Hỗ trợ các ngành, lĩnh vực kinh tế trong bối cảnh “bình thường mới”
Các ngành quan trọng có vai trò lớn, bao gồm: dệt may, da giày, điện tử, công nghiệp chế biến thực phẩm, thủy sản… phải được ưu tiên hỗ trợ đầu tiên.
Các hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp, thương mại nội địa cũng như xuất nhập khẩu hàng hóa qua 3 tháng đầu năm khi có dịch Covid-19, có thể thấy, hầu như tất cả các ngành kinh tế trong nước đều bị tác động. Trong đó có nhiều ngành công nghiệp quan trọng bị ảnh hưởng nặng nề, như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử…
Theo ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp, tình hình dịch bệnh ở EU và Hoa Kỳ đã ảnh hưởng rất lớn tới ngành dệt may, da giày của Việt Nam, tác động tới việc làm của hơn 4 triệu lao động trực tiếp và cũng khoảng hơn 4 triệu lao động gián tiếp của các ngành này. Theo dự báo, các đơn hàng trong lĩnh vực điện tử tháng 4 và các tháng tiếp theo cũng giảm sút đáng kể.
Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước đã có nhiều cửa hàng, đại lý đóng cửa, 1 số nhà máy hoạt động cầm chừng… Mặc dù đã có những kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp công nghiệp, song trước bối cảnh dịch Covid-19 tác động, diễn biến khó lường và thực tế doanh nghiệp khó tiếp cận với các chính sách hỗ trợ.
Nhiều doanh nghiệp gặp khó trong mùa dịch. (Ảnh minh hoạ)
“Nhà nước cần có những khoản hỗ trợ trực tiếp, bởi bản thân các ngân hàng thương mại nguồn lực không thể thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nghiệp tiếp cận khó khan thậm chí không tiếp cận được. Việc hỗ trợ về tiền thuê đất đai quá ngắn. Do vậy, cần có ngay sự hỗ trợ cho doanh nghiệp về tín dụng trực tiếp, ít nhất là các khoản vay hiện hữu để doanh nghiệp vượt qua khó khăn; hỗ trợ trực tiếp cho người lao động. Tăng cường đầu tư công, qua đó qua đó tiêu thụ đc sắt thép, đồ gỗ… các sản phẩm của ngành công nghiệp” – ông Hoài nói.
Đánh giá lại tình hình cung – cầu hàng hóa, thị trường trong nước với việc cung ứng các sản phẩm nội nhu, thiết yếu trong thời gian dịch bệnh vừa qua, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho rằng vai trò của các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, bán lẻ được thể hiện trong việc đồng hành cùng Nhà nước, về cơ bản không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá…
Thực tế ảnh hưởng của dịch bệnh, thời gian cách ly đã tác động mạnh tới các ngành dịch vụ, du lịch, làm cho thu nhập của người lao động cũng như tiêu thụ nội địa giảm, qua đó đã giảm chi tiêu, tiêu dùng cá nhân.
Để đẩy mạnh thị trường trong nước trong trạng thái “bình thường mới”, ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương kiến nghị: Phải thực hiện tốt 3 vấn đề của thị trường đó là: đảm bảo đầy đủ cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường và tận dụng thương mại điện tử, đẩy mạnh liên kết trong trạng thái mới.
Video đang HOT
Các ngành công nghiệp quan trọng và có vai trò lớn, bao gồm: dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, thủy sản… phải là được ưu tiên hàng đầu trong hỗ trợ khôi phục sản xuất.
Thông qua 6 giải pháp cấp bách và 8 yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc kết nối cung – cầu, tăng cường đưa các mặt hàng nông sản, thủy sản vào các hệ thống phân phối; đẩy mạnh quảng bá để giúp tiêu dùng nông sản Việt; phát triển hạ tầng thương mại, tạo thuận lợi để kích thích tiêu dùng; tăng cường bán hàng thông qua kênh thương mại điện tử khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp…
“Dù trong trạng thái “bình thường mới” nhưng trong mọi trường hợp cùng phải đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân, các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu cần được hỗ trợ kịp thời và tránh xảy ra đứt gãy trong quá trình cung ứng. Đây vẫn được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các giai đoạn. Tiếp đên là phải tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ hiệu quả ngay cho các doanh nghiệp và người dân trong lĩnh vực phân phối trong giai đoạn sau dịch này để vượt qua khó khăn tiếp tục phục vụ thị trường và quan trọng nhất là phải dần đạt được mức tăng trưởng như trước khi dịch bệnh xảy ra” – ông Đông nêu rõ.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, dịch covid-19 đã diễn biến phức tạp ở hơn 210 quốc gia trên thế giới. Nguy cơ cả 10 nền kinh tế lớn nhất của thế giới đều là những “tâm dịch”, ảnh hưởng rất lớn tới cả tính mạng con người và tăng trưởng kinh tế. Đến nay, vẫn chưa có những đánh giá về đỉnh điểm của dịch, khó dự báo về khả năng kéo dài của dịch bệnh.
Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, cần phải chỉ ra được những điều kiện nào cho ngành công nghiệp hoạt động lại trong trạng thái “bình thường mới” tiến đến khôi phục lại sản xuất như thời điểm trước dịch
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các đơn vị quản lý phải làm việc ngay với các hiệp hội ngành hàng để nắm được cụ thể các số liệu: có bao nhiêu doanh nghiệp phải giãn thợ, bao nhiêu doanh nghiệp mất thị trường… và với những doanh nghiệp khi trở lại sản xuất trong bối cảnh mới này thì họ cần hỗ trợ những gì, cụ thể như thế nào…
“Mục tiêu rất quan trọng là phải xây dựng được một kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng để đưa nền kinh tế trở lại bình thường cũng như phấn đấu các mục tiêu phát triển của năm 2020. Riêng về công tác khơi thông thị trường thì sẽ giao nhiệm vụ và các kế hoạch cụ thể cho các đơn vị chức năng để đánh giá lại cáccơ hội cũng như các dư địa của thị trường, kể cả thị trường trong nước và ngoài nước.
