Hỗ trợ cần có trọng tâm, trọng điểm
Rút kinh nghiệm từ việc triển khai gói hỗ trợ thứ nhất, gói hỗ trợ thứ hai – nếu được thông qua – cần được thiết kế có trọng tâm, trọng điểm, thậm chí “đo ni đóng giày” cho một số doanh nghiệp cụ thể. Đó là quan điểm được ông ĐỖ VĂN SINH, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, khi trao đổi với ĐTTC.
PHÓNG VIÊN: – Thưa ông, năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, Việt Nam đặt mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế. Ông có thể đánh giá ngắn gọn về việc thực hiện 2 mục tiêu này?
Ông ĐỖ VĂN SINH: - Như chúng ta đều nhận thấy, nhiệm vụ phòng chống dịch cho đến giờ phút này rất thành công. Về kinh tế, Việt Nam vẫn tăng trưởng dương (ước đạt trên 2-3%), có thể coi là điểm sáng trong khu vực và thế giới.
Nhiều giải pháp, chính sách đã được ban hành, hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân bước đầu vượt qua khó khăn, khôi phục và phát triển các hoạt động kinh tế – xã hội. Dù gặp khó khăn, công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng tăng 4,6%.
Một số nhóm ngành dịch vụ thích ứng tốt hơn với bối cảnh mới. Nông nghiệp cũng phát triển, xây dựng nông thôn mới về đích trước 1,5 năm. Công tác điều hành tài chính tiền tệ cũng hợp lý. Lãi suất điều hành đã 3 lần giảm trong 9 tháng để kích thích kinh tế.
Đặc biệt, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, giá cả hàng hóa diễn biến tương đối ổn định. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo cuộc sống cho người dân.
Bên cạnh đó, an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; giảm nghèo đi vào thực chất hơn… Tất nhiên, cũng có một số vấn đề cần tiếp tục điều chỉnh, nhưng nhìn chung, có thể coi chúng ta đã đạt được mục tiêu kép Chính phủ đã đề ra.
Ngành du lịch, dịch vụ, lữ hành là một trong những nhóm doanh nghiệp phải hỗ trợ.
Video đang HOT
- Nhưng thưa ông, nhiều người dân, doanh nghiệp cho biết họ vẫn chưa thể tiếp cận được. Ông nghĩ sao về thực tế này?
- Đây đúng là một trong những vấn đề cần điều chỉnh như tôi vừa đề cập đến. Quan sát việc triển khai gói hỗ trợ trực tiếp, tôi thấy những đối tượng chính sách có sẵn tên tuổi cụ thể (hộ nghèo, cận nghèo, người có công…) đã nhận được hỗ trợ, nhưng với người lao động tự do bị mất công ăn việc làm, việc tiếp cận rất khó khăn, phải đi lại rất nhiều, thậm chí phải mất chi phí.
Với khoản tiền cho doanh nghiệp vay, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0% trong gói 16.000 tỷ đồng.
Số tiền này được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính vay trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhưng theo tôi biết, cho đến nay cũng chưa có doanh nghiệp nào được nhận. Doanh nghiệp rất khó khăn mà tiền có nhưng lại không giải ngân được là điều rất đáng suy nghĩ.
Về số tiền hỗ trợ 16.000 tỷ đồng, tôi cho rằng không lớn và cần có thêm các gói hỗ trợ. Thế nhưng, số tiền không lớn nhưng vẫn chưa giải ngân được.
Trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi nguồn thu đang rất eo hẹp, cần phải làm mọi cách để cho doanh nghiệp sống, sản xuất ra của cải vật chất, có lợi nhuận thì chính sách giảm thuế mới có giá trị. Vì thế, việc chúng ta giảm thuế 30%, nhưng doanh nghiệp không tồn tại giảm cũng chẳng có ý nghĩa gì.
- Vậy chỉ nên hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng hồi phục?
Rút kinh nghiệm từ việc triển khai gói hỗ trợ thứ nhất, là trước khi quyết định quy mô của gói hỗ trợ, chúng ta cần xác định được các lĩnh vực và đối tượng cần hỗ trợ, kinh phí cần hỗ trợ, rồi cân đối với năng lực ngân sách.
- Chính sách của chúng ta đảm bảo bình đẳng, để mọi doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí đều được vay. Nhưng do tiêu chí chưa phù hợp, người bị ảnh hưởng không tiếp cận được.
Cần lưu ý đây mới chỉ là chính sách hỗ trợ để cứu vãn tình thế lúc khó khăn, không để “vỡ” doanh nghiệp, người lao động mất công ăn việc làm. Gốc rễ của vấn đề là phải đảm bảo để doanh nghiệp sống được, tự nuôi được mình và người lao động và khi có cơ hội thì tiếp tục phát triển. Tôi cho rằng, thời gian tới, chúng ta sẽ cần những gói khác để kích thích sản xuất kinh doanh, tận dụng cơ hội dịch Covid-19 đã được kiểm soát khá tốt ở Việt Nam.
