Hỗ trợ bữa ăn cho người lao động đang thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến”
Trong tháng 10, đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn và thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” sẽ được hỗ trợ bữa ăn, với mức tối đa 1 triệu đồng/người.
Đây là quyết định được Tổng liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam thông báo sáng nay, 7.10.
NLĐ tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” được hỗ trợ 1 triệu đồng tiền ăn. Ảnh NGUYÊN NGA
Theo ông Phan Văn Anh, Phó chủ tịch LĐLĐ Việt Nam, ngày 29.9, Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện chính sách “1 cung đường 2 điểm đến” tại các địa phương, ngành đang thực hiện giãn cách phòng, chống Covid-19 theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng về thực hiện các biện pháp cấp bách về phòng, chống dich Covid-19.
Vì vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định sẽ hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng cho đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các doanh có đóng kinh phí công đoàn, thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” 1 triệu đồng. Thời điểm thực hiện hỗ trợ từ ngày 1 – 31.10.2021.
Nguồn kinh phí thực hiện do công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cấp hỗ trợ cho công đoàn cơ sở từ nguồn tài chính tích lũy của đơn vị còn được sử dụng tại thời điểm cấp, và đảm bảo sau khi cấp, số dư tại đơn vị còn tối thiểu 1 tỉ đồng.
Video đang HOT
Trường hợp công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không đủ nguồn để cấp hỗ trợ (số dư tích lũy còn dưới 1 tỉ đồng) thì LĐLĐ tỉnh, thành phố; công đoàn ngành T.Ư và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam cấp bù để công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cấp đủ cho công đoàn cơ sở.
LĐLĐ tỉnh, thành phố; công đoàn ngành T.Ư và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam cấp hỗ trợ cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở từ nguồn tài chính tích lũy của đơn vị còn được sử dụng tại thời điểm cấp hỗ trợ và đảm bảo, sau khi cấp hỗ trợ số dư tại đơn vị còn tối thiểu 5 tỉ đồng. Trường hợp không đủ nguồn để cấp, Tổng LĐLĐ cấp bù để cấp đủ cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Về cách thức triển khai, công đoàn cơ sở báo cáo số lượng đoàn viên, người lao động được doanh nghiệp huy động để thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thẩm định cấp kinh phí.
Trường hợp doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn nhưng chưa có tổ chức công đoàn thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở làm việc với doanh nghiệp kiểm tra, xác định số lượng đoàn viên, người lao động thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để chi hỗ trợ.
Trên cơ sở đề xuất của đoàn viên, người lao động, công đoàn cơ sở (công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn) thống nhất với chủ doanh nghiệp về phương thức tổ chức, khẩu phần bữa ăn, chuyển kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp để tổ chức bữa ăn theo chính sách chung của doanh nghiệp; đồng thời giám sát việc tổ chức thực hiện bữa ăn và công khai tới đoàn viên, người lao động.
Trước đó, ngày 30.8, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ tư, 14 hiệp hội ngành hàng đã gửi đơn kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc miễn đóng kinh phí công đoàn và mở rộng chính sách hỗ trợ tiền ăn với lao động còn đi làm, ngoài hỗ trợ 1 triệu đồng/người với doanh nghiệp đang áp “3 tại chỗ” (hỗ trợ 1 lần), bổ sung hỗ trợ với doanh nghiệp áp dụng “1 cung đường 2 điểm đến” và doanh nghiệp ngừng sản xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
TP.Đông Hà nới giãn cách, thực hiện theo Chỉ thị 15
Sau 20 ngày thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng chống dịch bệnh Covid-19, TP.Đông Hà đã được tỉnh Quảng Trị đồng ý nới giãn cách, chỉ còn thực hiện theo Chỉ thị 15 của Chính phủ...
Theo quyết định do ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, từ 0 giờ ngày hôm nay, 7.10, TP.Đông Hà sẽ dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (thực hiện từ ngày 16.9) và áp dụng các biện pháp phòng, chống Covid-19 theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ.