Vấn đề về tiêu thụ sản phẩm của các ngành sản xuất, các ngành công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt trong đó tập trung vào các ngành công nghiệp quan trọng và có vai trò lớn, bao gồm dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, thủy sản… phải được ưu tiên hàng đầu” – Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nói./.
Nguyên Long
Hà Nội cần cơ cấu lại những ngành hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng dịch Covid-19
"Là một trong những địa phương chịu tác động rất lớn của dịch bệnh Covid-19, TP Hà Nội cần có giải pháp quyết liệt, hiệu quả để phát huy vai trò trung tâm kinh tế lớn của cả nước", đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Hà Nội giữ được mức tăng trưởng 3,72%
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, trong những tháng đầu năm, bức tranh kinh tế cũng có nhiều điểm sáng. Đơn cử như lĩnh vực thương mại nội địa đạt mức tăng trưởng 7,4 %, dù thấp hơn so với 10,2 % của cùng kỳ năm 2019 nhưng cao hơn mức tăng chung của cả nước là 4,7 %.
Điều này cho thấy vai trò của Hà Nội là một trung tâm kinh tế, thương mại lớn của cả nước. Trong quý I/2020, tăng trưởng của Hà Nội giữ được mức tăng 3,72% nhờ duy trì tốt nhóm ngành công nghiệp - xây dựng với mức tăng 5,46% (trong đó xây dựng đạt 6,35%), và nhóm ngành dịch vụ đạt 3,20% do trong tháng 1 và tháng 2 chưa bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19.
Thu ngân sách chưa bị ảnh hưởng do nhiều khoản thu chuyển từ quý IV/2019 sang quý I/2020. Một số lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và có cơ hội phát triển như sản phẩm công nghiệp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều lĩnh vực giảm mạnh như du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu. Riêng sản xuất nông nghiệp giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vẫn có cơ hội phát triển trong năm 2020.
Sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động tăng 36%, số lao động thất nghiệp đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng hơn 22% so với cùng kỳ. Căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong 3 tháng đầu năm, TP Hà Nội dự báo và xây dựng các kịch bản để phấn đấu đạt được mục tiêu cao nhất so với Kế hoạch năm 2020 đã đề ra với tốc độ tăng trưởng 7,5%.
Thủ tướng làm việc với TP Hà Nội ngày 20/4
Phát huy vai trò trung tâm kinh tế của cả nước
Mặc dù đánh giá cao việc Hà Nội quyết liệt phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là công tác bình ổn thị trường, đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, tuy nhiên , Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng: Cần đánh giá kỹ lưỡng đối với các chỉ số tăng trưởng của TP Hà Nội trong 3 tháng đầu năm, nhất là đánh giá những tác động của dịch Covid-19.
Hà Nội là địa phương chịu tác động nhanh và mạnh hơn bởi các thị trường nước ngoài, điều này khiến kim ngạch xuất khẩu Hà Nội trong quý I tăng trưởng âm, trong khi kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong quý I tăng 7,5 %.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, do ảnh hưởng dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản giảm tới 27,9%; hàng linh kiện điện tử giảm 32,1%; sắt, thép giảm 19,5%; phương tiện vận tải giảm 30,1%...
"Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sụt giảm mạnh mẽ trong quý I cho thấy TP Hà Nội nên đánh giá lại những tác động của dịch bệnh, qua đó các cơ quan quản lý thấy rõ khó khăn của DN, từ đó đưa ra giải pháp cơ cấu lại những ngành bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nghiêm trọng" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ.
Để phát huy vai trò vai trò trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nơi phát luồng hàng, lưu chuyển hàng hóa tới các tỉnh thành, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị TP Hà Nội tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, nhất là hệ thống phân phối, bán lẻ.
Hà Nội đã có hệ thống hạ tầng thương mại khá hoàn chỉnh và phát triển ở trình độ cao, tuy nhiên, với vai trò là trung tâm kinh tế, thương mại, cùng với nhu cầu thị trường còn rất lớn, TP cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển thương mại bằng những giải pháp sát với thực tế. Cụ thể có cơ chế, chính sách hỗ trợ và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hệ thống phân phối và hạ tầng thương mại; bố trí quỹ đất phục vụ cho phát triển hạ tầng thương mại; các giải pháp phát triển thương mại điện tử...
Cùng với đó, Hà Nội cần phải có kế hoạch hỗ trợ phát triển, phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức; Đồng thời xây dựng kênh kết nối các DN và liên kết các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao với các vùng khác trong cả nước và quốc tế. Ngoài ra, cũng cần tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch và các giải pháp phát huy vai trò của các làng nghề. Trong đó, cần lưu ý đến công tác quy hoạch sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
"Trong quá trình Hà Nội thực hiện các biện pháp phục hồi kinh tế Bộ Công Thương sẽ đồng hành với TP Hà Nội để cùng bàn giải pháp thực hiện"-Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.
Lê Nam
Hàn Quốc và Việt Nam tăng cường quan hệ kinh tế song phương Tại cuộc họp trực tuyến, phía Hàn Quốc đã gửi cảm ơn tới Việt Nam vì đã cho phép một số trường hợp đặc biệt người Hàn Quốc được nhập cảnh để tiến hành các hoạt động kinh doanh quan trọng. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu. (Ảnh:Thống Nhất/TTXVN) Hãng tin Yonhap đưa tin Hàn Quốc và Việt Nam...