Hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho người lao động đang thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến”
Trong tháng 10, tổ chức công đoàn sẽ hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các DN có đóng kinh phí công đoàn và thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến”.
Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa ban hành quyết định hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” của DN tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg. Mức hỗ trợ một lần tối đa 1 triệu đồng/người. Thời gian thực hiện hỗ trợ là từ ngày 1 đến 31/10.
Người lao động đang thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” của DN tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 sẽ được hỗ trợ bữa ăn.
Công đoàn cơ sở báo cáo số lượng đoàn viên, người lao động được DN huy động để thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để thẩm định cấp kinh phí.
Trường hợp DN có đóng kinh phí công đoàn, nhưng chưa có tổ chức công đoàn, thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở làm việc với DN để kiểm tra, xác định số lượng đoàn viên, người lao động thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để chi hỗ trợ.
Video đang HOT
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đề nghị LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ cấp hỗ trợ khi không cân đối được nguồn.
Tính từ đầu thời điểm bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 tới nay, các cấp công đoàn đã chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động, lực lượng tuyến đầu và các quỹ phòng chống dịch tổng số tiền hơn 5.000 tỷ đồng. Ước tính, có khoảng 3,5 triệu lượt đoàn viên, người lao động đã được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt và qua các chương trình của tổ chức công đoàn như “Túi an sinh công đoàn”, hỗ trợ dinh dưỡng cho công nhân lao động làm việc “3 tại chỗ,” hỗ trợ dinh dưỡng cho y, bác sĩ tăng cường tại các vùng dịch…
Trước đó, ngày 30/8, 14 hiệp hội ngành hàng đã gửi đơn kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc miễn đóng kinh phí công đoàn và mở rộng chính sách hỗ trợ tiền ăn với lao động còn đi làm, ngoài hỗ trợ 1 triệu đồng/người với DN đang áp “3 tại chỗ” (hỗ trợ 1 lần), bổ sung hỗ trợ với DN áp dụng “1 cung đường 2 điểm đến” và DN ngừng sản xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đẩy nhanh tiến độ phát triển đoàn viên
Tổ chức Công đoàn phải thể hiện tốt vai trò chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, qua đó thu hút sự quan tâm và là lựa chọn gia nhập đầu tiên của người lao động
Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở đến năm 2023. Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - chủ trì hội nghị.
Mở rộng độ bao phủ
Ông Vũ Anh Đức - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam - cho biết thực hiện chương trình hành động theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12-6-2021 của Bộ Chính trị về "Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới", Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII, oàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở đến năm 2023.
Mục đích của kế hoạch là tăng cường thu hút người lao động (NLĐ) vào Công đoàn, mở rộng độ bao phủ Công đoàn cơ sở trong các cơ quan, đơn vị và các loại hình doanh nghiệp (DN) ngoài khu vực nhà nước; tạo bước đột phá thành lập Công đoàn cơ sở và tập trung đẩy nhanh tiến độ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn, phấn đấu đến hết năm 2023 có 12 triệu đoàn viên và phấn đấu 100% số DN có từ 25 lao động trở lên đã đi vào hoạt động có tổ chức Công đoàn theo tinh thần Nghị quyết 02-NQ/TW.
Tổng LĐLĐ Việt Nam lưu ý các cấp Công đoàn ưu tiên thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021 - 2023 và những năm tiếp theo. Đồng thời, phải có kế hoạch, chỉ tiêu và biện pháp triển khai thực hiện cụ thể hằng năm, hằng quý, hằng tháng phù hợp với điều kiện thực tế tình hình dịch Covid-19; phân công rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cá nhân; có đánh giá tình hình thực hiện hằng năm, có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Tổng LĐLĐ Việt Nam phấn đấu đến hết năm 2023, cả nước tăng thêm 1,6 triệu đoàn viên để đến hết năm 2023 có 12 triệu đoàn viên; phấn đấu thành lập Công đoàn cơ sở ở 100% số DN có từ 25 lao động trở lên đã đi vào hoạt động.
Để đạt được các chỉ tiêu trên, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tập trung tuyên truyền phát triển đoàn viên; tập trung nguồn lực rà soát, xây dựng phương án phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở ở những cơ quan, tổ chức, DN chưa có tổ chức Công đoàn. Trong đó, đặc biệt chú trọng các DN có vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn, đã đi vào hoạt động nhiều năm nhưng chưa thành lập Công đoàn cơ sở. Lấy địa bàn các KCN-KCX, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao và những nơi có nhiều DN làm trọng điểm thực hiện các chỉ tiêu.
"Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác phát triển đoàn viên. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn cơ sở bằng các hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, giảm bớt những hoạt động không liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động" - ông Vũ Anh Đức nhấn mạnh.
Đại diện LĐLĐ quận Tân Bình, TP HCM (bìa trái) tặng quà cho người lao động gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Ảnh: MAI CHI
Nêu cao tinh thần vượt khó
Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Ngô Văn Tuyến cho rằng Kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở của Tổng LĐLĐ Việt Nam rất phù hợp và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tại Hà Nội, dù chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng với tinh thần chủ động, quyết tâm, LĐLĐ thành phố đã tập trung triển khai hiệu quả công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở và đạt được nhiều kết quả. Tính đến ngày 27-9, các cấp Công đoàn thủ đô đã thành lập mới 292 Công đoàn cơ sở (đạt 69,36%); kết nạp 22.475 đoàn viên (đạt 77,5%). "Thời gian tới, LĐLĐ TP Hà Nội sẽ quyết liệt chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao" - ông Tuyến cho biết.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đề nghị các cấp Công đoàn phải nêu cao tinh thần quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức; bàn bạc, tìm ra những biện pháp sáng tạo, khả thi nhất để thực hiện cho được mục tiêu Nghị quyết 02-NQ/TW đã đề ra. Để thực hiện mục tiêu này, LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn các tổng công ty trực thuộc thành lập các ban chỉ đạo phát triển đoàn viên từ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên. Ban chỉ đạo từng cấp cần xây dựng kế hoạch và xây dựng chỉ tiêu hằng năm; phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên ban chỉ đạo. Cùng với đó, chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng cùng cấp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác phát triển đoàn viên, tổ chức Công đoàn trong DN ngoài khu vực nhà nước.
Để tăng cường nguồn nhân lực cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, bên cạnh việc ưu tiên bố trí nguồn tài chính, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị bố trí đội ngũ cán bộ Công đoàn chuyên trách và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ kỹ thuật cho Công đoàn cấp dưới triển khai thực hiện kế hoạch; xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên để tăng cường nguồn nhân lực bổ sung cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở trong điều kiện không thể tăng biên chế cán bộ Công đoàn chuyên trách.
Tại các LĐLĐ tỉnh, thành phố có đông công nhân và nhiều KCN tập trung, ông Nguyễn Đình Khang yêu cầu triển khai thí điểm thành lập các trung tâm tư vấn, hỗ trợ NLĐ hoặc thiết lập mạng lưới văn phòng của Công đoàn các khu, cụm công nghiệp để trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn NLĐ gia nhập và thành lập tổ chức Công đoàn tại nơi làm việc. "Tổ chức Công đoàn phải thể hiện tốt vai trò của mình trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, qua đó thu hút sự quan tâm và là lựa chọn gia nhập đầu tiên của NLĐ" - ông Nguyễn Đình Khang lưu ý.
Người lao động Thủ đô đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19 Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư (từ ngày 27/4 đến nay) có diễn biến rất phức tạp, tác động không nhỏ tới mọi mặt đời sống, đặc biệt là tình hình sản xuất kinh doanh, đời sống việc làm, thu nhập của người lao động. Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May...