Huyền Như đang khiến cơ quan thi hành án "đau đầu" vì tài sản kê biên có giá trị rất nhỏ. Đại án tiêu cực xảy ra tại Vinashin Theo bản án ngày 30/8/2012 của Tòa phúc...