Chợ Đông Hà đã được hoạt động trở lại trước một ngày TP.Đông Hà nới giãn cách về chỉ thị 15. Ảnh NGUYỄN PHÚC
Tuy nhiên, UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục tổ chức quản lý chặt chẽ đối với các khu vực bị phong tỏa, cách ly trên địa bàn thành phố theo các chỉ đạo của UBND tỉnh cho đến khi có thông báo mới.
Cụ thể, tạm dừng các hoạt động hội nghị, họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; các hoạt động tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở và bệnh viện.
Tại các địa điểm công cộng, phải thực hiện khoảng cách tối thiểu từ 2 m giữa người với người. Tiếp tục tạm dừng hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động thể thao trong nhà (phòng tập gym, zumba, yoga), sự kiện văn hóa, giải trí có tập trung đông người tại nơi công cộng.
Các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy thêm, học thêm, các trung tâm tin học, ngoại ngữ, trung tâm giáo dục kỹ năng sống, trung tâm tư vấn du học trên địa bàn tỉnh vẫn phải tạm dừng hoạt động. Tiếp tục tổ chức dạy học qua truyền hình, trực tuyến.
Dù đã được phép mở cửa, đặc biệt là khi TP.Đông Hà đã giãn cách theo chỉ thị 15 nhưng tiểu thương ở chợ Đông Hà mở hàng rất ít.. Ảnh NGUYỄN PHÚC
Tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát (trừ các cơ sở kinh doanh trên tuyến Quốc lộ 1) được bán theo hình thức bán mang về, không tập trung quá 5 người tại một địa điểm trong cùng một thời điểm và phải đảm bảo quy định về phòng, chống dịch. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố tạm dừng hoạt động.
Riêng các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu gồm: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện, nước; nhiên liệu, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp; dịch vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu; dịch vụ ngân hàng, bưu chính, viễn thông, bảo hiểm, khám bệnh, chữa bệnh; cửa hàng tạp hóa, dịch vụ bảo hành, sửa chữa ô tô, mô tô, thiết bị dân dụng, công nghệ thông tin, công chứng, đăng kiểm, cửa hàng điện máy được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định.
Căn cứ tình hình thực tiễn, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã quyết định nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch. Theo đó, các hoạt động thể thao ngoài trời được phép hoạt động trở lại nhưng hạn chế số lượng không quá 10 người tại một địa điểm cùng một thời điểm; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định. Hoạt động vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh được hoạt động nhưng chỉ chở tối đa 50% công suất thiết kế của phương tiện.
Những chốt kiểm soát vào/ra TP.Đông Hà như thế này đã được gỡ bỏ.. Ảnh NGUYỄN PHÚC
Đối với hoạt động đám tang, đám cưới, vận động người dân không tổ chức đám cưới; tổ chức đám tang không quá 20 người và phải được cơ quan y tế tại nơi tổ chức giám sát nghiêm ngặt, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Các cơ sở sản xuất, công trường, công trình giao thông, xây dựng tiếp tục hoạt động nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch.
Đối với xây dựng nhà ở tư nhân ở TP.Đông Hà, yêu cầu số người tham gia không quá 10 người trong cùng một thời điểm/ một công trình xây dựng. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên, kể cả chủ nhà ở tư nhân đang xây dựng chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch. Trường hợp không đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định thì phải tạm dừng hoạt động.
Phan Thiết vượt 1.000 ca nhiễm Thành phố Phan Thiết ngày 5/10 ghi nhận thêm 118 ca nhiễm, nâng tổng số ca lên 1.052, trong đó các ca cộng đồng đang trên đà tăng. Sở Y tế Bình Thuận cho biết riêng ngày 5/10, số ca cộng đồng là 61 ca, tăng đột biến so với những ngày trước đó (mỗi ngày 11-31 ca). Nhân viên y tế lấy...