Rút kinh nghiệm từ việc triển khai gói hỗ trợ thứ nhất, là trước khi quyết định quy mô của gói hỗ trợ, chúng ta cần xác định được các lĩnh vực và đối tượng cần hỗ trợ, kinh phí cần hỗ trợ, rồi cân đối với năng lực ngân sách.
Thu ngân sách đang khó khăn, nên cũng phải có trọng tâm, thậm chí với một số tập đoàn, doanh nghiệp trọng điểm phải có cơ chế riêng.
- Theo ông, có thể lựa chọn doanh nghiệp trọng điểm nào để hỗ trợ và ý ông đang nói đến việc Chính phủ đang tính toán “bơm” vốn cho Vietnam Airlines?
- Theo tôi biết, đề án “bơm” vốn cho Vietnam Airlines đang được xem xét. Vừa qua, hàng không thua lỗ là do yếu tố khách quan, song có thể hồi phục khá tốt thời gian tới.
Các nước trên thế giới đều đã dành cho các hãng hàng không của nước mình những khoản hỗ trợ lớn. Bên cạnh đó là du lịch dịch vụ. Tôi biết nhiều địa phương cũng đã chủ động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc giảm giá vé, giảm phí…
Cho đến nay, gói hỗ trợ thứ hai vẫn chưa thiết kế xong. Giải pháp tạo nguồn vẫn phải là tiết kiệm chi tiêu thường xuyên và Chính phủ có thể phát hành trái phiếu. Nguồn tiền gửi tiết kiệm trong các ngân hàng vẫn nhiều, cho thấy khả năng phát hành trái phiếu chính phủ thành công. Trong bối cảnh này thì nên ưu tiên vay trong nước.
- Xin cảm ơn ông.
Ngành công thương: 12 dự án yếu kém vẫn nợ hơn 63.000 tỷ đồng
Theo số liệu ước tính 6 tháng đầu năm 2020, 12 dự án/doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương có tổng số nợ phải trả lên tới 63.308,82 tỷ đồng.
Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ - một trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương
Để phục vụ kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, Chính phủ vừa gửi báo cáo đến Quốc hội về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương. Thừa uỷ quyền Thủ tướng ký báo cáo, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, đã có một số chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành công thương, công nợ của các dự án trên chưa được xác định đầy đủ, do có 5/12 dự án còn tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC.
Theo số liệu ước tính 6 tháng đầu năm 2020, 12 dự án/doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương có tổng số nợ phải trả lên tới 63.308,82 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành xử lý trong năm 2020, nếu phải chậm hơn, thì cũng không kéo dài quá nửa đầu năm 2021.
Về một số nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới, ông Trần Tuấn Anh đề cập khá chi tiết đến việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam trong công tác xử lý Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam.
Theo đó, về định giá phục vụ bán đấu giá tài sản cố định của Dự án, ngày 22-10-2019, Bộ Công Thương có văn bản đề nghị Tổng công ty thuê tư vấn định giá toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho của dự án tại thời điểm 0h ngày 1-10-2019. Hiện nay, Tổng công ty Giấy Việt Nam đang xem xét dự thảo hồ sơ thẩm định giá do tư vấn định giá lập trước khi phát hành chính thức, sau khi có kết quả thẩm định giá, Tổng công ty Giấy Việt Nam sẽ chuyển kết quả định giá cho Kiểm toán Nhà nước để kiểm toán.
Đến thời điểm 31-12-2018, tổng nợ phải trả của dự án là 3.055 tỷ đồng, công nợ phải thu là 4,055 tỷ đồng; đến thời điểm 31-12-2019 tổng nợ phải trả của dự án là 3.014,22 tỷ đồng, công nợ phải thu ngắn hạn là 4,055 tỷ đồng.
Bộ trưởng cũng cho biết, dự án đang khó khăn, ngày 31-10-2019, Ngân hàng PVcomBank đã khởi kiện Vinapaco, yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Vinapaco phải trả cho PVcomBank tổng số tiền là 592,3 tỷ đồng (theo các hợp đồng tín dụng giữa TRACODI - chủ đầu tư của Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam trước đây - và Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu (PVFC-VT).
Tuy nhiên, Vinapaco hiện đang rất khó khăn về tài chính, không đảm bảo chi trả các khoản nợ gốc và lãi nêu trên cho PvcomBank; vụ kiện của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) liên quan khoản vay của VINAPACO có thể dẫn đến việc không thể tiến hành bán đấu giá tài sản cố định và hàng tồn kho của Dự án theo chỉ đạo của Chính phủ. Tháng 9-2020, Bộ Công Thương đã chủ trì buổi làm việc giữa PVcombank và VINAPACO để thống nhất phương án xử lý đối với vụ kiện và hiện tại, PVcombank và VINAPACO đang trong quá trình rà soát và tiến hành đàm phán xử lý.
Ngân hàng tăng dự phòng, rao bán tài sản thế chấp để xử lý nợ xấu Trong bối cảnh tác động của Covid-19, tình hình kinh tế khó khăn, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp, người dân như thực hiện cơ cấu miễn giảm lãi, giãn nợ... Báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng thương mại công bố trong quý III-2020 cho thấy tỉ lệ nợ xấu tăng đáng kể...