Hồ tranh chấp giữa Serbia và Kosovo có thể mang tên Trump
Hồ chứa tranh chấp giữa Serbia và Kosovo được đề xuất mang tên Trump để ghi nhận việc Mỹ làm trung gian cho thỏa thuận giữa hai bên.
Ngoài câu lạc bộ golf và khách sạn, tên của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể được đặt cho một hồ chứa nước ở vùng Balkan để vinh danh ông. Hồ nước có thể mang tên Trump nằm dọc theo giới tuyến giữa Serbia và Kosovo và được cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền và đặt tên khác nhau cho nó.
Dân Kosovo ngày 24/9 căng biểu ngữ có dòng chữ “Hồ Trump” bên bờ hồ tranh chấp. Một biểu ngữ khác treo trên cầu cảm ơn tổng thống Mỹ vì “mang lại hòa bình” sau khi nước này làm trung gian cho các thỏa thuận giữa Serbia và Kosovo.
Tranh chấp quyền sở hữu hồ chứa, được Kosovo gọi là Ujman và Serbia gọi là Gazivode, là một trong những bất đồng lãnh thổ giữa hai cựu thành viên Liên bang Nam Tư sau hơn 20 năm.
Biểu ngữ với dòng chữ “Hồ Trump” treo bên thành hồ chứa tranh chấp giữa Kosovo và Serbia, ngày 24/9. Ảnh: Kosovo Online.
Video đang HOT
Thủ tướng Kosovo Avdullah Hoti viết trên Twitter rằng ông hoan nghênh đề xuất đổi tên hồ chứa đang tranh chấp thành “Hồ Trump” để vinh danh “thỏa thuận bình thường hóa quan hệ kinh tế mang tính lịch sử” được ký tại Nhà Trắng hồi đầu tháng 9.
Trump nhấn mạnh “tính lịch sử” của các thỏa thuận do Serbia và Kosovo ký kết, bao gồm cam kết thực hiện nghiên cứu khả năng chia sẻ hồ chứa. Richard Grenell, cố vấn của Trump và người dẫn đầu cuộc đàm phán, cho biết ý tưởng đặt tên Trump cho hồ chứa ban đầu chỉ là trò đùa.
“Tranh cãi dữ dội nổ ra về cái tên của hồ này nên tôi đùa rằng mình sẽ tiếp tục gọi nó là hồ Trump”, Grenell nói trong một chương trình đối thoại trên truyền hình Mỹ. “Cả hai lãnh đạo (Kosovo và Serbia) lập tức nói rằng ‘tôi đồng ý với hồ Trump, hãy gọi nó là hồ Trump’”.
Serbia chưa bình luận về thông tin này.
Vị trí hồ Ujman/Gazivode (đánh dấu đỏ). Đồ họa: Google.
3/4 diện tích hồ Ujman/Gazivode do Kosovo kiểm soát, phần còn lại thuộc về Serbia. Tranh chấp về quyền sử dụng hồ không chỉ dừng lại ở tên gọi.
Hồ Ujman/Gazivode là nguồn nước quan trọng cho hơn 1/3 trong số 1,8 triệu dân Kosovo, đồng thời cấp nước làm mát cho các nhà máy nhiệt điện than vốn sản xuất phần lớn lượng điện cho khu vực. Tuy nhiên, Serbia không công nhận Kososo độc lập và vẫn coi hồ Ujman/Gazivode thuộc quyền sở hữu của mình.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thảo luận tình hình Kosovo
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 24/4 đã họp trực tuyến về tình hình Kosovo.
Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Trưởng Phái bộ hành chính lâm thời của Liên Hợp Quốc tại Kosovo Zahir Tanin kêu gọi lãnh đạo Serbia và Kosovo tích cực đối thoại, tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề Kosovo.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.
Các thành viên Hội đồng bảo an hoan nghênh một số hoạt động hợp tác, xây dựng lòng tin mà Serbia và Kosovo đã triển khai trong thời gian qua bao gồm hợp tác tốt giữa hai cơ quan y tế trong cuộc chiến chống Covid-19.
Các thành viên Hội đồng Bảo an cũng kêu gọi hai bên tiến hành đối thoại thực chất. Nhiều nước tiếp tục ủng hộ vai trò của Phái bộ hành chính lâm thời của Liên Hợp Quốc tại Kosovo trong khi có ý kiến cho rằng cần xem lại tính cần thiết của việc duy trì hoạt động của phái bộ này.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đề nghị Serbia và Kosovo thực hiện các thoả thuận đã ký và tháo gỡ những bế tắc trong quan hệ hai bên.
Đại sứ Đặng Đình Quý cũng đề nghị hai bên thúc đẩy đối thoại thực chất để đạt được một giải pháp toàn diện cho vấn đề Kosovo căn cứ trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hiến chương Liên Hợp Quốc và Nghị quyết 1422 (1999) của Hội đồng Bảo an.
Đại sứ Đặng Định Quý cũng ủng hộ các hoạt động của Phái bộ hành chính lâm thời của Liên Hợp Quốc tại Kosovo nhằm xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác giữa Serbia và Kosovo và hỗ trợ các cộng đồng tại Kosovo đối phó với đại dịch Covid-19./.
Phạm Huân
Trung Quốc nỗ lực 'làm đẹp' hình ảnh hậu Covid-19 Vài tuần trước, Trung Quốc chật vật đối phó Covid-19. Nhưng giờ đây, họ tung tiền giúp phần còn lại của thế giới đang oằn mình chống dịch. Thay vì xin trợ giúp từ các nước láng giềng châu Âu để chống Covid-19, Serbia, một quốc gia vùng Balkan, quyết định đặt niềm tin vào Trung Quốc. "Sự đoàn kết của châu Âu...